Những nhân tố tác động tới đổi mới chính sách tơn giáo trong phát

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Đổi mới chính sách tôn giáo trong phát triển bền vững ở Việt Nam hiện nay (Trang 65)

7. Kết cấu luận án

2.4. Những nhân tố tác động tới đổi mới chính sách tơn giáo trong phát

phát triển bền vững ở Việt Nam hiện nay

2.4.1. Biến đổi đời sống tôn giáo ở Việt Nam hiện nay

Sự phát triển trở lại của các tôn giáo truyền thống cùng với sự thành lập mới và du nhập từ bên ngoài đã tạo nên một bức tranh tôn giáo đa dạng ở Việt Nam hiện nay. Đến năm 2018, Nhà nước Việt Nam đã công nhận và cấp đăng ký hoạt động cho 43 tổ chức, thuộc 16 tôn giáo với 26.109.033 tín đồ, chiếm 27% dân số cả nước, 55.870 chức sắc, 145.561 chức việc, 29.396 cơ sở thờ tự. So với năm 2017, số lượng tổ chức tơn giáo tăng 02, số lượng tín đồ tăng 743.628 người, chức sắc tăng 1.229 người, chức việc tăng 4.666 người, cơ sở thờ tự tăng 367 cơ sở [135, tr.8-13, tr.9].

Đối với các tôn giáo truyền thống ở Việt Nam: Theo số liệu thống kê của Ban Tơn giáo Chính phủ, Phật giáo cả nước có trên 17.000 cơ sở thờ tự, hơn

53.000 vị tăng, ni sinh hoạt trong tổ chức giáo hội Phật giáo Việt Nam và khoảng 14 triệu tín đồ đã quy y Tam bảo. Cơng giáo hiện có hơn 3.000 giáo xứ và tính đến tháng 9/2018 có 46 giám mục, hơn 5.000 linh mục, khoảng hơn 200 dòng tu, tu hội, tu đoàn với hơn 31.000 nam nữ tu sĩ, 7 triệu tín đồ. Đạo Tin Lành ở Việt Nam có trên 1 triệu tín đồ, có mặt ở 63/63 tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương với khoảng 80 tổ chức, hệ phái và nhóm khác nhau, trong đó có 10 tổ chức đã được nhà nước công nhận và cấp đăng ký hoạt động tôn giáo. Đạo Cao Đài có khoảng 2.6 triệu tín đồ, trên 10.000 chức sắc, 30.000 chức việc, 1.3000 cơ sở thờ tự ở 37 tỉnh, thành phố trong cả nước, tập trung chủ yếu ở các tỉnh Nam Bộ. Phật giáo Hịa Hảo có khoảng 1.5 triệu tín đồ sinh sống ở 22 tỉnh thành phố trực thuộc trung ương nhưng chủ yếu ở An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, Hậu Giang. Số lượng tín đồ Islam giáo ở Việt Nam hiện nay có trên 80.000 người, trong đó Chăm Bàni khoảng trên 50.000 người, Chăm Islam khoảng trên 30.000 người với 90 cơ sở thờ tự [10].

Ngồi sáu tơn giáo lớn cịn một số tôn giáo mới được thành lập hoặc mới du nhập từ bên ngoài như: Tịnh Độ cư sĩ Phật hội Việt Nam, Bửu Sơn Kì Hương, Tứ Ân hiếu nghĩa, Balamơn, Baha’i... Cụ thể, theo số liệu của Ban Tơn giáo Chính phủ năm 2018, đạo Balamơn có hơn 60.000 tín đồ; đạo Baha’i có khoảng 7.000 tín đồ, sinh sống ở 45 tỉnh thành trong cả nước; Tịnh độ Cư sĩ Phật hội Việt Nam hiện có 214 chi hội ở 25 tỉnh thành trong cả nước với hơn 600.000 tín đồ, 900.000 hội viên, gần 6.000 vị chức sắc, chức việc; đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa có 24 gánh với khoảng 62.000 tín đồ ở 16 tỉnh thành phố; Bửu Sơn Kỳ Hương có khoảng 10.000 tín đồ; Giáo hội Phật đường Nam tơng Minh sư đạo có 52 Phật đường, hoạt động ở 18 tỉnh thành phố chủ yếu ở Trung Bộ và Nam Bộ với khoảng 10.000 tín đồ; Hội thánh Minh Lý đạo – Tam Tơng Miếu... [10].

