Chính sách tơn giáo ở Việt Nam thời kỳ đổi mới

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Đổi mới chính sách tôn giáo trong phát triển bền vững ở Việt Nam hiện nay (Trang 81)

7. Kết cấu luận án

3.1. Khái lƣợc quá trình hình thành và phát triển của chính sách tơn

3.1.2. Chính sách tơn giáo ở Việt Nam thời kỳ đổi mới

Có thể nói các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh lĩnh vực tôn giáo thời kỳ này không những tăng nhanh về số lượng, mà còn phong phú và đa dạng hơn từ hình thức cho đến nội dung.

Hiến pháp 1992 khẳng định: Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực Nhà

nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nơng dân và tầng lớp trí thức (Điều 2). Trong chương V, các quyền cơ bản của công dân được quy định, trong đó bao gồm quyền tự do ngôn luận (Điều 69), quyền tự do tôn giáo (Điều 70). Quyền về tự do tôn giáo sau này tiếp tục được khẳng định tại Điều 24 Hiến pháp 2013. Hiến pháp sửa đổi quy định: “1. Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tơn giáo, theo hoặc khơng theo một tơn giáo nào. Các tơn giáo bình đẳng trước pháp luật. 2. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tơn giáo. 3. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tơn giáo hoặc lợi dụng tự do tín ngưỡng, tơn giáo để vi phạm pháp luật” [67, tr.17-18]

Nghị định số 69/HĐBT, ngày 21/3/1991 về các hoạt động tôn giáo của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) là văn bản đầu tiên đã đề cập tương đối toàn diện các lĩnh vực hoạt động tơn giáo. Ngồi nội dung kế thừa các văn bản quy phạm pháp luật trước đó (Sắc lệnh 234/SL của Chính phủ ngày 14/6/1955 về vấn đề tôn giáo, Nghị quyết số 297-CP ngày 11/11/1977 về một số chính sách đối với tơn giáo...), Nghị định cịn chỉnh sửa, bổ sung một số nội dung mới.

Sau gần 10 năm thực hiện, trước yêu cầu của tình hình mới, ngày 19/4/1999, Chính phủ ban hành Nghị định số 26/1999/NĐ - CP về các hoạt động tôn giáo, thay thế Nghị định số 69/HĐBT. Kế thừa các văn bản quy phạm pháp luật trước đó, Nghị định số 26 khẳng định: nhà nước bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tơn giáo và quyền tự do khơng tín ngưỡng, tơn giáo của cơng dân; công dân theo tôn giáo hoặc không theo tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật về quyền và nghĩa vụ; Những hoạt động tơn giáo chính đáng, hợp pháp của tín đồ được Nhà nước bảo đảm; những hoạt động tơn giáo vì lợi ích của Tổ quốc và nhân dân được khuyến khích; Các hoạt động tơn giáo phải tuân theo pháp luật của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Mọi hành vi vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tơn giáo, lợi dụng tín ngưỡng tơn giáo để chống lại Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, ngăn cản tín đồ làm nghĩa vụ cơng dân, phá hoại sự nghiệp đoàn kết tồn dân, làm hại nền văn hố lành mạnh của dân tộc và hoạt động mê tín dị đoan đều bị xử lí theo pháp luật.

Bên cạnh những văn bản quy phạm pháp luật trực tiếp điều chỉnh hoạt động tơn giáo, ở Việt Nam cịn có nhiều điều khoản liên quan nằm dải dác trong các luật và bộ luật cùng tham gia điều chỉnh hoạt động tôn giáo, như trong Bộ luật dân sự, Bộ luật tố tụng dân sự, Bộ luật hình sự, Bộ luật tố tụng hình sự, Luật xây dựng, Luật đất đai…

Trong tiến trình đổi mới chính sách tơn giáo ở Việt Nam, ngày 18/6/2004, PLTNTG được Uỷ ban Thường vụ Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khố XI thơng qua và có hiệu lực thi hành từ ngày 15/11/2004, đánh một dấu mốc lịch sử trên con đường hoàn thiện pháp luật điều chỉnh lĩnh vực hoạt động tín ngưỡng, tơn giáo ở Việt Nam. Việc biên soạn PLTNTG do Ban Tơn giáo Chính phủ chủ trì với nhóm biên soạn bao gồm thành viên của tất cả các ban ngành và kéo dài khoảng 4 năm với tất cả 26 bản Dự thảo, khơng kể bản chính thức cuối cùng. PLTNTG có 6 Chương, 41 Điều, đã xác định rõ quyền và nghĩa vụ của các cá nhân, tổ chức tơn giáo, trách nhiệm của các cơ quan quản lí nhà nước trong việc bảo đảm quyền và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân trong hoạt động tôn giáo; tôn trọng và bảo đảm nguyên tắc những việc nội bộ của các tổ chức tôn giáo do các tôn giáo tự giải quyết theo Hiến chương, Điều lệ của các tôn giáo đã được Nhà nước cơng nhận. Đồng thời xác định, Chính phủ Việt Nam tôn trọng và thực hiện các điều ước quốc tế mà Việt Nam kí kết hoặc gia nhập khi có sự khác nhau giữa quy định của PLTNTG và các điều ước đã được Việt Nam kí kết hoặc tham gia.

