Chính sách tơn giáo trước đổi mới

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Đổi mới chính sách tôn giáo trong phát triển bền vững ở Việt Nam hiện nay (Trang 78 - 81)

7. Kết cấu luận án

3.1. Khái lƣợc quá trình hình thành và phát triển của chính sách tơn

3.1.1. Chính sách tơn giáo trước đổi mới

Việt Nam là một quốc gia đa dạng về tín ngưỡng, tôn giáo, đồng thời cũng ý thức được vai trò của chúng đối với đất nước nói chung và với sự nghiệp cách mạng nói riêng, nên ngay khi ra đời, Nhà nước Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản đã rất quan tâm đến vấn đề tơn giáo và ln có những chính sách phù hợp với tơn giáo trong mỗi giai đoạn cách mạng.

Đây là thời kỳ miền Nam vừa hồn tồn giải phóng, cả nước độc lập đồng bào hai miền đoàn kết xây dựng hàn gắn vết thương chiến tranh, dần xoá bỏ cách biệt về văn hóa, kinh tế giữa hai miền. Tăng cường chuyên chính với thế lực thù địch, đập tan mọi âm mưu của kẻ thù ln tìm cách phá hoại đất nước ta về mọi mặt. Trước tình hình như vậy, Đại hội Đảng tồn quốc lần thứ IV (1976) một lẫn nữa khẳng định chính sách nhất qn tơn trọng quyền tự do tín ngưỡng của nhân dân, đồng thời cương quyết đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu lợi dụng tơn giáo gây phương hại đến lợi ích Tổ quốc, lợi ích nhân dân.

Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IV năm 1976 khẳng định chính sách của Đảng về vấn đề tôn giáo là: tôn trọng tự do tín ngưỡng và tự do khơng tín ngưỡng của nhân dân, đoàn kết tất cả những người yêu nước và tiến bộ trong các tơn giáo, đồn kết đồng bào có đạo và đồng bào khơng có đạo, để cùng nhau xây dựng đất nước,... chống những hoạt động làm hại đến lợi ích của Tổ quốc và chủ nghĩa xã hội. Nghị quyết một mặt khẳng định chính sách nhất quán của Đảng là tôn trọng tự do tín ngưỡng và tự do khơng tín ngưỡng, đồn kết đồng bào tôn giáo và đồng bào không theo tôn giáo, mặt khác kiên quyết chống những hoạt động lợi dụng tơn giáo làm hại đến lợi ích Tổ quốc, chia rẽ đồn kết dân tộc. Cơng tác tơn giáo được tăng cường với nhiệm vụ vận động chức sắc tôn giáo, tộc trưởng, già làng, trưởng bản trong các vùng, nhất là vùng mới giải phóng,

tun truyền, động viên các đối tượng tơn giáo, dân tộc để họ xóa bỏ mặc cảm, định kiến mà chế độ Việt Nam Cộng hòa đã gieo rắc, cùng nhau cởi mở đoàn kết xây dựng tương lai.

Văn kiện Đại hội V của Đảng Cộng sản Việt Nam một lần nữa khẳng định quyền tự do tín ngưỡng tơn giáo luôn được tôn trọng, nhấn mạnh đến việc lợi dụng tôn giáo làm hại đến lợi ích Tổ quốc sẽ bị nghiêm trị. Đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng đánh dấu một bước đổi mới nhận thức về tơn giáo. Đại hội xác định tín ngưỡng, tơn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân. Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn khẳng định tơn trọng quyền tự do tín ngưỡng và khơng tín ngưỡng của người dân, ln thực hiện bình đẳng, đồn kết giữa người có tơn giáo và khơng tơn giáo, giữa các tôn giáo. Hạn chế những thái độ thành kiến và phân biệt đối xử với người tín đồ, chống lại những hành động vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tơn giáo, đồng thời nghiêm trị mọi hành vi lợi dụng tôn giáo phá hoại nền độc lập và đoàn kết dân tộc ở Việt Nam.

Quyền tự do tín ngưỡng khơng những được tơn trọng mà cịn được coi là nhu cầu của một bộ phận nhân dân cần được chăm lo. Khắc phục những nhận thức sai trái và tư tưởng định kiến trong cơng tác tơn giáo, những người có hành vi vi phạm tự do tín ngưỡng chính đáng của nhân dân sẽ bị xử lý.

Để đảm bảo quyền tự do tôn giáo của nhân dân và ngăn ngừa những phần tử phản cách mạng lợi dụng tôn giáo chống đối chủ nghĩa xã hội, nhất là ở các vùng mới giải phóng, căn cứ theo tinh thần Sắc lệnh số 234 ngày 14/6/1955, Hội đồng Chính phủ đã ra Nghị quyết số 297-CP ngày 11/11/1977 về một số chính sách đối với tôn giáo. Đây là một văn bản pháp lý về tôn giáo rất quan trọng. Lần đầu tiên, sau Sắc lệnh 234 do Chủ tịch Hồ Chí Minh ký ngày 14/6/1955, văn bản này đã đề cập tới sáu mặt quản lý tơn giáo có tính liên hồn: 1. Đối với các hoạt động tơn giáo, gồm những hoạt động bình thường khơng cần phải xin phép và những hoạt động tôn giáo phải xin phép và khi truyền bá tôn giáo; 2. Đối với nơi thờ cúng: Khẳng định thêm sự bảo hộ của Nhà nước với các cơ sở thờ tự, có sự phân cấp cụ thể hơn. 3. Việc đào tạo, bổ nhiệm, thuyên chuyển những người hoạt động tôn giáo. 4. Về tài liệu và đồ dùng về đạo của các tôn

giáo. 5. Đối với các cơ sở kinh tế, văn hóa, giáo dục, xã hội của các tơn giáo. 6. Vấn đề quan hệ giữa các tổ chức tôn giáo trong nước với các tổ chức tôn giáo quốc tế và nước ngoài.

