Về công nhận tổ chức tôn giáo

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Đổi mới chính sách tôn giáo trong phát triển bền vững ở Việt Nam hiện nay (Trang 89 - 98)

7. Kết cấu luận án

3.1. Khái lƣợc quá trình hình thành và phát triển của chính sách tơn

3.2.2.1. Về công nhận tổ chức tôn giáo

Đây là một trong những nội dung mới và rất lớn địi hỏi phải được đặt ra trong chính sách đối với tơn giáo thời kỳ đổi mới. Trên thế giới có nhiều hình thức cơng nhận tổ chức tơn giáo nhưng trong đó việc cơng nhận tổ chức tơn giáo thơng qua con đường đăng kí được coi là phổ biến nhất và đây cũng là cách thức Việt Nam đang thực hiện. Việc các tổ chức tơn giáo được các cơ quan có thẩm quyền cấp chứng nhận về mặt tổ chức có nghĩa là tổ chức tôn giáo được công nhận địa vị pháp lý hay tư cách pháp nhân của một tổ chức tôn giáo trước pháp luật. Thực hiện điều này một mặt thể hiện được chính sách tơn trọng tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhà nước mặt khác nhằm phù hợp với xu thế quản lý phát triển xã hội bằng pháp luật. Nguyên tắc pháp quyền được coi là một trong những nguyên tắc quan trọng đảm bảo sự phát triển bền vững của xã hội.

nhân (chủ thể pháp luật là con người); tư cách pháp nhân là tư cách của một đơn vị kinh doanh có tổ chức, có cơ sở giao dịch, tài khoản... đã được pháp luật thừa nhận (thực ra đây chỉ là điều kiện để có tư cách pháp nhân của một đơn vị kinh doanh). Qua định nghĩa về pháp nhân và tư cách pháp nhân của một đơn vị kinh doanh được nêu trong từ điển, chúng ta có thể hiểu tư cách pháp nhân (nói chung) là địa vị pháp lý của một chủ thể độc lập, hay nói đúng hơn Tư cách pháp nhân là một chủ thể độc lập đã được pháp luật thừa nhận.

Theo cách hiểu về tư cách pháp nhân như nói trên thì tư cách pháp nhân của tổ chức tôn giáo là một tổ chức tôn giáo độc lập đã được pháp luật thừa nhận. Điều đó cũng có nghĩa là khi có tư cách pháp nhân, tổ chức tôn giáo được hoạt động hợp pháp về mặt tổ chức như: tổ chức đại hội, hội nghị, mở trường đào tạo chức sắc, phong chức, điều chuyển chức sắc, in ấn xuất bản kinh sách, xây dựng nơi thờ tự, quan hệ với các tổ chức tôn giáo quốc tế,... Khi có tư cách pháp nhân, tổ chức tơn giáo được duy trì quan hệ trên dưới về mặt tổ chức, có quyền sử dụng tài chính, tài sản theo quy định của pháp luật,... Khi có tư cách pháp nhân được duy trì các mối quan hệ dân sự với các tổ chức tôn giáo và tổ chức xã hội khác. Khi có tư cách pháp nhân, tổ chức tôn giáo phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về các hoạt động của tổ chức tôn giáo.

“Phần lớn các nhóm muốn đăng ký và có được sự cơng nhận, bởi vì chỉ theo cách này họ mới đạt được pháp nhân. Và trong khi đó, tập hợp cụ thể các quyền liên quan đến địa vị pháp lý của họ khác nhau giữa hệ thống luật này với hệ thống luật khác, và ngay trong mỗi hệ thống, phụ thuộc vào loại hình riêng của tư cách hoặc pháp nhân liên quan. Nhưng ở mức tối thiểu, trong thế giới hiện nay, một nhóm tơn giáo nếu khơng có địa vị pháp nhân sẽ rất khó tham gia dù ở mức sơ đẳng nhất các hoạt động liên quan đến pháp lý như mở tài khoản ngân hàng, thuê hoặc mua bất động sản để làm nơi thờ cúng hoặc mục đích tơn giáo khác, tham gia các hợp đồng, kiện và bị kiện” [165, tr.12].

Nghiên cứu việc công nhận tổ chức tôn giáo của nhà nước Việt Nam cho thấy sự đổi mới rõ rệt trong đổi mới chính sách tơn giáo và rất phù hợp với nhu cầu phát triển bền vững đất nước hiện nay. Trước khi LTNTG ra đời và có hiệu

lực, người ta thường chia ra 2 giai đoạn rõ rệt trong việc công nhận tổ chức tơn giáo. Đó là trước và sau khi có PLTNTG (2004).

