5. Kết cấu của luận văn
2.3. Hệ thống tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của Công ty Vinaphone
* Năng lực cạnh tranh của sản phẩm/dịch vụ:
Là tiêu chí đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty. Nếu sản phẩm, dịch vụ của các Công ty có năng lực cạnh tranh cao thì Công ty phát triển. Đánh giá năng lực cạnh tranh của sản phẩm dựa trên các tiêu chí cơ bản sau:
- Chất lượng sản phẩm, dịch vụ: Là chỉ tiêu tổng hợp gồm nhóm các chỉ tiêu thành phần: các chỉ tiêu kinh tế và các chỉ tiêu kỹ thuật đối với sản phẩm. Phần lớn các chỉ tiêu này được so sánh với tiêu chuẩn của ngành, của quốc gia và của quốc tế.
- Giá cả sản phẩm/dịch vụ: Là yếu tố quan trọng cấu thành năng lực cạnh tranh của sản phẩm. Nếu cùng có chất lượng như nhau thì sản có giá thấp hơn sẽ có lợi thế cạnh tranh hơn.
- Mức độ đáp ứng nhu cầu của khách hàng của sản phẩm/dịch vụ: Là chỉ tiêu thể hiện việc cung cấp cho KH đùng hàng hóa, đúng thời điểm với giá cả hợp lý. Đây là một chỉ tiêu định tính phản ánh khả năng kinh doanh và uy tín của CTy.
- Khả năng cạnh tranh về phân phối sản phẩm/dịch vụ.
- Cạnh tranh bằng hoạt động quảng cáo, tiếp thị, xúc tiến bán hàng.
* Thị phần của Công ty:
Thị phần của doanh nghiệp so với các đối thủ khác nói lên sức mạnh mà doanh nghiệp có thể giành được trong cạnh tranh. Để so sánh về mặt qui mô kinh doanh và vị thế trên thị trường. thì việc so sánh thị phần các sản phẩm dịch vụ chính của doanh nghiệp là chỉ tiêu quan trọng mà doanh nghiệp cần phải so sánh. phân tích. đánh giá. Thị phần của doanh nghiệp thường được xác định về mặt hiện vật (khối lượng sản phẩm) và về mặt giá trị (doanh thu). Trong lĩnh vực BCVT. Thị phần của CTY thường được xác định:
Thị phần dịch vụ i của doanh nghiệp A (theo doanh thu) =
Doanh thu dịch vụ i của doanh nghiệp A
× 100% Tổng Doanh thu dịch vụ i của tất cả các
mạng di động trong cả nước
Trong cùng một môi trường doanh nghiệp có thị phần lớn là biểu hiện cụ thể về năng lực cạnh tranh cũng như ưu thế vượt trội về khả năng giành thắng lợi trong cạnh tranh.
Trong một thị trường đang tăng trưởng. việc duy trì tăng thị phần sẽ làm tăng doanh thu cùng nhịp với tốc độ tăng trưởng thị trường. Trong một thị trường trì trệ hoặc xuống dốc. Việc tăng doanh thu đòi hỏi phải tăng thị phần.
* Hiệu quả kinh doanh của công ty dịch vụ thông tin di động: Tiêu chí này thể hiện qua một số chỉ tiêu như:
- Tỷ suất lợi nhuận của công ty: Là một chỉ tiêu tổng hợp, được tính bằng trị số tuyệt đối (chẳng hạn bao nhiêu đồng lợi nhuận trên một đồng doanh thu hoặc trên một đơn vị yếu tố đầu vào).
- Chi phí đơn vị sản phẩm: Phản ánh lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp, chi phí sản phẩm thấp hơn phản ánh năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cao hơn.
* Năng suất các yếu tố sản xuất:
Năng suất phản ánh lượng sản phẩm đầu ra so với đơn vị yếu tố đầu vào, là chỉ tiêu phản ánh năng lực khai thác, sử dụng các yếu tố sản xuất của CTy được thể hiện bằng các chỉ tiêu:
- Năng suất lao động: Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh trình độ sản xuất - kinh doanh, năng lực sử dụng các yếu tố sản xuất, trình độ công nghệ. Năng suất lao động được đo bằng tỷ số giữa doanh thu thuần và số lao động bình quân trong kỳ. Chỉ tiêu này càng cao thể hiện năng lực cạnh tranh càng cao.
- Hiệu suất sử dụng vốn: Là tỷ lệ giữa doanh thu thuần trên vốn kinh doanh của doanh nghiệp.
- Năng suất sử dụng toàn bộ tài sản: Là tỷ số giữa doanh thu thuần trên tổng tài sản hay tổng vốn đầu tư của doanh nghiệp.
* Khả năng thu hút nguồn lực tại Công ty Vinaphone:
Việc thu hút các đầu vào có chất lượng cao như: Nguồn nhân lực có trình độ, tay nghề cao, nguồn vốn, công nghệ hiện đại … giúp CTy có thể nâng cao chất lượng, năng suất và hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty Vinaphone.
* Khả năng liên kết và hợp tác của các công ty: Trong điều kiện hiện nay, cạnh tranh không hoàn toàn đồng nghĩa với tiêu diệt lẫn nhau mà đặt trong sự liên kết và hợp tác để cạnh tranh cao hơn. Tiêu chí này thể hiện qua số lượng và chất lượng các mối quan hệ với các đối tác, các liên doanh, hệ thống mạng lưới kinh doanh theo lãnh thổ.
Chƣơng 3
THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH
CỦA CÔNG TY VINAPHONE