Bên cạnh đó, thời gian gần đây, ở Việt Nam xuất hiện nhiều tôn giáo mới hay còn được gọi bằng nhiều khái niệm khác nhau là đạo lạ, tà đạo, hiện tượng tôn giáo mới... với nhiều nguồn gốc từ Phật giáo, Kitơ giáo, từ tín ngưỡng truyền thống, cũng có những tơn giáo mới được du nhập từ bên ngồi vào. Các nhóm phái tơn giáo mới lạ này xuất hiện đầu tiên ở Mỹ vào cuối thế kỷ XIX, rồi nhanh

chóng lan sang các xã hội tư bản ở châu Âu, Bắc Mỹ, Nhật Bản, rồi khắp thế giới [27, tr.3-9]. Sự hiện diện này không đơn giản là đem đến cho con người những lựa chọn thay thế cho tơn giáo truyền thống mà nó đánh dấu một thời đại mới trong đời sống tâm linh, tinh thần của con người thời hậu hiện đại. Mặc dù tuổi đời non trẻ nhưng hiện tại tôn giáo mới đã thiết lập đời sống và sự vận hành riêng của nó với những tác động nhiều chiều đối với đời sống xã hội. Thực tế, tơn giáo mới ít nhiều gây ra sự hoài nghi, lúng túng và cho đến nay nó vẫn đang đặt ra nhiều thách thức đối với công tác quản lý ở các quốc gia.

So với các tôn giáo truyền thống, các tôn giáo mới có những đặc điểm tương đối khác biệt. Trước hết, về hình thức các tơn giáo mới rất đa dạng nhưng khép kín với quy mơ nhỏ (nhóm, phái, giáo phái) và tính ổn định khơng cao, nhiều nhóm cịn sử dụng biện pháp đổi tên đạo để thích nghi. Trong thực hành tôn giáo, các tôn giáo mới thường đề cao sự trải nghiệm, thực hành tâm linh của cá nhân tín đồ dưới sự dẫn dắt quan trọng của một thủ lĩnh tâm linh mà ở Việt Nam phần lớn là phụ nữ... Do quá trình sàng lọc một cách ghê gớm của xã hội nên phần lớn các tôn giáo mới thường mang số phận khá ngắn ngủi, “sớm nở tối tàn” hoặc nếu khơng thì các tôn giáo mới phải thay đổi liên tục theo nhu cầu của thị trường tôn giáo và dẫn tới hiện tượng “lão hóa” của các tơn giáo mới [27, tr.53]... Tính năng động biến đổi để thích nghi của các tơn giáo mới cũng là một thách thức không chỉ với công tác quản lý hoạt động tơn giáo ở địa phương mà cịn cả trên phương diện hoạch định chính sách, pháp luật của nhà nước.

Thực tế, sự xuất hiện và tồn tại của các nhóm phái tơn giáo mới đã làm thay đổi đời sống tôn giáo ở Việt Nam. Việc thay đổi thị phần tâm linh của các tôn giáo truyền thống trong xã hội không chỉ là thách thức đối với các truyền thống tôn giáo, các nền văn hóa mà cả với mơi sinh xã hội. Thực tế ở hầu hết các địa phương, các tôn giáo mới đều chưa được công nhận tư cách pháp nhân nhưng chúng vẫn đang tồn tại như là một thực thể xã hội với những tác động cả tích cực lẫn tiêu cực đối với xã hội. Điều này đặt ra những vấn đề cấp bách trong việc hoạch định chính sách, luật pháp về tôn giáo cũng như trong công tác quản lý của nhà nước về tơn giáo mới.

