Các yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh của công ty dịch vụ thông tin

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty Vinaphone (Trang 28 - 32)

5. Kết cấu của luận văn

1.1.3.Các yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh của công ty dịch vụ thông tin

di động

1.1.3.1. Các yếu tố bên ngoài công ty dịch vụ thông tin di động a. Yếu tố kinh tế

Yếu tố kinh tế có tác động trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của công ty. Tính ổn định của nền kinh tế thể hiện về các mặt như: Tài chính quốc gia, tiền tệ, lạm phát... Nền kinh tế ổn định là tiền đề để tăng trưởng kinh tế, tăng thu nhập cho người dân cũng như khả năng thanh toán cho nhu cầu hay sức mua cũng tốt hơn, do đó đòi hỏi các nhà kinh doanh dịch vụ viễn thông không những chú ý tới số lượng mà cả chất lượng. Nếu Cty nào nắm bắt được điều này và có khả năng nắm bắt được nhu cầu khách hàng (số lượng, giá bán, chất lượng,...) thì chắc chắn CTy đó sẽ có khả năng cạnh tranh cao. Chỗ đứng của CTy được tồn tại và khẳng định trên thị trường thì bắt buộc CTy phải vận động và phát triển theo kịp với sự tăng trưởng của nền kinh tế.

b. Yếu tố chính trị, pháp luật

Yếu tố chính trị là một trong những yếu tố có ảnh hưởng mạnh tới khả năng cạnh tranh của CTy thể hiện thông của hệ thống thể chế, chính sách của Nhà nước. Nội dung của thể chế, chính sách bao gồm các quy định pháp luật, các biện pháp hạn chế hay khuyến khích đầu từ hay kinh doanh đối với hàng hoá, dịch vụ, ngành nghề… Thể chế, chính sách bao gồm: pháp luật, chính sách về đầu tư, tài chính, tiền tệ, đất đai, công nghệ, thị trường,… Nghĩa là các biện pháp điều tiết cả đầu vào và đầu ra cũng như toàn bộ quá trính hoạt động của CTy. Vì vậy, đây là nhóm yếu tố rất quan trọng và bao quát nhiều vấn đề liên quan đến hoạt động của CTy nói chung và nâng cao năng lực cạnh tranh của CTy nói riêng.

c. Yếu tố khoa học công nghệ

Khoa học công nghệ tác động một cách mạnh mẽ khả năng cạnh tranh của CTy sản xuất, kinh doanh dịch vụ viễn thông thông qua chất lượng và giá bán. Dây chuyền công nghệ sẽ quyết định chất lượng sản phẩm, cũng như chi phí cá biệt của từng CTy từ đó tạo ra khả năng cạnh tranh của CTy. Đối với những nước chậm và đang phát triển, giá và chất lượng có ý nghĩa ngang nhau trong cạnh tranh. Tuy nhiên, trên thế giới hiện nay đã chuyển từ cạnh tranh về giá sang cạnh tranh về chất lượng, cạnh tranh giữa các sản phẩm và dịch vụ có hàm lượng khoa học và công nghệ cao.

Kỹ thuật và công nghệ mới sẽ giúp cho các cơ sở sản xuất trong nước tạo ra được những thế hệ kĩ thuật và công nghệ tiếp theo nhằm trang bị và tái trang bị toàn bộ cơ sở sản xuất kĩ thuật của nền kinh tế quốc dân nước ta. Đây là tiền đề để các CTy ổn định và nâng cao khả năng cạnh tranh của mình.

Trình độ khoa học công nghệ tác động mạnh mẽ đến quá trình thu thập, xử lý, lưu trữ và truyền đạt thông tin. Ngày nay, thông tin cần được xử lý, lưu trữ truyền đạt một cách nhanh chóng, chính xác bằng những phương tiện hiện đại. Đó là một yêu cầu bức bách để đảm bảo cho các CTy có thể đứng vững và phát triển trong cạnh tranh.

d. Yếu tố tự nhiên, văn hoá, xã hội

Phong tục tập quán, lối sống, thị hiếu, trình độ văn hoá tác động một cách gián tiếp tới khả năng cạnh tranh của CTy thông qua khách hàng về cơ cấu, nhu cầu của thị trường. Thị hiếu, tập quán của người tiêu dùng có ảnh hưởng rất lớn đến nhu cầu, mặc dù sản phẩm viễn thông có chất lượng tốt nhưng nếu không được người tiêu dùng ưa chuộng thì cũng khó được chấp nhận. Ở mỗi khu vực thị trường, mỗi vùng khác nhau, thì tập quán, lối sống, thị hiếu của người dân khác nhau. Do vậy, CTy cần có biện pháp nghiên cứu kĩ thị trường, có chính sách phù hợp với từng vùng, lựa chọn các kênh tiêu thụ thích hợp để đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu của từng vùng, từng loại thị trường.

e. Sự xuất hiện của các sản phẩm thay thế

Những sản phẩm thay thế là một trong các lực lượng tạo nên sức ép cạnh tranh lớn đối với các CTy cùng ngành. Sự ra đời của sản phẩm mới là một tất yếu nhằm đáp ứng biến động nhu cầu của thị trường theo hướng ngày càng đa dạng, phong phú. Chính nó làm giảm khả năng cạnh tranh của các sản phẩm bị thay thế. Các sản phẩm có ưu thế hơn sẽ dần thu hẹp thị trường của các sản phẩm thay thế. Để khắc phục tình trạng thị trường bị thu hẹp, các CTy phải luôn hướng tới các sản phẩm mới, nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến mẫu mã, tức là CTy phải luôn hướng tới KH để thõa mãn nhu cầu của khách hàng.