Ngoài những nguyên tắc cơ bản về quyền tự do tín ngưỡng, tơn giáo được kế thừa từ các văn bản đã ban hành, Pháp lệnh có nhiều nội dung được điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung mới so với Nghị định số 26/1999/NĐ-CP ngày 19 tháng 4 năm 1999.

Sau khi có PLTNTG theo thẩm quyền của mình, Chính phủ ban hành Nghị định 22/2005 về các biện pháp thực hiện Pháp lệnh, sau đó được thay thế bằng Nghị định 92/2012. Nghị định 92 có nhiều điểm mới so với Nghị định 22 và cụ thể hóa đầy đủ hơn các biện pháp để thực hiện các quan điểm đã nêu trong các văn kiện của Đảng và PLTNTG năm 2004. Trong Nghị định quy định chi

tiết nhiều biện pháp liên quan tới quản lý hoạt động tôn giáo, quản lý chức sắc, quản lý cơ sở tơn giáo, tín ngưỡng...

Đồng thời Thủ tướng Chính phủ cũng ban hành hai văn bản quan trọng giải quyết những vấn đề tơn giáo chun biệt. Đó là Chỉ thị 01/CT-TTg ngày 04/02/2005 về một số công tác đối với đạo Tin Lành và sau đó là Chỉ thị 1940/CT-TTg ngày 31/12/2008 về nhà, đất liên quan đến tôn giáo.

Nhằm thống nhất các thủ tục hành chính trong cả nước liên quan đến lĩnh vực tôn giáo, ngày 10/10/2013 Bộ Nội vụ đã ban hành Bộ thủ tục hành chính và các biểu mẫu văn bản hành chính liên quan tới tín ngưỡng, tơn giáo, trong đó nhiều thủ tục thường gây bất cập trên thực tế được cơng khai hóa như: đăng ký, công nhận tôn giáo; quản lý chức sắc; tổ chức các hoạt động tơn giáo, trong đó có vấn đề truyền đạo, giảng đạo; đất đai của cơ sở tơn giáo, tín ngưỡng...

Trong nỗ lực hướng tới xây dựng nhà nước pháp quyền trong lĩnh vực tôn giáo của Đảng và Nhà nước Việt Nam, năm 2016, Quốc hội đã thông qua LTNTG với 09 Chương, 08 Mục và 68 Điều, quy định các nội dung sau: Chương 1: Những quy định chung; Chương 2: Quyền tự do tín ngưỡng, tơn giáo; Chương 3: Hoạt động tín ngưỡng; Chương 4: Đăng ký sinh hoạt tơn giáo tập trung, đăng ký hoạt động tôn giáo; Chương 5: Tổ chức tôn giáo; Chương 6: Hoạt động tôn giáo; hoạt động xuất bản, giáo dục, y tế, bảo trợ xã hội, từ thiện, nhân đạo của tổ chức tơn giáo; Chương 7: Tài sản của cơ sở tín ngưỡng, tổ chức tôn giáo; Chương 8: Quản lý nhà nước và xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tín ngưỡng, tơn giáo; Chương 9: Điều khoản thi hành.