Trước khi ban hành Pháp lệnh, ở Việt Nam có 16 tổ chức tơn giáo được nhà nước cơng nhận, trong đó có 03 tổ chức tơn giáo được công nhận trước năm 1986 là Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Bắc, năm 1958), Hội đồng Giám mục Việt Nam năm 1980, Giáo hội Phật giáo Việt Nam năm 1981; có 13 tổ chức tôn giáo được công nhận sau năm 1986 là đạo Cao Đài (10 tổ chức), Phật giáo Hoà Hảo, Ban Đại diện Cộng đồng Hồi giáo Thành phố Hồ Chí Minh, Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Nam).

Ở nước ta, việc công nhận tư cách pháp nhân cho tổ chức tôn giáo thực hiện đầu tiên ở Việt Nam qua việc Phó Thủ tướng Phan Kế Toại ký văn bản công nhận tổ chức Hội Phật giáo Thống nhất Việt Nam năm 1958. Sau ngày giải phóng miền Nam, Chính phủ ký văn bản cơng nhận tổ chức Giáo hội Phật giáo Việt Nam năm 1981. Riêng Hội đồng Giám mục Việt Nam thành lập năm 1980, vì đặc thù về tổ chức của tơn giáo này nên Nhà nước khơng ra văn bản chính thức cơng nhận tư cách pháp nhân, nhưng Nhà nước ta đã chấp thuận quá trình vận động và tổ chức đại hội thành lập. Đặc biệt từ khi bước vào thời kỳ đổi mới (được đánh dấu bằng Nghị quyết số 24 năm 1990 của Ban chấp hành Trung ương Đảng Khoá VI) cho đến năm 2001, Nhà nước đã ký công nhận tư cách pháp nhân về mặt tổ chức đối với các Hội thánh Cao Đài (Hội thánh Cao Đài Tiên Thiên năm 1995, Hội thánh Minh Chơn đạo Hậu Giang năm 1996, Hội thánh Chiếu Minh Long Châu năm 1996, Hội thánh Truyền giáo Cao Đài năm 1996, Hội thánh Cao Đài Tòa thánh Tây Ninh năm 1997, Hội thánh Cao Đài Ban Chỉnh đạo năm 1997...); Ban Đại diện Phật giáo Hòa Hảo năm 1999, sau đổi thành Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo năm 2004; Hội thánh Tin Lành Việt Nam (miền Nam) năm 2001... Tuy nhiên, các lần cơng nhận nói trên, có trường hợp văn bản nói rõ là cơng nhận tư cách pháp nhân.

Mặc dù việc công nhận tổ chức tơn giáo thời kì trước khi Pháp lệnh ra đời chưa có quy định cụ thể và thống nhất nhưng trong q trình thực hiện, các tơn giáo được hướng dẫn tập trung vào việc thành lập Ban vận động, Ban trù bị để

điều hành các bước chuẩn bị tổ chức đại hội, xây dựng dự thảo hiến chương, điều lệ của tổ chức tôn giáo. Sau này các nội dung đó được kế thừa trong PLTNTG và chính thức trở thành các điều kiện pháp lý đối với việc công nhận các tổ chức tôn giáo.

Năm 2004 PLTNTG được ban hành, trong đó những quy định về việc công nhận tôn giáo được thực hiện một cách thống nhất trong cả nước. Pháp lệnh thể hiện rõ chính sách của nhà nước là sẽ tiếp tục xem xét công nhận tổ chức cho các tôn giáo khi đảm bảo đủ các điều kiện được quy định tại Khoản 1, Điều 16: “1. Tổ chức được cơng nhận là tổ chức tơn giáo khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Là tổ chức của những người có cùng tín ngưỡng, có giáo lý, giáo luật, lễ nghi khơng trái với thuần phong, mỹ tục, lợi ích của dân tộc;

b) Có hiến chương, điều lệ thể hiện tơn chỉ, mục đích, đường hướng hành đạo gắn bó với dân tộc và khơng trái với quy định của pháp luật;

c) Có đăng ký hoạt động tôn giáo và hoạt động tôn giáo ổn định; d) Có trụ sở, tổ chức và người đại diện hợp pháp;

đ) Có tên gọi khơng trùng với tên gọi của tổ chức tôn giáo đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cơng nhận” [160, tr.5].

u cầu mới của Pháp lệnh là trước khi được công nhận tổ chức tôn giáo, các tổ chức tơn giáo phải có hoạt động tơn giáo ổn định, khơng vi phạm các quy định của nhà nước và bắt buộc phải có giấy đăng ký hoạt động tơn giáo. Vậy là có hai bước để một tổ chức tơn giáo được cấp giấy chứng nhận của nhà nước, đó là đăng kí hoạt động tơn giáo và đề nghị cấp giấy công nhận tổ chức tôn giáo (Điều 6, Điều 8 tại Mục 1, Chương 3 trong Nghị định số 22 ). Tuy nhiên đến Nghị định số 92, quy định về công nhận tổ chức tôn giáo đặt thêm một bước nữa và là bước đầu tiên trong quy trình cơng nhận tổ chức cho tơn giáo, đó là đăng kí sinh hoạt tơn giáo.

