5. Kết cấu của luận văn
4.2.7. Hoàn thiện cơ cấu, mô hình tổ chức và phát triển nguồn nhân lực của
Công ty Vinaphone
* Hoàn thiện cơ cấu và mô hình tổ chức
Theo kết quả phân tích thực trạng yếu tố cầu thành năng lực cạnh tranh của công ty về cơ cấu tổ chức, cũng như kết quả khảo sát về năng lực tổ chức của công ty so với các đối thủ cạnh tranh thì trình độ tổ chức sản xuất mới chỉ đạt ở mức khá (chiếm 43% phiếu đồng ý), mô hình tổ chức còn chậm đổi mới, chưa có bước đột phá. Do vậy, trong thời gian tới VINAPHONE cần nhanh chóng đổi mới mô hình tổ chức quản lý và SXKD tại công ty và các đơn vị thành viên đảm bảo mô hình mới vận hành trơn tru, đạt hiệu quả cao, khắc phục những nhược điểm hiện nay, hình thành nên tổ chức mới theo hướng gọn nhẹ, giảm bớt khâu trung gian, có quy mô và phù hợp với trình độ quản lý và công nghệ hiện đại, thích ứng linh hoạt với điều kiện cạnh tranh trên thị trường, nâng cao tính tự chủ.
Việc đổi mới tổ chức và quản lý nên tổ chức sắp xếp các ĐVTV theo hướng hợp lý, gọn nhẹ, giảm bớt khâu trung gian đồng thời phù hợp với cơ chế thị trường, nâng cao tính tự chủ kinh doanh của các đơn vị theo hướng xác định rõ các đơn vị chủ kinh doanh dịch vụ, xác lập mối quan hệ giữa các đơn vị tham gia thông qua hợp đồng đồng thời hạch toán riêng, rõ các dịch vụ đặc biệt là các dịch vụ bưu chính công ích để dần từng bước đưa có dịch vụ có điều kiện ra hạch toán độc lập.
Việc đổi mới cơ cấu tổ chức phải đi đôi với đổi mới cơ chế quản lý, Tập đoàn chỉ quản lý theo mục tiêu, vốn, công nghệ, các đơn vị được sắp xếp lại cần được tổ chức theo hướng gọn nhẹ, hiệu quả nhằm tăng sự chủ động và năng động trong kinh doanh; tạo tính độc lập, phát huy hết tiềm năng và hiệu quả, đồng thời, đảm bảo tính linh hoạt, mềm dẻo trong mô hình tổ chức bộ máy cho phù hợp với quy định của
pháp luật và thực tiễn hoạt động; Bên cạnh đó, công ty cần thống nhất về mạng lưới và dịch vụ, phù hợp với xu hướng hội tụ công nghệ, tích hợp dịch vụ, xu hướng phát triển tổ chức quản lý của các nhà khai thác viễn thông tiên tiến; quản lý, điều hành kinh doanh thống nhất, tập trung; tổ chức mạng bán buôn, bán lẻ theo thị trường địa phương; Mở rộng tối đa ngành nghề kinh doanh được pháp luật cho phép, trong đó quan tâm tới việc thành lập các doanh nghiệp kinh doanh thương mại, bất động sản, đầu tư ra nước ngoài; Ban hành các cơ chế chính sách về quan hệ kinh tế rõ ràng, minh bạch, đảm bảo thể hiện hiệu quả SXKD, tăng cường tính chủ động sáng tạo, nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty.
Đổi mới tổ chức cần phải đạt các mục tiêu: Bảo toàn và phát triển vốn chủ sở hữu đầu tư tại công ty và vốn của công ty đầu tư tại các doanh nghiệp khác, hoàn thành các nhiệm vụ khác do chủ sở hữu giao; Đảm bảo được sự tăng trưởng, điều chỉnh từng bước để bảo đảm sự ổn định và phù hợp với trình độ quản lý, trình độ công nghệ, đồng thời bảo vệ quyền lợi của khách hàng, các tập thể và người lao động trong VNPT; Nâng cao sức cạnh tranh của VNPT, đảm bảo thắng lợi trong hội nhập và cạnh tranh quốc tế.