Nhìn chung, Việt Nam là quốc gia đa dân tộc, đa tôn giáo. Ở đây vừa có những tổ chức tơn giáo có quy mơ lớn, được hình thành từ rất sớm, hoạt động trên quy mơ cả nước, có đóng góp cho cơng cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, có hoạt động tơn giáo đi vào ổn định, nhưng cũng có tổ chức tơn giáo có quy mơ nhỏ, mới được thành lập hoặc mới du nhập, phạm vi hoạt động chỉ trong một số địa phương, có nhiều phương thức hoạt động tôn giáo mới lạ. Cách thức tổ chức trong các tôn giáo theo nhiều cách khác nhau, có tổ chức theo cơ chế dân chủ, có tổ chức theo cơ chế chuyên chế...

Mặc dù Việt Nam có rất nhiều tôn giáo cùng tồn tại nhưng nhìn chung cho đến nay các tôn giáo đều cùng tồn tại trong xu hướng đồn kết, đối thoại, khơng có xung đột xảy ra. Trong lịch sử cách mạng Việt Nam, dưới ngọn cờ lãnh đạo của Đảng quần chúng tín đồ và các tơn giáo cùng với nhân dân đấu tranh kiên cường vì nền độc lập tự do dân tộc và đã góp phần làm nên những chiến thắng của cuộc Cách mạng tháng Tám, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Hiện nay quần chúng tín đồ và các tơn giáo đang góp mình vào xây dựng một xã hội Việt Nam văn minh, phát triển bền vững.

Tuy nhiên ở Việt Nam thường xuất hiện những xung đột giữa tôn giáo với văn hóa truyền thống, văn hóa bản địa. Điều này có thể thấy trong lịch sử truyền đạo Kitô vào Việt Nam, nhất là thời kỳ đầu thường xảy ra các va chạm về văn hóa, trong đó gay gắt nhất là vấn đề thờ cúng tổ tiên. Cũng như vậy với trường hợp đạo Tin Lành khi truyền vào Việt Nam, nhất là trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số, hay với các tôn giáo mới. Điều này khiến cho các tôn giáo từ phương Tây trở nên xa lạ và dẫn đến hình thành một khoảng cách nhất định giữa các tôn giáo với dân tộc. Vấn đề này không chỉ diễn ra riêng Việt Nam mà còn ở một số nước trong khu vực như Trung Quốc. Tâm lý này tồn tại khá lâu cho đến khi một bộ phận không nhỏ người Công giáo tiến bộ miền Nam khởi xướng phong trào tìm về dân tộc với khẩu hiệu: trước khi là người công giáo tôi là người Việt Nam và nhất là khi Tòa Thánh Vatican tuyên bố cho phép người giáo dân vừa được thờ phụng Chúa vừa được tơn kính tổ tiên của mình. Hiện nay, vấn đề này cịn tái diễn ở nhiều nơi vùng đồng bào dân tộc miền núi dẫn đến những xáo trộn

không nhỏ đối với xã hội truyền thống vùng sơn cước và đặt ra những thách thức không nhỏ đối với hoạt động quản lý nhà nước về tôn giáo. Rõ ràng sự đa dạng tôn giáo là một lợi thế nhưng trong điều kiện đời sống dân sinh và trình độ dân trí cịn thấp thì cũng khơng tránh được những xung đột văn hóa, gây ảnh hưởng trật tự an ninh xã hội, nhất là những tôn giáo phát triển trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

