Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty Vinaphone (Trang 41 - 42)

5. Kết cấu của luận văn

2.2.1.Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

2.2.1.1. Phương pháp thu thập số liệu

Để đánh giá được thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty Vinaphone, đề tài sử dụng kết hợp cả hai loại phân tích: phân tích định tính và định lượng. Hai phương pháp phân tích này sẽ hỗ trợ tích cực cho nhau trong việc làm sáng tỏ các nhận định hoặc rút ra các kết luận của vấn đề nghiên cứu.

Nguồn số liệu phục vụ cho nghiên cứu đánh giá được thu thập từ hai nguồn; (i) nguồn số liệu thứ cấp được thu thập từ các báo cáo, các kết quả nghiên cứu, các số liệu đã được công bố chính thức của các cơ quan, tổ chức. (ii) nguồn số liệu sơ cấp được thu thập thông qua điều tra trực tiếp bằng việc sử dụng bảng hỏi bán cấu trúc và phỏng vấn trực tiếp.

2.2.1.2. Thu thập số liệu thứ cấp

Thu thập và tính toán từ những số liệu đã công bố của các cơ quan Thống kê trung ương, các viện nghiên cứu, các tạp chí, báo chí chuyên ngành và những báo cáo khoa học đã được công bố, các nghiên cứu ở trong và ngoài nước, các tài liệu do các cơ quan ở Việt Nam, các tài liệu xuất bản liên quan đến nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Vinaphone.

2.2.1.3. Thu thập số liệu sơ cấp

Thực hiện điều tra ngẫu nhiên 150 khách hàng sử dụng dịch vụ thông tin di động. Đề tài tiến hành điều tra bằng các phương pháp phỏng vấn trực tiếp (Interview) 150 khách hàng sử dụng dịch vụ thông tin di động, bằng các câu hỏi đã chuẩn hóa

trên phiếu điều tra liên quan đến tình hình kinh doanh, chất lượng dịch vụ, thương hiệu…, của Công ty Vinaphone.

Xây dựng phiếu điều tra: Xây dựng hai mẫu phiếu điều tra, chi tiết ở phụ lục 1 và phụ lục 2.

Bảng 2.1. Số lƣợng khách hàng phỏng vấn trực tiếp theo địa lý

Vùng Số lƣợng

(Khách hàng)

Tỷ lệ mẫu

(%)

Đồng bằng (Hà Nội) 65 43

Trung du (Thái Nguyên) 45 30

Miền núi (Bắc Kạn) 40 27

Tổng số mẫu 150 100

Phỏng vấn trực tiếp theo vùng địa lý Đồng bằng (Hà Nội) phỏng vấn 65 khách hàng. Trung du (Thái Nguyên) phỏng vấn 45 khách hàng. Miền núi (Bắc Kạn) phỏng vấn 40 khách hàng.

Bảng 2.2. Phân loại đối tƣợng khách hàng phỏng vấn trực tiếp Đối tƣợng khách hàng Số lƣợng (Khách hàng) Tỷ lệ mẫu (%) Khách hàng thông thường 120 80 Đại lý 20 13 Cán bộ quản lý 10 7 Tổng số mẫu 150 100

Phân loại đối tượng khách hàng phỏng vấn trực tiếp: Khách hàng thông thường phỏng vấn 120 khách hàng. Đại lý phỏng vấn 20 khách hàng. Cán bộ quản lý phỏng vấn 10 khách hàng.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty Vinaphone (Trang 41 - 42)