* Các giải pháp về phát triển nguồn nhân lực
Trong thời đại chuyển giao công nghệ nhanh chóng, nhiều doanh nghiệp cạnh tranh với nhau cùng sử dụng một loại công nghệ, máy móc thì lợi thế cạnh tranh phụ thuộc lớn vào nhân tố con người và kỹ năng quản lý. Những đòi hỏi của môi trường kinh doanh hiện nay đối với quản trị nhân lực phải đào tạo và huấn luyện tốt cho người lao động. Tạo được sự đồng lòng, nhất trí của toàn thể người lao động trong việc tập trung vào chất lượng dịch vụ, vào khách hàng, nâng cao năng suất lao động - do vậy công ty cần quan tâm đến các biện pháp tạo động lực cho người lao động. Cần lôi kéo được tất cả các cán bộ quản lý tham gia và cùng chịu trách nhiệm quản lý nguồn nhân lực. Người lao động trong đơn vị phải nắm chắc và tham gia vào các kế hoạch và chiến lược cạnh tranh. Muốn vậy, hệ thống thông tin trong nội bộ doanh nghiệp phải thông suốt và an toàn bí mật. Xuất phát từ những vấn đề trên, để nâng cao năng lực cạnh tranh công ty cần chú trọng một số giải pháp nâng cao hiệu quả SXKD của lực lượng lao động như sau:
Kiện toàn đội ngũ và đổi mới tổ chức hoạt động của các cơ sở đào tạo của công ty; tăng cường liên kết, hợp tác với các cơ sở đào tạo uy tín trong nước và quốc tế, đảm bảo đáp ứng yêu cầu đào tạo nhân lực có chất lượng cao cho Tập đoàn.
Đẩy mạnh công tác tổ chức lao động khoa học để sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực trong đó chú trọng xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao ở các cấp quản lý, các cơ sở đào tạo nghiên cứu, các lĩnh vực kinh doanh mũi nhọn. Cần tuyển dụng đúng người, bố trí lao động phù hợp với sở trường, năng lực và yêu cầu đòi hỏi của công việc.
Tuyển dụng nhân lực cần căn cứ vào thực tế hoạt động kinh doanh, chiến lược phát triển kinh doanh. Phải xây dựng chính sách tuyển chọn, đào tạo bồi dưỡng, sử dụng tài năng trong các lĩnh vực chính của Tập đoàn: kinh doanh, quản lý, kỹ thuật, viễn thông & CNTT,... trong từng thời kỳ, từng giai đoạn.
Tổ chức tốt công tác đào tạo và tái đào tạo, bồi dưỡng trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho CBCNV nhất là những người lao động thuộc diện chuyển đổi công việc; tránh tình trạng đào tạo có tính chất hình thức, trình độ không tương xứng với bằng cấp. Chú trọng đầu tư đội ngũ cán bộ có kinh nghiệm trong quản lý cho các công ty con, các ĐVTV, còn đối với các nhân viên cần tiến hành đào tạo các tư duy kinh doanh hướng về khách hàng, sử dụng cơ cấu lao động thích hợp, chú trọng tới lao động động quản lý kinh doanh. Kết hợp cả đào tạo trong nước và nước ngoài nhằm tạo nguồn cán bộ ổn định và chất lượng cao.
Quy hoạch và tạo điều kiện thuận lợi cho các cán bộ nghiên cứu, quản lý tiếp cận, học hỏi, hợp tác làm việc với các đối tác, những thành tựu KHCN mới để sớm có đội ngũ chuyên gia chuyên nghiệp.
Hoàn thiện cơ chế phân phối thu nhập và các cơ chế tạo động lực cho người lao động nhằm nâng cao năng suất, chất lượng công việc và thu hút nguồn nhân lực có chất lượng cao, giảm thiểu dịch chuyển lao động sang các doanh nghiệp khác. Đồng thời thực hiện chế độ đãi ngộ tương xứng với khả năng đóng góp của người lao động, tạo cơ hội thăng tiến, khuyến khích cải tiến phương pháp lao động, phát huy sáng kiến, nâng cao tinh thần tự giác tự chủ trong hoạt động công tác.
Nâng cao nhận thức của CBCNV về sắp xếp, đổi mới tổ chức của công tytrong giai đoạn tới, cần phối hợp với tổ chức công đoàn tuyên truyền, phổ biến chính sách của Đảng và Nhà nước về việc đổi mới tổ chức, thành lập công ty; hạn chế xáo trộn về tổ chức, lao động, đảm bảo tư tưởng cho người lao động; xây dựng phương án sắp xếp lao động theo lĩnh vực, xác định số lao động cần thiết, số lao động dôi dư và tiền trợ cấp cho từng lao động; giải quyết chính sách, chế độ đối với người lao động theo quy định của pháp luật.