Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Đổi mới chính sách tôn giáo trong phát triển bền vững ở Việt Nam hiện nay (Trang 54 - 57)

7. Kết cấu luận án

2.3. Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về

2.3.1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin

Trong quá trình hoạt động, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác – Lênin không coi tôn giáo là đối tượng nghiên cứu chính của mình nhưng các ơng bàn đến tôn giáo bởi phải giải quyết những lực cản và sự phản bác từ phía các giáo hội Kitô trên cả phương diện học thuyết lẫn thực tiễn. Các quan điểm về tôn giáo của các ông được thể hiện trong nhiều tác phẩm khác nhau.

Khi nghiên cứu quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về tôn giáo, người ta thường coi câu nói sau đây là định nghĩa: “Nhưng tất cả tôn giáo chẳng qua chỉ là sự phản ánh hư ảo vào trong đầu óc con người của những lực lượng ở bên ngoài chi phối cuộc sống hàng ngày của họ, chỉ là sự phản ánh trong đó những lực lượng ở trần thế đã mang hình thức những lực lượng siêu trần thế” [125, tr.44]. Tuy nhiên định nghĩa này được các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác - Lênin đưa ra dựa trên những cơ sở nghiên cứu của mình về đời sống tôn giáo ở phương Tây. Bởi vậy, ngay tại thời điểm ra đời định nghĩa này ra đời nó đã khơng phù hợp với cách hiểu về tôn giáo ở các quốc gia phương Đông, trong đó có Việt Nam. Điều này được Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ khi ơng vận dụng chủ nghĩa Mác vào thực tiễn cách mạng ở Việt Nam.

Từ lập trường chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử chủ nghĩa Mác thường nhấn mạnh sự tồn tại và phát triển của tôn giáo phụ thuộc vào những quy luật của sản xuất vật chất đồng thời cũng thừa nhận sự tác động

trở lại của tôn giáo đối với đời sống xã hội của con người hay đó chính là vai trị xã hội của tơn giáo.

Trong bối cảnh lịch sử châu Âu khi đó người ta có thể dễ dàng nhìn thấy vai trị xã hội của tơn giáo, cụ thể là Kitơ, nó tạo ra một mối quan hệ khăng khít giữa thế quyền và thần quyền mà đôi khi thần quyền bao trùm tồn bộ đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. “Thời trung cổ đã sát nhập vào thần học tất cả các hình thức khác của hệ tư tưởng như triết học, chính trị học, pháp luật học và đã biến các hình thức ấy thành những bộ mơn của thần học” [18, tr.570].

Bên cạnh đó, vai trị xã hội của tơn giáo cịn thể hiện ở sự “phản kháng” của tôn giáo đối với xã hội sản sinh ra nó và trong nhiều trường hợp sự phản kháng mạnh mẽ dẫn đến những cuộc chiến tranh tôn giáo. “Sự khốn cùng của tôn giáo vừa là biểu hiện của sự khốn cùng hiện thực, vừa là sự phản kháng chống lại sự khốn cùng hiện thực ấy” [15, tr.570].

Đương nhiên, khi nói đến sự tác động trở lại của tôn giáo đối với đời sống xã hội người ta thường nhớ tới câu nói nổi tiếng: “Tơn giáo là thuốc phiện của nhân dân” [15, tr.570]. Trước đây, ý nghĩa của luận điểm này đã từng gây ra nhiều tranh cãi. Vượt qua chức năng ru ngủ hiện nay người ta thống nhất với nhau rằng, tôn giáo đem đến cho con người niềm tin và hy vọng về một thế giới khác tốt đẹp hơn để con người có đủ sức mạnh để vượt qua những khó khăn trong cuộc sống trần thế, để nâng đỡ đồng loại cùng nhau hướng tới một cuộc sống tốt đẹp.

