Lịch sử hình thành và phát triển

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty Vinaphone (Trang 47 - 49)

5. Kết cấu của luận văn

3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển

Sau khi hệ thống thông tin di động đầu tiên tại Việt Nam ra đời (năm 1995) đó là mạng MobiFone theo hợp đồng hợp tác BCC giữa Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam và Tập đoàn viễn thông Comvil Kennevik -Thụy Điển, Tổng Công ty đã giao cho Ban Viễn thông thành lập tổ dự án GPC nghiên cứu và phát triển mạng điện thoại di động thứ 2, hệ thống nhắn tin và điện thoại thẻ trên phạm vi toàn quốc, sau này là Ban Quản lý dự án GPC toàn quốc. Bởi vì, vào thời điểm đó, mặc dù mạng thông tin di động MobiFone đã được thành lập, song gặp nhiều khó khăn về thị trường. Khi đó thiết bị hệ thống, máy điện thoại cầm tay rất đắt, nên đối tác BCC còn dè dặt đầu tư. Với mục tiêu là lợi nhuận, nên dịch vụ thông tin di động chỉ phát triển ở những thành phố lớn.

Trước thực tế đó, Tổng Công ty Bưu chính-Viễn thông Việt Nam (nay là Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) đã phát huy nội lực với quyết sách mang tính đột phá trong việc phát triển dịch vụ viễn thông, đó là phát triển dịch vụ thông tin di động, nhắn tin và điện thoại thẻ. Nếu như ở giai đoạn đầu của chiến lược “tăng tốc”, thông tin quốc tế là điểm đột phá thì giai đoạn này, sự ra đời mạng thông tin di động Vinaphone được đánh giá là một bước đột phá bằng phát huy nội lực của Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam. Để thực hiện thành công chủ trương này (một chủ trương cần đầu tư hàng chục triệu USD/năm), lãnh đạo VNPT đã chỉ đạo các đơn vị thành viên phát huy nội lực, huy động sức mạnh tổng hợp. Ba bưu điện tỉnh, thành phố là Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Quảng Nam-Đà Nẵng được giao làm chủ đầu tư 3 dự án ở 3 vùng Bắc -Trung - Nam. Việc 3 bưu điện tỉnh, thành phố được ủy quyền trực tiếp làm chủ đầu tư là một chủ trương phù hợp với thực tế, bởi qua đó có thể huy động nhân lực, vật tư của cơ sở phục vụ cho

xây dựng, phát triển mạng lưới, cơ sở hạ tầng, góp phần giảm chi phí và thời gian xây dựng. Sau gần một năm dự án đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt, công tác huy động nguồn vốn trong nước, mua sắm vật tư thiết bị, thiết kế thi công cho pha 1 đã hoàn thành với quy mô 53 trạm vô tuyến BTS, 2 tổng đài MSCS dung lượng 70k, phủ sóng 18 tỉnh, thành phố trong cả nước. Sau khi khai trương mạng Vinaphone (26-6-1996), các bưu điện tỉnh, thành phố quản lý, khai thác thiết bị và tổ chức kinh doanh tiếp thị, chăm sóc khách hàng trong phạm vi địa phương. Riêng Bưu điện Hà Nội, TP Hồ Chí Minh có tổng đài MSCS1, 2 nên có thêm nhiệm vụ tính và thu cước phí. Sau 1 năm đưa vào khai thác và tiếp tục xây dựng, phát triển, mạng Vinaphone đã phủ sóng đến toàn bộ các tỉnh, thành phố trên cả nước.

Trên cơ sở đó, ngày 14/6/1997 Tổng cục Bưu điện quyết định thành lập Công ty Dịch vụ Viễn thông theo Quyết định số 331/QĐ - TCCB. Công ty Dịch vụ Viễn thông đến nay đã trở thành một trong những Công ty cung cấp các dịch vụ Viễn thông hiện đại của Tập đoàn BCVT Việt Nam.

Do đặc thù của tình hình sản xuất kinh doanh, hiện nay tên viết tắt của Công ty Dịch vụ Viễn thông đã được đổi thành VINAPHONE ( Theo quyết định số 113/QĐ- TCCB-HĐQT ngày 09/8/2006 của Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam)

- Tên giao dịch quốc tế: Vietnam Telecom Services Company. - Tên ngắn gọn: VINAPHONE

- Tên viết tắt: VNP

- Địa chỉ: 71- Nguyễn Chí Thanh - Hà Nội.

Hơn 15 năm qua, mạng Vinaphone đã đóng góp không nhỏ vào kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của Tập đoàn Bưu chính-Viễn thông (VNPT), phục vụ đắc lực cho sự nghiệp CNH-HĐH và công tác an ninh quốc phòng của đất nước. Trong chiến lược “tăng tốc” của ngành viễn thông, hợp tác kinh doanh phát triển viễn thông quốc tế đã được xác định là khâu đột phá, tạo động lực thúc đẩy phát triển toàn ngành.

Công ty Vinaphone, với cơ chế hoạt động hạch toán tập trung để quản lý khai thác các dịch vụ viễn thông, đồng thời quản lý khai thác toàn bộ thiết bị cơ sở hạ tầng của mạng lưới. Mô hình sản xuất, kinh doanh này tạo ra cho Vinaphone nhiều ưu thế nên đã phát triển nhanh chóng, phủ sóng toàn quốc. Cùng với MobiFone và các mạng di động khác, Vinaphone đã tạo ra bước đột phá trên thị trường thông tin di động Việt Nam. Đến nay mạng di động Vinaphone đã đạt hơn 22 triệu thuê bao. Bên cạnh đó, Vinaphone đã xây dựng được một mạng lưới rộng khắp trong nước, thực hiện chuyển vùng Quốc tế với 290 mạng di động tại 100 quốc gia trên toàn cầu, tham gia Liên minh Conexus đem lại lợi ích thiết thực cho KH, cung cấp các dịch vụ tiện ích đáp ứng tốt nhu cầu của KH. Vinaphone đã trở thành một thương hiệu có uy tín trong nước và quốc tế. Có thể khẳng định, những thành công của Vinaphone hôm nay là nhờ những quyết sách đúng đắn trong chiến lược “tăng tốc” phát triển của VNPT và là một thành công của công ty trong phát huy nội lực. Hiện nay, mạng Vinaphone đã vượt qua giai đoạn khó khăn, đang bước vào giai đoạn hội nhập-phát triển. Môi trường kinh doanh mới với những thách thức mới đòi hỏi Vinaphone phải vượt qua không ít thử thách, tăng tốc nhanh hơn để giữ vững vị thế của mình.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty Vinaphone (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)