2.4.2. Mối quan hệ tơn giáo và chính trị ở Việt Nam hiện nay

Vấn đề tôn giáo và dân tộc

Việt Nam là quốc gia đa dân tộc. Trong 54 dân tộc anh em ở Việt Nam, người Kinh chiếm khoảng 86% dân số, chủ yếu sống ở vùng đồng bằng, còn lại là các dân tộc thiểu số, sinh sống dải dác khắp vùng Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ. Hiện nay ở Việt Nam vấn đề tôn giáo - dân tộc cũng đang đặt ra nhiều vấn đề thách thức thời gian gần đây, nhất là ở ba khu vực nêu trên. Vấn đề dân tộc – tôn giáo khơng chỉ có ý nghĩa địa – chính trị mà cịn tác động khơng nhỏ đối với q trình đổi mới chính sách tơn giáo ở Việt Nam.

Như đã phân tích ở phần trên, sự xuất hiện các tôn giáo mới ở Việt Nam hiện nay đặt ra nhiều thách thức trong cơng tác quản lý nhà nước, nhất là khi nó gắn với vấn đề tộc người thiểu số, sinh ra hiện tượng được gọi là chủ nghĩa ly khai. Cụ thể với khu vực Tây Bắc là vấn đề Tin Lành. Đến năm 2010, ở Tây Bắc có tới 135 nghìn người theo đạo Tin Lành, trong đó người dân tộc Mơng theo đạo Tin Lành với tên gọi Vàng Chứ và hơn 10 nghìn người dân tộc Dao theo đạo Tin Lành với tên gọi Thìn Hùng. Với đạo Cơng giáo có 38 nghìn người thuộc các dân tộc thiểu số theo đạo. Thực tế các tôn giáo khi truyền vào vùng này gây ra nhiều tác động tới văn hóa, xã hội, thậm chí là chính trị hóa các hoạt động của mình. Rõ nhất là hoạt động chống cộng sản của Thanh Hải Vơ Thượng Sư, hay hoạt động ly khai địi khơi phục vương quốc Mông tự trị của đạo Vàng Chứ, Dương Văn Mình ở vùng Tây Bắc.

Đối với khu vực Tây Nguyên, vấn đề lớn nhất là vấn đề bạo loạn chính trị gắn với đạo Tin Lành. Thực tế đã diễn ra phong trào Fulro, phong trào Tin Lành Đề Ga và Nhà nước Đề Ga tự trị năm 2001, 2004. Có thể nói vấn đề Tin Lành ở

Tây Nguyên không chỉ đặt ra những thách đố lớn về chính trị, văn hóa, xã hội mà cả về mặt quản lý. Hiện nay hầu như tất cả các hệ phái Tin Lành nhà nước cơng nhận đều có cơ sở chi hội ở Tây Nguyên. Việc phát triển này vừa khiến cho nhiều nơi thiếu hụt chức sắc, chức việc lãnh đạo cộng đồn tín đồ, vừa gây ảnh hưởng đến an ninh xã hội. Bên cạnh đó, Tây Nguyên cũng là khu vực địa – tôn giáo của Công giáo. Năm 2010 khu vực Tây Ngun có tới 250 nghìn người Cơng giáo thuộc các dân tộc thiểu số với các Giáo phậm Kon Tum, Buôn Ma Thuột, Đà Lạt.

Cịn với vùng Tây Nam Bộ thì gần như 1.3 triệu người Khơ me là tín đồ Phật giáo Nam Tơng Theravada. Khơng những thế, cộng đồng này còn gắn với những vấn đề lịch sử lâu dài và phức tạp của Vương quốc cổ Phù Nam. Lợi dụng vấn đề tôn giáo, các thế lực thù địch âm mưu tính lại món nợ lịch sử để dựng nên nhà nước Khơ me Crơm của người Khơ me.

