Về hoạt động tôn giáo

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Đổi mới chính sách tôn giáo trong phát triển bền vững ở Việt Nam hiện nay (Trang 100 - 102)

7. Kết cấu luận án

3.1. Khái lƣợc quá trình hình thành và phát triển của chính sách tơn

3.2.3.1. Về hoạt động tôn giáo

Hoạt động tơn giáo là nội dung quan trọng trong chính sách tơn giáo đồng thời là nội dung sinh động trong thực tiễn quản lý nhà nước đối với tôn giáo. Khoản 5 Điều 2 Pháp lệnh quy định: “5. Hoạt động tôn giáo là việc truyền bá, thực hành giáo lý, giáo luật, lễ nghi, quản lý tổ chức của tôn giáo” [116, tr.2]. Đến LTNTG, hoạt động tôn giáo được định nghĩa gồm ba hoạt động: “Hoạt động tôn giáo là hoạt động truyền bá tôn giáo, sinh hoạt tôn giáo và quản lý tổ chức của tôn giáo” (Khoản 11 Điều 2 ) [90, tr.9].

Tuy nhiên, có sự thiếu thống nhất của nhà nước trong vấn đề hoạt động của các tôn giáo. Điều này thể hiện qua những quy định về nội dung hoạt động

truyền giáo của các tổ chức tơn giáo. Trước khi LTNTG ra đời và có hiệu lực, các văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam quy định rõ quyền truyền giáo của các tổ chức tơn giáo sau khi được đăng kí hoạt động và cơng nhận. Cụ thể, hoạt động tôn giáo của các tổ chức tôn giáo sau khi được cấp đăng ký là: “...a) Tổ chức các cuộc lễ tôn giáo, thực hiện lễ nghi, truyền đạo, giảng đạo tại cơ sở tôn giáo đã đăng ký;...” [22, tr.4-5]. Sau đó, Nghị định số 92 vẫn quy định về quyền được “truyền đạo” của các tổ chức tôn giáo sau khi đã đăng ký hoạt động tôn giáo: “... a) Tổ chức các cuộc lễ tôn giáo, thực hiện lễ nghi, truyền đạo, giảng đạo tại địa điểm sinh hoạt tôn giáo đã đăng ký;...” (Điều 7) [23, tr.5]. Tuy nhiên, sau này khái niệm truyền giáo khơng cịn được sử dụng trong LTNTG, cũng như trong Nghị định số 162/2017/NĐ-CP về quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành LTNTG.

Cũng nói thêm rằng, cách hiểu khác nhau về khái niệm “truyền giáo” giữa nhà nước và các tổ chức tôn giáo nên thực tế phát sinh nhiều vấn đề ảnh hưởng tới mối quan hệ giữa chủ thể và khách thể chính sách. Bên cạnh đó là những vấn đề cải đạo, đổi đạo vốn khơng cịn xa lạ với thế giới nhưng ở Việt Nam do sự gia tăng của các tôn giáo mới nên bắt đầu xuất hiện và phát triển mạnh mẽ. Nhưng trong hệ thống văn bản pháp luật Việt Nam hiện nay không thấy điều khoản nào quy định.

Một hoạt động khác liên quan tới chính sách tơn giáo là các hoạt động tôn giáo. Những hoạt động thường niên, các Hội nghị của các tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc, tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo có trách nhiệm phải thơng báo với cơ quan có thẩm quyền về tín ngưỡng, tơn giáo chậm nhất 30 ngày. [90, tr.46-47].

Riêng đối với các Hội nghị liên tơn giáo và có yếu tố nước ngồi, với việc tổ chức đại hội của tổ chức tôn giáo hay các cuộc lễ, giảng đạo ngồi cơ sở tơn giáo, địa điểm hợp pháp, thì tổ chức tơn giáo trực thuộc, tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo phải đăng ký, xin phép các cơ quan chức năng có thẩm quyền [90, tr.47-50].

thành lập trường đào tạo, mở lớp bồi dưỡng những người chuyên hoạt động tôn giáo nếu đủ điều kiện về cơ sở vật chất, địa điểm, có chương trình, nội dung đào tạo, có nhân sự quản lý và giảng dạy đáp ứng yêu cầu đào tạo (Điều 37 LTNTG).

Trước khi thành lập cơ sở đào tạo tơn giáo, các tổ chức tơn giáo có trách nhiệm gửi hồ sơ đề nghị đến cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương và sẽ nhận văn bản trả lời trong vòng 60 ngày. Sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận, tổ chức tơn giáo có văn bản thành lập cơ sở đào tạo tôn giáo. Trước khi cơ sở đào tạo tôn giáo bắt đầu hoạt động 20 ngày, người đại diện cho cơ sở đào tạo tơn giáo có trách nhiệm thông báo bằng văn bản tới cơ quan quản lý tín ngưỡng, tơn giáo ở trung ương.

Việc chiêu sinh của các trường đào tạo tơn giáo phải hồn toàn trên cơ sở tự nguyện của người học và điều lệ hoạt động của trường, không ai được ép buộc hoặc cản trở. Trừ trường hợp người chưa thành niên phải có sự đồng ý của cha mẹ hoặc người giám hộ. Đây là quy định thể hiện rất rõ quyền tự do tín ngưỡng tơn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào của công dân, quyền được tu học để trở thành chức sắc, nhà tu hành của tín đồ các tơn giáo.

Theo quy định của pháp luật, các môn học về Lịch sử Việt Nam và môn học Pháp luật Việt Nam là mơn học chính khóa trong chương trình đào tạo tại trường đào tạo người chuyên hoạt động tôn giáo.

Khi sửa đổi quy chế tổ chức và hoạt động, quy chế tuyển sinh, cơ sở đào tạo tôn giáo phải đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tơn giáo ở trung ương và sẽ nhận văn bản trả lời trong thời hạn 45 ngày. Bên cạnh đó, pháp luật cũng yêu cầu cơ sở đào tạo tôn giáo thông báo bằng văn bản về kết quả đào tạo của từng khóa học đến cấp quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tơn giáo ở trung ương, chậm nhất là sau 20 ngày kết thúc năm học.

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Đổi mới chính sách tôn giáo trong phát triển bền vững ở Việt Nam hiện nay (Trang 100 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(193 trang)