Bên cạnh đó, chính sách cơng nhận tổ chức tơn giáo giai đoạn này đặt ra yêu cầu về thời gian hoạt động ổn định đối với các tôn giáo. Theo quy định của Nghị định số 22 thì thời gian hoạt động tơn giáo ổn định được tính kể từ ngày tổ

chức tơn giáo đó đăng ký hoạt động với Ủy ban nhân dân xã. Cụ thể Khoản 2, Điều 8 Nghị định số 22 ghi rõ: đối với tổ chức hình thành ở Việt Nam sau ngày PLTNTG có hiệu lực là 20 năm; đối với tổ chức đã hình thành ở Việt Nam từ 20 năm trở lên trước ngày PLTNTG có hiệu lực là 01 năm; đối với tổ chức hình thành ở Việt Nam nhưng chưa đủ 20 năm tính đến ngày PLTNTG có hiệu lực, thì thời gian hoạt động tơn giáo ổn định sẽ được tính gồm số thời gian tổ chức đó có được từ lúc hình thành đến ngày PLTNTG có hiệu lực cộng với thời gian tính từ thời điểm tổ chức đó đăng ký hoạt động cho đến khi đủ hai mươi năm [22, tr.4].

Đến Nghị định số 92/2012/NĐ-CP nội dung này được quy định rõ ràng: sau khi đăng kí sinh hoạt tơn giáo với 20 năm hoạt động tơn giáo ổn định thì tổ chức tơn giáo được đăng kí hoạt động tơn giáo và sau 03 năm hoạt động ổn định, tổ chức tôn giáo được phép đề nghị công nhận tổ chức tôn giáo. Như vậy theo quy định của Pháp lệnh thì phải mất một khoảng thời gian là 23 năm để một tổ chức tôn giáo được nhà nước công nhận tư cách pháp lý, được pháp luật bảo vệ, bảo đảm các quyền của mình. Rõ ràng những quy định này thiếu sát thực và không đáp ứng được yêu cầu phát triển xã hội, phát triển đất nước một cách bền vững, không tận dụng được các nguồn lực của các tổ chức tơn giáo nói chung, của người có tơn giáo nói riêng.

Về quyền của các tổ chức tơn giáo sau khi được đăng kí và cơng nhận, Pháp lệnh và các Nghị định hướng dẫn thực hiện nêu rõ: 1. Tổ chức các cuộc lễ tôn giáo, thực hiện lễ nghi, truyền đạo, giảng đạo tại cơ sở tôn giáo đã đăng ký; 2. Bầu cử, suy cử những người lãnh đạo tổ chức, mở lớp bồi dưỡng giáo lý; 3. Sửa chữa, cải tạo, nâng cấp cơng trình thuộc cơ sở tín ngưỡng, tơn giáo; 4. Hoạt động từ thiện nhân đạo.

Một trong những điểm mới tuy mang tính hành chính nhưng rất quan trọng trong việc thực hiện là, lần này việc công nhận tổ chức tôn giáo được quy định rất rõ về điều kịên và thời gian trong Pháp lệnh và các bản Nghị định hướng dẫn thực hiện Pháp lệnh. Sau khi Pháp lệnh có hiệu lực (ngày 15/11/2004) về mặt pháp lý, các tổ chức tôn giáo được tiến hành các thủ tục

đăng ký, và sau khi hoàn thành thủ tục đăng ký với cơ quan có thẩm quyền phải có văn bản trả lời. Nếu theo Nghị định 22, sau 60 ngày với cơ quan quản lý cấp trung ương, sau 45 ngày với cơ quan quản lý tôn giáo cấp tỉnh phải trả lời chấp thuận hay khơng, nếu khơng thì phải nói rõ lý do. Cịn với Nghị định số 92 thì thời gian được rút ngắn hơn nữa, 15 ngày với cơ quan cấp xã, 30 ngày với cơ quan quản lý cấp tỉnh và 45 ngày với cơ quan quản lý cấp trung ương. Sau 20 năm được cấp đăng kí sinh hoạt tôn giáo tập trung, tổ chức tôn giáo được chấp thuận đăng ký hoạt động tơn giáo và sau 3 năm có hoạt động ổn định, tổ chức tơn giáo được tiến hành thủ tục để được công nhận về tổ chức. Nếu đủ thủ tục và điều kiện thì sau 45 ngày với cấp Thủ tướng Chính phủ, 30 ngày với cấp Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh sẽ ra quyết định công nhận về tổ chức (Điều 8 Nghị định 92).