So với PLTNTG trước đây, LTNTG có nhiều điểm mới. Đó là mở rộng phạm vi chủ thể có quyền tự do tín ngưỡng, tơn giáo từ “cơng dân” thành “mọi người”, thể hiện đúng bản chất quyền tự do tín ngưỡng, tơn giáo là quyền con người theo tinh thần Hiến pháp 2013. Việc đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung, nếu như trước đây đăng ký sinh hoạt tôn giáo được xem là một mốc khởi điểm để bắt đầu hình thành một tổ chức tơn giáo thì nay Luật chỉ xem sinh hoạt tôn giáo tập trung nhằm thỏa mãn nhu cầu tôn giáo của mọi người; sinh hoạt tôn giáo tập trung không được xem là mốc khởi điểm để tiến tới được cấp chứng

nhận đăng ký hoạt động tôn giáo, công nhận về tổ chức. Một số nội dung thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ như cơng nhận tổ chức tôn giáo; thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất tổ chức tôn giáo trực thuộc có phạm vi hoạt động ở nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; thành lập trường đào tạo những người chuyên hoạt động tôn giáo; tiếp nhận thông báo giải thể trường đào tạo những người chuyên hoạt động tôn giáo đã được thay đổi theo hướng giao cho cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tơn giáo ở trung ương có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ và trả lời các tổ chức tôn giáo. Việc thay đổi này sẽ giúp cho việc thực hiện các thủ tục hành chính nhanh gọn, thuận lợi hơn cho hoạt động tôn giáo. Đây là một nội dung mới, quan trọng của Luật nhằm xác định rõ địa vị pháp lý của tổ chức tôn giáo, bảo đảm quyền và nghĩa vụ của các tổ chức tôn giáo khi tham gia vào các quan hệ pháp luật.

Các quy định về cơ sở đào tạo tôn giáo, bổ sung làm mới các quy định liên quan đến cơ sở đào tạo tôn giáo bao gồm từ điều kiện thành lập, thẩm quyền chấp thuận đến các nội dung liên quan đến hoạt động của cơ sở đào tạo tôn giáo. LTNTG được bổ sung theo hướng tạo điều kiện cho người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam được vào tu tại cơ sở tôn giáo, học tại cơ sở đào tạo tôn giáo, lớp bồi dưỡng về tôn giáo của tổ chức tôn giáo ở Việt Nam; được tổ chức tôn giáo Việt Nam phong phẩm hoặc suy cử phẩm vị..., được tập trung sinh hoạt tôn giáo riêng tại cơ sở tôn giáo hoặc tại địa điểm hợp pháp khác ở Việt Nam; được mời chức sắc, nhà tu hành là người Việt Nam hoặc người nước ngoài giảng đạo.

Sau khi LTNTG ra đời, ngày 30/12/2017 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 162/2017/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành LTNTG. Nghị định có hiệu lực thi hành cùng ngày với LTNTG, từ ngày 01/01/2018. Nghị định gồm 06 chương và 25 điều, trong đó quy định chi tiết các nội dung được giao tại LTNTG; đồng thời Nghị định còn quy định các biện pháp bảo đảm thực hiện nhằm nâng cao hiệu quả thi hành các quy định pháp luật về tín ngưỡng, tơn giáo. Nghị định đã phân định cụ thể chức năng, nhiệm vụ cho các cơ quan có thẩm quyền trong thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về tín

ngưỡng, tơn giáo (Bộ Nội vụ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các bộ, ngành liên quan trước Chính phủ về hoạt động quản lý tín ngưỡng, tơn giáo tại Điều 22). Bên cạnh đó, Nghị định quy định rõ trình tự, thủ tục thực hiện các hoạt động tín ngưỡng, tơn giáo, đồng thời quy định khá đầy đủ và cụ thể về thủ tục hành chính về thay đổi nội dung sinh hoạt tơn giáo tập trung đã đăng ký, về tổ chức tôn giáo, về hoạt động tôn giáo có yếu tố nước ngồi, về hoạt động qun góp của cơ sở tín ngưỡng, tổ chức tơn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc; tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc tiếp nhận, quản lý các khoản tài trợ của tổ chức, cá nhân nước ngoài. Ngồi ra Nghị định cung cấp tính pháp lý cho bộ biểu mẫu hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tơn giáo, tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan quản lý nhà nước về tôn giáo các cấp và tổ chức, cá nhân tôn giáo thực hiện đúng pháp luật. Bộ biểu mẫu thủ tục hành chính, gồm 06 mẫu thuộc thẩm quyền của cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tơn giáo và 47 mẫu thuộc trách nhiệm của tổ chức, cá nhân tín ngưỡng, tơn giáo [29].

Bản Nghị định này giải quyết được nhiều nội dung được giao tại LTNTG. Nghị định số 162 khơng chỉ quy định chi tiết trình tự, thủ tục thực hiện mà còn đề ra các biện pháp đảm bảo, nhằm thực hiện có hiệu quả các quy định của LTNTG. Đặc biệt, việc ban hành bộ biểu mẫu hành chính kèm theo Nghị định hướng tới thể hiện tinh thần công khai, minh bạch trong việc cải cách thủ tục hành chính của Nhà nước ta, tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân tôn giáo và cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tơn giáo thực hiện nghiêm túc các quy định pháp luật trong q trình thực hiện các thủ tục hành chính về tín ngưỡng, tơn giáo; đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tơn giáo của mọi người.

