Về hoạt động xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Đổi mới chính sách tôn giáo trong phát triển bền vững ở Việt Nam hiện nay (Trang 102 - 105)

7. Kết cấu luận án

3.1. Khái lƣợc quá trình hình thành và phát triển của chính sách tơn

3.2.3.2. Về hoạt động xã hội

Nhìn chung, chủ trương của Nhà nước Việt Nam hiện nay là khuyến khích và tạo điều kiện để các tổ chức, kể cả tổ chức tôn giáo, các cá nhân trong và ngoài nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thành lập cơ sở bảo trợ xã

hội để chăm sóc đối tượng bảo trợ xã hội trên lãnh thổ Việt Nam.

Theo Điều 33, PLTNTG năm 2004 nói rõ rằng Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện để tổ chức tôn giáo tham gia ni dạy trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt; hỗ trợ cơ sở chăm sóc sức khoẻ người nghèo, người tàn tật, người nhiễm HIV/AIDS, bệnh phong, tâm thần; hỗ trợ phát triển các cơ sở giáo dục mầm non và tham gia các hoạt động khác vì mục đích từ thiện nhân đạo phù hợp với hiến chương, điều lệ của tổ chức tôn giáo và quy định của pháp luật. Chức sắc, nhà tu hành với tư cách cơng dân được Nhà nước khuyến khích tổ chức hoạt động giáo dục, y tế, từ thiện nhân đạo theo quy định của pháp luật.

Sau đó nhiều văn bản quy phạm pháp luật về việc xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế của nhà nước được ban hành, như: Nghị quyết số 50/2005/NQ-CP, ngày 18/4/2005, của Chính phủ về đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa và thể dục thể thao; Nghị định số 53/2006/NĐ- CP, ngày 25/5/2006, của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển các cơ sở cung ứng dịch vụ ngồi cơng lập; Nghị định số 69/2008/NĐ-CP, ngày 30- 5-2008, của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường; mở rộng các lĩnh vực và chính sách khuyến khích thực hiện xã hội hóa và hồn thiện hệ thống cơ chế khuyến khích với ưu đãi cao hơn nhằm hình thành và phát triển hệ thống các cơ sở cung ứng dịch vụ ngồi cơng lập.

Đến LTNTG, tại Điều 55 quy định, cho phép các tổ chức tôn giáo: “Được tham gia các hoạt động giáo dục, đào tạo, y tế, bảo trợ xã hội, từ thiện, nhân đạo theo quy định của pháp luật có liên quan. [90, tr.57]. Nghị định số 162/2017/NĐ-CP ngày 30/12/2017 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành LTNTG có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2018 không quy định thêm gì về điều này.

Như vậy, dễ nhận thấy một sự khác biệt về nội dung giữa hai văn bản quy phạm pháp luật. Nếu trước đây Pháp lệnh quy định chi tiết, cụ thể các hoạt động giáo dục, y tế mà tơn giáo có thể được tham gia thì ở Luật tín ngưỡng tơn giáo khơng cịn thấy điều đó nữa. LTNTG khơng cịn hạn chế tổ chức tôn giáo trong

một số hoạt động cụ thể mà để cho các tổ chức tôn giáo được tham gia các hoạt động giáo dục y tế như các thành phần xã hội khác theo quy định của pháp luật có liên quan.

Như vậy, khi tham gia vào hoạt động y tế, giáo dục các tổ chức tôn giáo cần phải tuân theo các quy định trong luật y tế, luật giáo dục...

Về y tế, Luật số 40/2009/QH12 về khám bệnh, chữa bệnh năm 2009 quy định: “Điều 42. Điều kiện hoạt động của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

1. Có quyết định thành lập của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với cơ sở khám chữa bệnh do Nhà nước thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép đầu tư theo quy định của pháp luật đối với cơ sở khám, chữa bệnh khác.

2. Có giấy phép hoạt động do Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hoặc Giám đốc Sở y tế cấp” [33, tr.7371].

Về giáo dục, Luật giáo dục số 38/2005/QH11 ngày 14/06/2005 quy định: “Điều 48. Nhà trường trong hệ thống giáo dục quốc dân

1. Nhà trường trong hệ thống giáo dục quốc dân được tổ chức theo các loại hình sau đây:

a) Trường công lập do Nhà nước thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, bảo đảm kinh phí cho các nhiệm vụ chi thường xuyên;

b) Trường dân lập do cộng đồng dân cư ở cơ sở thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và bảo đảm kinh phí hoạt động;

c) Trường tư thục do các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội-nghề nghiệp, tổ chức kinh tế hoặc cá nhân thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và bảo đảm kinh phí hoạt động bằng vốn ngồi ngân sách nhà nước” [31, tr.52]

Như vậy, các tổ chức tơn giáo có thể tham gia hoạt động giáo dục, y tế thơng qua hình thức đăng ký kinh doanh, thành lập cơng ty có chức năng về khám chữa bệnh để tham gia hoạt động y tế hoặc cơng ty có chức năng hoạt động giáo dục nếu muốn tham gia hoạt động giáo dục.

Như đã nói ở trên, trước khi Luật tín ngưỡng tơn giáo ra đời, việc các tổ chức tôn giáo thành lập công ty trực thuộc là khơng thể được vì các tổ chức tơn

giáo chưa có tư cách pháp nhân dù các tổ chức tơn giáo đó đã được nhà nước cơng nhận. Với quy định mới được bổ sung trong LTNTG, các tổ chức tơn giáo được cơng nhận có tư cách pháp nhân phi thương mại nên việc thành lập công ty kinh doanh là điều có thể thực hiện. Đương nhiên hình thức cơng ty do các tổ chức tơn giáo thành lập phù hợp nhất là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có chức năng về khám chữa bệnh hoặc giáo dục. Điều 73 Luật doanh nghiệp số 68/2014/QH13 năm 2014 quy định: “Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty); chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty” [34, tr.43].

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Đổi mới chính sách tôn giáo trong phát triển bền vững ở Việt Nam hiện nay (Trang 102 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(193 trang)