Phương pháp phân tích

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty Vinaphone (Trang 43 - 44)

5. Kết cấu của luận văn

2.2.3.Phương pháp phân tích

2.2.3.1. Phương pháp nghiên cứu tổng quan

Tổng quan lịch sử là tóm tắt những hiểu biết về những vấn đề, những lĩnh vực liên quan đến luận văn hoặc nội dung nghiên cứu. Sử dụng phương pháp này trong việc nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về năng lực cạnh tranh và nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Vinaphone. Đồng thời, phương pháp này giúp chúng tôi định hướng các giải pháp cho tương lai.

2.2.3.2. Phương pháp thống kê mô tả

Là phương pháp nghiên cứu việc tổng hợp, số hóa, biểu diễn bằng đồ thị các số liệu thu thập được. Phương pháp này được chúng tôi sử dụng để phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty Vinaphone qua các giai đoạn.

2.2.3.3. Phương pháp phân tích so sánh

Phương pháp này dùng để đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế đã được lượng hóa cùng nội dung và tính chất tương tự như nhau thông qua tính toán các tỷ số, so sánh các thông tin từ các nguồn khác nhau, so sánh theo thời gian, so sánh theo không gian để có được những nhận xét xác đáng về năng lực cạnh tranh của Công ty Vinaphone.

2.2.3.4. Phương pháp đánh giá có sự tham gia

Thu thập có chọn lọc ý kiến đánh giá của những người đại diện trong từng lĩnh vực như: cán bộ lãnh đạo Công ty, các chuyên gia, các cán bộ có trình độ, chuyên môn trong Công ty Vinaphone: chất lượng sản phẩm, giá cả sản phẩm và các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của công ty.

2.2.3.5. Phương pháp phân tích ma trận SWOT

Khái niệm ma trận SWOT lần đầu tiên được xây dựng tại Trường Kinh doanh Havard (Mỹ) vào năm 1965, là từ viết tắt của bốn chữ cái đầu tiên của 4 từ: S là Strengths (điểm mạnh), W là Weaknesses (điểm yếu), O là Opportunities (cơ hội) và T là Threads (nguy cơ). Có thể định nghĩa ma trận SWOT như sau: Ma trận SWOT là một trong những công cụ khách quan và hiệu quả nhất đối với doanh nghiệp trong việc quyết định khả năng bên trong của doanh nghiệp như thế nào khi phải đối đầu với hiểm họa và tận dụng được những cơ hội.

Bảng 2.3: Ma trận SWOT

Phân tích Môi trƣờng bên ngoài

Cơ hội (O) Nguy cơ (T)

Nội bộ trong tỉnh Điểm mạnh (S) Phối hợp (S/O Phối hợp S/T

Điểm yếu (W) Phối hợp W/O Phối hợp W/T Cách xây dựng ma trận thuận chiều với tiếp cận từ bên trong (nội tại của Công ty Vinaphone), có nghĩa là điểm khởi đầu của ma trận sẽ được bắt đầu bằng S (điểm mạnh) và W (điểm yếu), rồi mới đến các yếu tố thuộc môi trường bên ngoài, cụ thể là O (cơ hội) và T (nguy cơ). Kết quả của quá trình phân tích tổng hợp là cơ sở để xây dựng mục tiêu, phương hướng, chiến lược trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh cho Công ty Vinaphone.

- Phối hợp S/O: thu được từ sự kết hợp giữa các mặt mạnh chủ yếu với các cơ hội với viêc nâng cao năng lực cạnh tranh cho công ty Vinaphone.

- Phối hợp W/O: là sự kết hợp giữa mặt yếu của tỉnh với cơ hội. Sự kết hợp này mở ra khả năng vượt qua mặt yếu để nâng cao năng lực cạnh tranh cho Công ty Vinaphone.

- Phối hợp W/T: là sự kết hợp giữa các mặt yếu và nguy cơ. Sự kết hợp này đặt ra yêu cầu cho Công ty Vinaphone cần phải có các biện pháp để giảm bớt mặt yếu và tránh được nguy cơ bằng cách đề ra các giải pháp chiến lược trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh cho Công ty Vinaphone.

- Phối hợp S/T: thu được từ sự kết hợp giữa các mặt mạnh với nguy cơ của công ty. Sự kết hợp này giúp cho Công ty Vinaphone vượt qua được những nguy cơ bằng cách tận dụng những điểm mạnh của mình.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty Vinaphone (Trang 43 - 44)