Bên cạnh bản Nghị định số 162, Chính phủ cịn được giao nhiệm vụ soạn thảo bản nghị định liên quan đến những việc xử phạt các hành vi vi phạm thủ tục hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng và tơn giáo. Cho đến hết năm 2018, Nghị định này chưa được Chính phủ ban hành nhưng nguyên tắc khi soạn thảo văn bản này đưa ra là phải dựa trên cơ sở của LTNTG và Luật xử lý vi phạm hành chính. Bản nghị định này yêu cầu phải đưa ra được những quy định về hành vi vi phạm hành chính (về hình thức, mức độ xử phạt cho đến các biện pháp khắc

phục hậu quả), thẩm quyền xử phạt... Đây là điểm mới đáng lưu ý trong tiến trình đổi mới chính sách tơn giáo ở Việt Nam đặt trong bối cảnh của yêu cầu phát triển bền vững đất nước hiện nay.

3.2. Thực trạng đổi mới chính sách tơn giáo trong phát triển bền vững

3.2.1. Chính sách về quyền tự do tơn giáo

Tự do tôn giáo là một trong những quyền cơ bản của con người được quy định trong nhiều văn kiện luật pháp quốc tế. Đối với Việt Nam từ rất sớm, tự do tôn giáo trở thành một trong những nguyên tắc cơ bản của chính sách tơn giáo. Bởi vậy những tư tưởng mang tính nguyên tắc này được thể hiện xuyên suốt trong hệ thống từ quan điểm của Đảng cho đến những chủ trương, chính sách, luật pháp của nhà nước về lĩnh vực tôn giáo. Đảm bảo quyền tự do tôn giáo, trong hồn cảnh Việt Nam cũng chính là nhằm thực hiện đại đoàn kết toàn dân tộc, Chống lợi dụng tôn giáo hướng vào sự nghiệp chung là xây dựng và bảo vệ đất nước

Tự do tôn giáo là một trong những quyền cơ bản của công dân được quy định trong Hiến pháp của nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa nhưng lại liên kết rất chặt chẽ với bổn phận của họ (Chương Nghĩa vụ và Quyền lợi công dân). Hai bản Hiến pháp đầu tiên năm 1946 và 1959 công nhận quyền tự do tôn giáo là quyền căn bản [8, tr.25-31], nhưng từ năm 1954, việc kiểm sốt tơn giáo đã được định hình ở miền Bắc. Sắc lệnh số 234/SL được cơng bố năm 1955 thừa nhận một cách rõ ràng về việc bảo đảm tự do tôn giáo, nhưng kèm theo đó là: “Pháp luật sẽ trừng trị những kẻ nào mượn danh nghĩa tơn giáo để phá hoại hồ bình, thống nhất, độc lập, dân chủ, tuyên truyền chiến tranh, phá hoại đồn kết, ngăn trở tín đồ làm nghĩa vụ cơng dân, xâm phạm đến tự do tín ngưỡng và tự do tư tưởng của người khác, hoặc làm những việc khác trái pháp luật” [8, tr.27].

Ngay sau khi thống nhất đất nước, Nghị quyết số 297-CP ngày 11/11/1977 được ban hành [8, tr.27]. Văn bản này vẫn dựa trên chính sách tơn giáo quy định trong Sắc lệnh năm 1955 của nhà nước thống nhất nhưng quy định chi tiết về khung hoạt động của tơn giáo và thể hiện ý chí kiểm sốt các tổ chức và hoạt động tôn giáo của nhà nước thông qua việc “xin – cho” các giấy

phép bắt buộc. Điều 68 (Chương 5) Hiến pháp mới năm 1980 cũng quy định tương tự như các bản Hiến pháp trước đó về nguyên tắc tự do tôn giáo, rằng “Cơng dân có quyền tự do tín ngưỡng và theo hoặc khơng theo bất kỳ một tôn giáo nào”, nhưng lại thêm vào là: “Không ai được phép lợi dụng tơn giáo vào mục đích chống phá luật pháp và chính sách của Nhà nước” [8, tr.27].

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Đổi mới chính sách tôn giáo trong phát triển bền vững ở Việt Nam hiện nay (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(193 trang)