Nguyên nhân của những yếu kém, tồn tại

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty Vinaphone (Trang 95 - 97)

5. Kết cấu của luận văn

3.5.3. Nguyên nhân của những yếu kém, tồn tại

Qua phân tích các khó khăn, thách thức và các yếu kém tồn tại trong quá trình phát triển và nâng cao năng lực cạnh tranh của Vinaphone có thể thấy nguyên nhân bắt nguồn bởi các yếu tố khách quan và yếu tố chủ quan.

* Nguyên nhân khách quan

Hoạt động cạnh tranh trên thị trường diễn ra ngày một gay gắt do ngày càng có thêm nhiều doanh nghiệp được cấp phép, trong đó các đối thủ cạnh tranh hoạt động kinh doanh chủ yếu tập trung vào các dịch vụ đem lại lợi nhuận cao (di động, băng rộng...), tập trung khai thác ở các vùng thị trường trọng điểm (các thành phố lớn, khu đông dân cư, khu công nghiệp...). Bên cạnh đó, việc thực thi các cam kết của Chính phủ khi tham gia vào các tổ chức kinh tế thế giới (WTO, AFTA...) ảnh hưởng tới giá cước dịch vụ, làm giảm hiệu quả kinh doanh. Hành lang pháp lý của Nhà nước chưa đầy đủ, chất lượng chưa cao.

Ngoài ra, còn một số nguyên nhân về các cơ chế, chính sách của Nhà nước cũng gây hạn chế cho Vinaphone phát triển và nâng cao năng lực cạnh tranh.

Sự suy giảm kinh tế trong nước và thế giới, thu nhập của người dân giảm làm giảm nhu cầu sử dụng dịch vụ BCVT. Bên cạnh đó, việc thực hiện chính sách kiềm chế lạm phát (Nghị quyết số 11/NQ-CP năm 2011) đã buộc Vinaphone phải cắt giảm đầu tư, chi tiêu cho SXKD trong khi sức ép về mở rộng mạng lưới, đa dạng dịch vụ ngày càng lớn điều này ảnh hưởng lớn đến hoạt động đầu tư mở rộng mạng lưới của Vinaphone.

Thông tư 04/2012/TT-BTTTT quy định về quản lý thuê bao di động trả trước do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành đã ảnh hưởng trực tiếp đến việc phát triển thuê bao của các mạng điện thoại di động nói chung và mạng Vinaphone nói riêng..

* Nguyên nhân chủ quan

- Việc tập trung phát triển mở rộng mạng lưới trạm phát sóng 2G, 3G của Vinaphone còn nhiều hạn chế, do Công ty Vinaphone hạch toán phụ thuộc nên trong công tác đầu tư, tái đầu tư còn mất nhiều thủ tục, chậm, kém linh hoạt hơn các đối thủ cạnh tranh khác.

- Đội ngũ CBCNV tuy đã được nâng lên về trình độ nhưng vẫn thiếu đội ngũ cán bộ kỹ thuật đầu ngành, đặc biệt là đội ngũ chuyên gia quản lý kinh tế. Trong khi số lượng lao động lớn, chất lượng đội ngũ cán bộ vẫn chưa đáp ứng và theo kịp với đòi hỏi của thị trường đang là một trong những cản trở Vinaphone trong việc tăng cường năng lực cạnh tranh.

Một vấn đề cực kỳ quan trọng là việc hạch toán kinh doanh dịch vụ Vinaphone giữa VNP và VNPT tỉnh/thành phố còn mang tính chủ quan, chưa rạch ròi theo các quan hệ kinh tế và yêu cầu của SXKD, làm ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động SXKD và động lực của người lao động.

- Việc chuyển đổi mô hình tổ chức trước đây dựa trên mô hình sẵn có, chưa xuất phát từ yêu cầu phát triển của doanh nghiệp đã bộc lộ nhiều bất cập khi môi trường kinh doanh có biến động lớn, chưa bóc tách để đánh giá cụ thể từng lĩnh vực hoạt động, Mặt khác, quá trình đổi mới tổ chức diễn ra chậm, không theo kịp với xu hướng đổi mới doanh nghiệp và phát triển của thị trường.

- Còn tồn tại nhiều bất cập, chưa đồng bộ trong cơ chế hợp tác kinh tế nội bộ giữa Công ty Vinaphone và tại ĐVTV, chưa tạo động lực thực sự cho các đơn vị trong việc tích cực đẩy mạnh SXKD, chiếm lĩnh thị phần, tiết kiệm chi phí, tăng hiệu quả kinh doanh.

- Hoạt động cạnh tranh tiếp tục diễn ra ngày càng gay gắt, giá cước giảm nhanh, thị phần ngày càng bị chia sẻ, trong khi Vinaphone chưa linh hoạt trong việc điều chính giá cước và công tác khuyến mại phần nào đã làm giảm năng lực cạnh tranh về dịch vụ. Áp về nhu cầu phát triển mạng lưới kết hợp với việc khủng hoảng kinh tế làm tăng chi phí đầu vào trong khi doanh thu không tăng tương xứng, nên tốc độ tăng trưởng lợi nhuận ngày càng giảm dẫn đến giảm chỉ tiêu năng lực tài chính của Vinaphone.

Chƣơng 4

GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty Vinaphone (Trang 95 - 97)