Thêm vào đó, chủ nghĩa Mác cũng chỉ ra tơn giáo có vai trị đáp ứng nhu cầu tinh thần của con người và của xã hội: “Tôn giáo là tiếng thở dài của chúng sinh bị áp bức, là trái tim của thế giới khơng có trái tim, cũng giống như nó là tinh thần của những trật tự khơng có tinh thần” [15, tr.570]. Đây là cơ sở rất quan trọng để Đảng Cộng sản Việt Nam thay đổi nhận thức của mình về tơn giáo với việc khẳng định tín ngưỡng, tơn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân.

Đối diện với vấn đề tôn giáo với những đặc điểm, vai trò xã hội như vậy, chủ nghĩa Mác cũng chỉ ra những phương cách để ứng xử với thực tại đặc biệt

đó. Trước hết, trong xác lập thế giới quan khoa học của giai cấp vô sản hay muốn thay đổi ý thức xã hội thì đầu tiên là phải thay đổi tồn tại xã hội. “Khơng thể đả kích vào tơn giáo dưới mọi hình thức thù địch cũng như dưới hình thức khinh bạo chung cũng như riêng, nghĩa là nói chung khơng được đả kích tơn giáo”[15, tr.23]. Điều này có nghĩa để giải quyết vấn đề tơn giáo chỉ có thể sử dụng phương pháp đối thoại, tuyên truyền, thuyết phục để người tín đồ hiểu và góp phần vào xây dựng cuộc sống thực tại tốt đẹp. Nội dung này được kế thừa và trở thành nguyên tắc trong chính sách của Đảng đối với tơn giáo, ở đó, trọng tâm của công tác tôn giáo là công tác vận động quần chúng.

Tuy nhiên, nếu Mác và Ăngghen là những người vạch ra những nguyên tắc đầu tiên đối với tơn giáo thì V.I.Lênin là người hồn chỉnh và nâng cao hệ thống các quan điểm, chính sách của các đảng mác xít về tơn giáo. Lênin và Đảng Cộng sản Liên Xơ xây dựng đường lối, chính sách về tơn giáo có thể nói hết sức tiến bộ với việc xác lập lập trường tơn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tơn giáo của quần chúng. “Nhà nước khơng được dính đến tơn giáo, các đồn thể tơn giáo khơng được dính đến chính quyền nhà nước. Bất kỳ ai cũng được hồn tồn tự do theo tơn giáo mình thích hoặc khơng thừa nhận một tôn giáo nào” [88, tr.171] hay “Mọi sự phân biệt quyền lợi giữa những cơng dân có tín ngưỡng, tơn giáo khác nhau đều hồn tồn khơng thể dung thứ được” [88, tr.171]. Nhìn lại chúng ta thấy những tư tưởng này của Lênin là hết sức tiến bộ và nó trở thành sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách của nhà nước Việt Nam về vấn đề tôn giáo cho đến tận hôm nay.

Như vậy, từ những phân tích nêu trên có thể rút ra những nội dung mang tính phương pháp luận đối với việc nghiên cứu đổi mới chính sách tơn giáo ở Việt Nam hiện nay. Trước hết, tôn giáo là một hiện tượng lịch sử, nó có cơ sở phát sinh, phát triển và tiêu vong. Tôn giáo sẽ tiêu vong nếu cơ sở tồn tại của nó biến mất. Tuy nhiên khi cịn tồn tại thì nó có những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực tới đời sống xã hội con người. Bởi vậy, các nhà nước cần phải phát huy những giá trị tốt đẹp đồng thời hạn chế những biểu hiện tiêu cực của tôn giáo để hướng tới xây dựng một quốc gia giàu đẹp, văn minh. Vậy làm thế nào để có thể

thực hiện được điều đó thì trước hết phải thực hiện được các nguyên tắc cơ bản là đối thoại, tôn trọng lẫn nhau, nhà nước đảm bảo quyền tự do tôn giáo của công dân.

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Đổi mới chính sách tôn giáo trong phát triển bền vững ở Việt Nam hiện nay (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(193 trang)