Cuối thập kỉ 1970 đầu thập kỉ 1980, nhất là sau hai cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam và phía Bắc, tình hình kinh tế, xã hội và tơn giáo của đất nước ta rất phức tạp. Riêng với vấn đề tôn giáo điển hình là làn sóng di tản ra nước ngồi có tỉ lệ khơng nhỏ là giáo dân Cơng giáo, Phật giáo Việt Nam chưa thống nhất lực lượng, một số người thuộc phái Ấn Quang của Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất vẫn ngầm chống phá cách mạng.

Trước bối cảnh như vậy, ngày 1/10/1981, Ban Bí thư ra Nghị quyết số 40- NQ/TW Về công tác đối với các tôn giáo trong tình hình mới được ban hành. Bản Nghị quyết ra đời giữa lúc tình hình ở Việt Nam diễn ra hết sức khó khăn và phức tạp về mọi mặt kinh tế, chính trị, xã hội, đối ngoại… Trong khi đó, các hoạt động lợi dụng tôn giáo nhằm chống phá chính quyền của các thế lực thù nghịch ngày càng trở nên đa dạng. Bởi vậy bản Nghị quyết đã đề cập khá toàn diện chủ trương của Đảng đối với các tôn giáo đồng thời cũng cảnh giác trước âm mưu lợi dụng tôn giáo chống phá thành quả cách mạng ở Việt Nam.

Ngay trước khi ban hành Nghị quyết, Trung ương Đảng có Thơng tri số 136-TT-TW ngày 30/9/1981, Về chủ trương thống nhất các tổ chức Phật giáo để thành lập tổ chức chung Phật giáo cả nước. Trong đó Thơng tri nêu: “Tổ

chức Phật giáo cả nước được thành lập trên nguyên tắc là một tổ chức mang tính chất xã hội, đại diện duy nhất cho Phật giáo Việt Nam; là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; hoạt động tôn giáo gắn chặt với nhiệu vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN; hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và luật pháp nhà nước, tổ chức gọn nhẹ, rộng rãi mang tính chất tượng trưng, đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của tổ chức đó” [2]. Tinh thần văn bản này còn dễ nhận thấy trong các văn bản khác về tôn giáo của Đảng và Nhà nước Việt Nam trước đổi mới.

Từ đó quay trở lại với bản Nghị quyết 40, các ý kiến đều cho rằng việc chấn chỉnh một số hoạt động tôn giáo hay sự tả khuynh về tơn giáo là điều “có

thể hiểu, là một việc làm tất yếu” [64, tr.92]. Có những mục của văn kiện thể hiện rõ khuynh hướng nơn nóng xố bỏ Hội đồn, hạn chế các Dịng tu của đạo Cơng giáo [149, tr.33].

Trong giai đoạn này, việc cụ thể hóa các quan điểm của Đảng bằng chính sách pháp luật của Nhà nước được thể hiện trong Nghị quyết số 297-CP ngày 11/11/1977 về một số chính sách đối với tơn giáo của Hội đồng Bộ trưởng, trong Hiến pháp 1980. Ngoài ra các vấn đề liên quan đến lĩnh vực tôn giáo cũng được quy định trong các Luật và Bộ luật như: Luật Bầu cử Quốc hội 1980, Luật tổ chức Tòa án nhân dân 1981, Luật Nghĩa vụ quân sự 1982, Luật Bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân 1984, Bộ luật hình sự 1985, Luật Hơn nhân gia đình 1986, Nghị định số 151/TTg ngày 14/1/1985 của Hội đồng Bộ trưởng về việc thành lập Ban tơn giáo Chính phủ, Nghị định số 228/TTg ngày 31/12/1985 của Hội đồng Bộ trưởng về việc thi hành Pháp lệnh bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử và danh lam, thắng cảnh; Quyết định số 83/BT ngày 29/12/1981 của Bộ trưởng về việc cho phép thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Có thể thấy, hệ thống văn bản pháp luật về tín ngưỡng, tơn giáo giai đoạn này ban hành không nhiều như nội dung đã được bổ sung, điều chỉnh và đầy đủ hơn giai đoạn 1954-1975 như: quy định về sinh hoạt tôn giáo của các nhà tu hành và tín đồ, cơ sở vật chất của Giáo hội, việc đào tạo, bổ nhiệm, thuyên chuyển những người chuyên hoạt động tôn giáo, quan hệ quốc tế của các tổ chức tôn giáo. Mặc dù văn bản quy định về hoạt động tơn giáo đã khơng cịn ban hành dưới hình thức sắc luật hay sắc lệnh của Chủ tịch nước, nhưng còn ở dạng nguyên tắc, chưa có văn bản hướng dẫn nêu thiếu sự thống nhất trong thực hiện trên phạm vi toàn quốc [64, tr.94].

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Đổi mới chính sách tôn giáo trong phát triển bền vững ở Việt Nam hiện nay (Trang 78 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(193 trang)