Đổi mới chính sách tôn giáo hài hòa với chính sách đổi mới về

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Đổi mới chính sách tôn giáo trong phát triển bền vững ở Việt Nam hiện nay (Trang 154 - 155)

7. Kết cấu luận án

4.1. Quan điểm

4.1.5. Đổi mới chính sách tôn giáo hài hòa với chính sách đổi mới về

kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội

Trong xã hội có rất nhiều vấn đề cần chính sách để giải quyết nhưng với điều kiện nguồn lực có hạn nên nhà nước chỉ có thể dành ưu tiên vào một số vấn

đề cơ bản và trước mắt. Trong đó, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo là một trong những quyền thuộc quyền con người nên nhà nước cần sớm hoàn thiện chính sách tôn giáo. Đó cũng là một động thái quan trọng của nhà nước để hướng tới phát triển bền vững đất nước.

Trong bối cảnh đất nước vừa bước ra khỏi chiến tranh, những chính sách đó là cần thiết để gìn giữ môi trường chính trị ổn định, hòa bình cho xã hội phát triển. Nhưng hiện nay, sau quá trình đổi mới, chính sách tôn giáo phải được đổi mới để hài hòa với nhịp độ phát triển mới của đất nước mở cửa hội nhập với đời sống chính trị - xã hội ổn định, kinh tế tăng trưởng, tiến bộ và công bằng xã hội, dân tộc đoàn kết, xã hội đồng thuận, quan hệ đối ngoại mở rộng.

Chính sách công về tôn giáo phải đảm bảo tính hợp pháp, tính công khai, tính phổ quát, là quyết sách của nhà nước về những điều cần phải làm trong lĩnh vực tôn giáo. Việc thực thi chính sách tôn giáo ở các nước có sự khác nhau. Ở Việt Nam, chính sách tôn giáo tồn tại với những hình thức độc lập và riêng biệt, phản ánh một công việc quan trọng của nhà nước với những phương pháp quản lý, thực thi chính sách có những nét riêng biệt. Tuy nhiên, hướng tới phát triển bền vững đất nước, chính sách tôn giáo cần phải được coi là một chính sách công và phải hòa nhập với tiến trình xây dựng nhà nước pháp quyền. với các quốc gia thuộc loại này thì chính sách tôn giáo phải trải qua một quá trình dài để chuyển từ một chính sách xã hội đặc biệt (nội chính) thành một chính sách công. Để tiến tới khẳng định một chính sách công về tôn giáo còn nhiều vấn đề đặt ra từ việc xây dựng chính sách, luật pháp về tôn giáo (trong đó yêu cầu tính chuyên nghiệp là cấp bách) cũng như tính công khai, đồng bộ, liên thông giữa người quản lý và người thụ hưởng chính sách...

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Đổi mới chính sách tôn giáo trong phát triển bền vững ở Việt Nam hiện nay (Trang 154 - 155)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(193 trang)