1.1.3.2. Các yếu tố bên trong công ty dịch vụ thông tin di động a. Trình độ tổ chức quản lý và nguồn nhân lực

Năng lực tổ chức, quản lý CTy được coi là các yếu tố có tính quyết định sự tồn tại và phát triển của CTy nói chung cũng như năng lực cạnh tranh của CTy nói riêng. Trình độ tổ chức, quản lý của CTy được thể hiện bằng những kiến thức để quản lý, điều hành; việc sắp xếp, bố trí cơ cấu tổ chức quản lý và phân định rõ chức năng nhiệm vụ các bộ phận; việc hoạch định chiến lược kinh doanh, lập kế hoạch, điều hành tác nghiệp… Điều này có ý nghĩa lớn trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động của CTy trong ngắn hạn và trong dài hạn. Do đó, có tác động mạnh tới việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các CTy viễn thông.

Con người là nhân tố quan trọng nhất đối với mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, nhân tố này có tính chất bao trùm lên mọi hoạt động và có tính quyết định đến sự thành bại của Cty thông tin di động. Nó là yếu tố cấu thành nên chi phí lao động sống, đồng thời cũng quyết định chi phí lao động vật hoá trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

Nguồn nhân lực được phân bổ vào các vị trí khác nhau như: Đội ngũ cán bộ quản lý sẽ là người trực tiếp điều khiển hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ thông tin di động, mỗi quyết định của họ sẽ liên quan tới sự tồn tại phát triển hay diệt vong của CTy, chính họ là người quyết định đến cạnh tranh như thế nào, và lường trước được khả năng cạnh tranh đến bao nhiêu. Còn đội ngũ nhân lực trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm. Với đội ngũ này xuất phát từ thực tế công việc, nên có thể đúc rút kinh nghiệm cũng như những sáng kiến để đưa lên cán bộ quản lý góp phần làm cho sản phẩm hoàn thiện hơn và đạt các chỉ tiêu kĩ thuật, kinh tế... Đây là tiền đề để CTy thông tin di động có thể tham gia và đứng vững trên thị trường.

b. Nguồn lực cơ sở vật chất kỹ thuật và năng lực công nghệ trong công ty

Hệ thống máy móc, dây chuyền công nghệ, kho tàng bến bãi, phương tiện làm việc... của CTy sản xuất kinh doanh viễn thông có ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh rất lớn. Nó thể hiện năng lực sản xuất và quyết định chất lượng của dịch vụ thông tin di động. Một hệ thống cơ sở vật chất kĩ thuật hiện đại cùng với một công nghệ tiên tiến phù hợp với quy mô sản xuất của CTy chắc chắn sẽ làm tăng khả

năng cạnh tranh của CTy lên rất nhiều. Với cơ sở vật chất như vậy, chất lượng sản phẩm được nâng cao, giá thành sản phẩm hạ, điều đó khi đưa sản phẩm ra thị trường sẽ có khả năng cạnh tranh tốt hơn. Ngược lại, nếu một CTy sản xuất kinh doanh thông tin có dây chuyền công nghệ lạc hậu, máy móc thiết bị cũ kỹ, không đồng bộ thì khi chất lượng dịch vụ sẽ không cao và không ổn định, CTy khó đứng vững trên thị trường.

c. Năng lực về tài chính của công ty

Vốn là tiền đề và là yếu tố quyết định tới khả năng sản xuất. Từ ban đầu khi CTy thành lập đều phải chuẩn bị về tài chính để mua sắm trang thiết bị, công nghệ, nguyên vật liệu, nhà xưởng, thiết bị văn phòng, phương tiện làm việc... Đối với CTy có khả năng tài chính mạnh thì sẽ có chiến lược kinh doanh dài hạn hơn, trang bị dây chuyền công nghệ hiện đại, đầu tư nghiên cứu chế biến sản phẩm, nghiên cứu thị trường đảm bảo cho sản phẩm có chất lượng cao, giá thành hạ,... làm cho CTy có lợi thế cạnh tranh cao. Mặt khác, CTy có khả năng tài chính mạnh, trong giai đoạn đầu có thể chấp nhận lỗ vốn với mục tiêu là xâm nhập thị trường, về sau có chiến lược tăng giá để bù đắp hoặc vẫn giữ giá đó để có thị phần nhiều hơn.

d. Năng lực marketing của công ty

Năng lực marketing là khả năng nắm bắt nhu cầu thị trường, khả năng thực hiện chiến lược 4P (Product, Place, Price, Promotion) trong hoạt động marketing, trình độ nguồn nhân lực marketing. Khả năng marketing tác động trực tiếp tới sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, đáp ứng nhu cầu khách hàng, góp phần làm tăng doanh thu, tăng thị phần tiêu thụ sản phẩm, nâng cao vị thế của CTy. Đây là nhóm nhân tố rất quan trọng tác động tới năng lực cạnh tranh của CTy.

e. Năng lực nghiên cứu và phát triển (R&D) của công ty

Năng lực nghiên cứu và phát triển (R&D) của CTy là yếu tố tổng hợp gồm nhiều yếu tố cấu thành như: nhân lực nghiên cứu, thiết bị, tài chính cho hoạt động nghiên cứu và phát triển, khả năng đổi mới sản phẩm của CTy. Năng lực nghiên cứu và phát triển có vai trò quan trọng trong cải tiến công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, thay đổi mẫu mã, nâng cao năng suất, hợp lý hoá sản xuất. Do vây,

năng lực nghiên cứu và phát triển của CTy là yếu tố quan trọng ảnh hưởng mạnh tới năng lực cạnh tranh của CTy. Năng lực này ngày càng quan trọng trong điều kiện cách mạng khoa học công nghệ diễn ra mạnh mẽ trên thế giới hiện nay.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty Vinaphone (Trang 28 - 32)