5. Kết cấu của luận văn
3.2.4. Trình độ trang thiết bị, công nghệ của Công ty Vinaphone
Hiện nay, có thể nhận xét khái quát, mạng lưới của Công ty Vinaphone được xếp vào loại hiện đại trên thế giới với số hoá hoàn toàn, công nghệ hiện đại và mạng viễn thông của Công ty Vinaphone đã chuyển sang mạng thế hệ sau NGN. Do đó đã cho phép một số dịch vụ mới được cung cấp trên nền mạng NGN. Với
đóng góp phần lớn của Vinaphone, kết cấu hạ tầng CNTT và truyền thông (ICT) quốc gia và quốc tế đã được tăng cường, hiện đại hóa, bao phủ rộng khắp cả nước với thông lượng lớn, tốc độ và chất lượng cao, làm nền tảng cho việc phát triển CNTT, phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Bên cạnh đó, Công ty Vinaphone đẩy nhanh việc ứng dụng và phát triển CNTT, công nghệ phần mềm vào trong SXKD và phục vụ thông qua việc triển khai nhanh mạng lưới đến các khu công nghệ cao, giảm cước truy nhập và thực hiện giá cổng ưu đãi.
Tuy nhiên, xét về khía cạnh kinh tế và kỹ thuật thì mạng viễn thông của Công ty vẫn còn tồn tại một số nhược điểm. Đó là, do trước đây có quá nhiều nhà cung cấp nên khi chuyển sang mạng NGN, Vinaphone đã gặp phải những khó khăn về thời gian, chi phí, lựa chọn nhà cung cấp để xây dựng một giải pháp công nghệ thống nhất. Thêm vào đó, do chưa chuyển hoàn toàn sang mạng NGN nên các dịch vụ chưa thật đa dạng, chủ yếu mới là các dịch vụ thoại, dịch vụ gia tăng giá trị chưa nhiều, chưa tương xứng với tiềm năng của Vinaphone. Kết quả điều tra khảo sát về năng lực sản xuất, đặc biệt là năng lực mạng lưới, công nghệ, trình độ trang thiết bị và tổ chức sản xuất cung cấp dịch vụ cho thấy Vinaphone có lợi thế hơn so với các đối thủ cạnh tranh thể hiện ở 4/6 chỉ tiêu điều tra cho rằng Vinaphone có lợi thế và 2/6 chỉ tiêu là tương đương so với đối thủ cạnh tranh. Tuy nhiên, nếu đánh giá năng lực sản xuất và trình độ trang thiết bị công nghệ ở mức cao thì Viettel được đánh giá là cao hơn so với Vinaphone (90/50 phiếu).