Như vậy, theo hướng dẫn thực hiện Pháp lệnh tại Nghị định 92 thấy có bốn cấp trong quản lý việc công nhận tổ tôn giáo: cấp xã có trách nhiệm cấp giấy đăng kí hoạt động tơn giáo; cấp tỉnh có trách nhiệm trong cấp giấy đăng kí hoạt động tơn giáo và cơng nhận tổ chức tơn giáo có phạm vi hoạt động trong một tỉnh, thành phố; cấp trung ương có trách nhiệm đăng kí hoạt động tơn giáo trong nhiều tỉnh; cấp Thủ tướng Chính phủ có trách nhiệm công nhận tổ chức tơn giáo có phạm vi hoạt động trong nhiều tỉnh, thành trong cả nước.

Từ khi có PLTNTG cho đến hết năm 2018, theo số liệu nhà nước công nhận và cấp đăng ký hoạt động 43 tổ chức tôn giáo thuộc 16 tơn giáo, trong đó nhiều tổ chức tơn giáo được coi là tôn giáo mới ở Việt Nam và con số này sẽ tiếp tục được gia tăng hơn nữa trong tương lai.

Mỗi tổ chức tôn giáo khi được cấp đăng ký cũng như được công nhận đều tuân thủ đúng trình tự pháp luật và đủ các điều kiện quy định tại Pháp lệnh và Nghị định hướng dẫn, đều tiến hành nắm lại thực lực tín đồ chức sắc, cơ sở tôn giáo, phạm vi hoạt động, tiến hành tổ chức Đại hội đại biểu thông qua Hiến chương (Điều lệ), đường hướng hành đạo và bầu cơ quan lãnh đạo giáo hội để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Mặc dù những quy định về việc cấp giấy đăng ký hoạt động và công nhận tư cách pháp nhân tôn giáo ở Việt Nam của PLTNTG được hướng dẫn thực thi

trong Nghị định 22 nhưng trên thực tế công tác quản lý hoạt động tôn giáo lộ rõ những bất cập và năm 2013 được thay thế bởi Nghị định 92 về quy định chi tiết, biện pháp thi hành PLTNTG được thông qua ngày 8/11/2012. Tuy nhiên, đó cũng chỉ là giải pháp tình thế đối với việc xử lý nhu cầu thành lập, chia tách, sát nhập, hợp nhất tổ chức tôn giáo trực thuộc bởi vì nó vẫn chỉ là văn bản dưới luật quy định chi tiết cho những nội dung của Pháp lệnh.

Một trong những thành tựu trong tiến trình xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam, đó là sự ra đời của LTNTG (2016), có hiệu lực thi hành từ 1/1/2018, đồng thời nó cũng khắc phục những vướng mắc, hạn chế, những vấn đề đặt ra trong công tác tơn giáo nói chung và trong quản lý nhà nước về tơn giáo nói riêng.

Đối với vấn đề công nhận tổ chức tơn giáo, có thể nói LTNTG (2016) đánh dấu một bước tiến, một sự đổi mới đáng kể trong bối cảnh phát triển bền vững đất nước trên nhiều phương diện. Nếu như trước đây, nhà nước đặt ra ba bước trong quy trình cơng nhận tổ chức tơn giáo, đó là đăng kí sinh hoạt tơn giáo (bước 1 với 20 năm bắt buộc phải hoạt động ổn định), đăng kí hoạt động tơn giáo (bước 2 với 3 năm bắt buộc hoạt động ổn định), cơng nhận tổ chức tơn giáo (bước 3), thì theo quy định mới trong LTNTG chỉ còn lại hai bước là đăng kí hoạt động tơn giáo với 5 năm hoạt động ổn định và công nhận tổ chức tôn giáo. Những quy định mới về điều kiện, đặc biệt là yêu cầu về thời gian hoạt động ổn định được thay đổi đáng kể theo hướng tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức tơn giáo được đăng kí và cơng nhận.

Tuy nhiên, sự đổi mới đáng ghi nhận nhất đối với vấn đề công nhận tổ chức tơn giáo sau 26 năm thực hiện đổi mới chính sách tơn giáo của Việt Nam nằm ở Điều 30 của LTNTG. Điều khoản quy định tư cách pháp nhân của tổ chức tôn giáo và của các tổ chức tôn giáo trực thuộc tôn giáo, một vấn đề rất quan trọng và có ý nghĩa khi các tổ chức tôn giáo tham gia các hoạt động xã hội. Theo quy định mới của Luật thì tư cách pháp nhân của tổ chức tơn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc là pháp nhân phi thương mại và quyền của nó được quy định

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Đổi mới chính sách tôn giáo trong phát triển bền vững ở Việt Nam hiện nay (Trang 89 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(193 trang)