Có thể nói vấn đề nổi cộm ở ba khu vực Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ hiện nay là vấn đề tôn giáo gắn với chủ nghĩa dân tộc bản địa xuyên quốc gia hay chủ nghĩa giải lãnh thổ. Thực tế Đảng và Nhà nước Việt Nam đã phải nỗ lực rất nhiều để ngăn chặn âm mưu chính trị nguy hiểm nhằm thành lập Vương quốc Mông tự trị, Nhà nước Đềga hay Nhà nước Khơme… mà có có lẽ trong tương lai vấn đề dân tộc – tơn giáo cịn tiếp tục đặt ra nhiều vấn đề cần phải giải quyết.

Ngoài ba khu vực trọng điểm nói trên thì cịn có vấn đề của cộng đồng người Chăm theo Hồi giáo và Ấn giáo ở miền Trung với số lượng không nhiều nhưng cũng đặt ra nhiều vấn đề phải lưu tâm.

Hầu hết các tôn giáo ở Việt Nam hiện nay có mối quan hệ quốc tế rộng rãi. Một trong những đặc trưng của tôn giáo ở Việt Nam là có nhiều tơn giáo ngoại nhập như Phật giáo, Công giáo, Tin Lành, Islam giáo, Baha’i và hầu hết là những tôn giáo lớn trên thế giới. Ở Việt Nam những tôn giáo này cũng là các tơn giáo lớn, có số lượng tín đồ từ một triệu cho đến hàng chục triệu người.

Đối với đạo Công giáo ở Việt Nam có quan hệ chặt chẽ với Giáo hội Công giáo Roma và một số giáo hội địa phương trong khu vực và thế giới. Trên thế giới Công giáo là một trong số tơn giáo lớn với hơn 1 tỷ tín đồ có mặt ở gần

200 quốc gia và vùng lãnh thổ ở khắp các châu lục dưới sự dẫn dắt tinh thần của Tòa Thánh Vatican. Với vai trò kép vừa là tổ chức tôn giáo thế giới vừa là một nhà nước nên hiện nay Vatican có ảnh hưởng khơng nhỏ tới thế giới khơng chỉ trong người tín đồ Cơng giáo mà còn với các quốc gia và các tơn giáo khác. Hiện Vatican có mối quan hệ ngoại giao với 177 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Vatican còn đi đầu trong nhiều phong trào đối thoại đại kết (giữa các nhánh tôn giáo trong Kitơ giáo như Tin Lành, Anh giáo, Chính thống giáo), và phong trào đối thoại liên tôn giáo (với các tơn giáo ngồi Kitơ giáo như Phật giáo) [12, tr.150-153]. Về mặt tổ chức,Vatican có mối quan hệ chặt chẽ với Giáo hội Cơng giáo ở Việt Nam qua vai trị của Hội đồng Giám mục Việt Nam và các giáo phận. Với sự kiện ngày 22/12/2018 Giáo hồng Phanxicơ thành lập giáo phận Hà Tĩnh, được tách ra từ giáo phận Vinh, đã nâng tổng số giáo phận Công giáo ở Việt Nam lên con số 27 [39, tr.12]. Trong q trình đổi mới chính sách tơn giáo, nhà nước Việt Nam đang đạt những bước tiến quan trọng trong quá trình thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức với Tịa Thánh Vatican.

Phật giáo Việt Nam có quan hệ thân thiết với Phật giáo thế giới nhất là ở một số nước trong khu vực như Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Lào… Tuy là một tôn giáo lớn thế giới nhưng Phật giáo khơng hình thành tổ chức giáo hội chung tồn thế giới mà hình thành các sơn mơn, tơng phái và các giáo hội riêng ở mỗi quốc gia. Bên cạnh đó, Phật giáo Nam tơng Khơme Tây Nam Bộ có quan hệ mật thiết với Phật giáo Nam tông Khơme Campuchia.

Ở Việt Nam Islam giáo không phải là tơn giáo lớn nhưng trên thế giới nó lại là tơn giáo lớn nhất, tập trung chủ yếu ở vùng Trung Cận Đông, Bắc Phi, Tây

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Đổi mới chính sách tôn giáo trong phát triển bền vững ở Việt Nam hiện nay (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(193 trang)