Chính sách về tài sản tơn giáo

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Đổi mới chính sách tôn giáo trong phát triển bền vững ở Việt Nam hiện nay (Trang 106 - 111)

7. Kết cấu luận án

3.1. Khái lƣợc quá trình hình thành và phát triển của chính sách tơn

3.2.4. Chính sách về tài sản tơn giáo

Nhìn chung, nhà nước Việt Nam khẳng định những tài sản hợp pháp thuộc cơ sở tín ngưỡng, tơn giáo được pháp luật bảo hộ, nghiêm cấm mọi hành vi xâm phạm. Tuy nhiên trên thực tế vấn đề đất đai tôn giáo diễn ra phức tạp. Về đại thể nó được chia thành một số dạng thức cụ thể như: 1. Đất của tổ chức tôn giáo do tổ chức, cá nhân tôn giáo hiến tặng; đất của tơn giáo được chính quyền tiếp quản, trưng thu, tịch thu; đất giải tỏa nghĩa trang của tôn giáo; đất có nguồn

gốc tơn giáo hiện do các tổ chức, cá nhân sử dụng khơng đúng mục đích hoặc khơng sử dụng. 2. Đất tơn giáo do dân lấn chiếm; chính quyền cơ sở hoặc các tổ chức tơn giáo cơ sở bố trí cho tín đồ tơn giáo mình vào ở. 3. Đất bỏ hoang khơng sử dụng, không canh tác bị chính quyền thu hồi. 4. Đất thu hồi cho việc triển khai các cơng trình cơng cộng như thực hiện đền bù giải tỏa không thỏa đáng đối với tổ chức, cá nhân tôn giáo [73, tr.229-230].

Để giải quyết vấn đề liên quan đến đất đai, tài sản tôn giáo, nhà nước ban hành nhiều văn bản pháp lý. Tiêu biểu nhất là Chỉ thị 1940/CT-TTg ngày 31/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ về nhà, đất liên quan đến tôn giáo. Văn bản này tập trung chấn chỉnh việc quản lý, sử dụng nhà, đất liên quan đến tôn giáo; rà soát quy hoạch tổng thể về quản lý, sử dụng đất và chỉ đạo giải quyết kịp thời những vấn đề nhà, đất liên quan đến tơn giáo, bảo đảm hài hịa giữa lợi ích tơn giáo với lợi ích dân tộc. Chỉ thị quán triệt nguyên tắc Đảng và Nhà nước tôn trọng, bảo đảm quyền sinh hoạt tơn giáo theo pháp luật và các nhu cầu chính đáng về nhà, đất để phục vụ mục đích tơn giáo của tổ chức, tín đồ tơn giáo, đồng thời Chỉ thị cũng đề cập lại vấn đề giao đất cho các cơ sở tôn giáo.

Để giải quyết trực tiếp nhiệm vụ trong bối cảnh một số vụ việc liên quan đất đai tơn giáo trở thành điểm nóng lúc bấy giờ, Chỉ thị tiếp tục khẳng định tinh thần Nghị quyết số 23/2003/QH11 về nhà đất do nhà nước đã quản lý, bố trí sử dụng trong q trình thực hiện các chính sách quản lý nhà đất và chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa trước ngày 01/7/1991. Tuy nội dung Chỉ thị có quy định chi tiết và cụ thể hóa thành hai trường hợp nhà, đất tôn giáo nhưng vẫn nhất quán phương án không xem xét trả lại đất cũ và thay vào đó là có thể cấp đất mới.

Trường hợp thứ nhất: nếu nhà, đất liên quan đến tôn giáo mà Nhà nước đã quản lý, bố trí sử dụng thì cơ quan, tổ chức được giao quản lý, sử dụng phải sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả, khơng làm ảnh hưởng đến tình cảm tơn giáo của quần chúng tín đồ. Nếu cơ quan, tổ chức được giao quản lý, sử dụng nhà, đất liên quan quan đến tôn giáo trước đây mà sử dụng khơng đúng mục đích, khơng hiệu quả thì Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thu hồi để bố trí sử dụng phục vụ lợi ích quốc gia, lợi ích cơng cộng [143, tr.2].

Trường hợp thứ hai: trường hợp cơ sở tơn giáo có nhu cầu chính đáng sử dụng nhà, đất đó vào mục đích tơn giáo thì tùy từng trường hợp cụ thể, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có thể xem xét giao nhà, đất với diện tích phù hợp; hoặc tạo điều kiện cho tổ chức tôn giáo xây dựng cơ sở mới theo quy định của pháp luật [143, tr.2].

Như vậy, đối với nhà đất liên quan đến tôn giáo trước đây chủ trương của nhà nước Việt Nam là không đặt vấn đề xem xét trả lại mà thay vào đó có thể tạo điều kiện giao nhà, đất cho các tổ chức tôn giáo xây dựng mới, đồng thời quy định cấp có thẩm quyền giải quyết vấn đề liên quan nhà, đất tôn giáo là cấp tỉnh/thành phố và cấp trung ương.

Bên cạnh đó, Chỉ thị cũng đặt ra vấn đề cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quy định trường hợp đất nào liên quan đến tơn giáo thì được chuyển đổi mục đích sử dụng, chuyển nhượng. Cụ thể: “Đất do cơ sở tôn giáo đang sử dụng vào mục đích sản xuất nơng nghiệp, sản xuất lâm nghiệp, sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp, làm cơ sở hoạt động từ thiện và đất do cơ sở tôn giáo sử dụng quy định tại khoản 1 Điều 99 Luật Đất đai (kể cả trường hợp nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho trước ngày 01/7/2004) nay được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là khơng có tranh chấp thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, được sử dụng theo chế độ sử dụng đất tương ứng với mục đích sử dụng của loại đất đó như đối với hộ gia đình, cá nhân, được chuyển mục đích sử dụng đất theo quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; đối với đất sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, sản xuất lâm nghiệp, sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp, làm cơ sở hoạt động từ thiện của cơ sở tôn giáo mà không phải là đất do được Nhà nước giao khơng thu tiền sử dụng đất thì được thực hiện các quyền chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê quyền sử dụng đất, thế chấp bằng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai.

Trường hợp cơ sở tôn giáo đã nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất nhưng có tranh chấp thì phải giải quyết dứt điểm tranh chấp theo quy định của pháp luật trước khi cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất” [143, tr.2].

quan đến tôn giáo so với quy định trong Pháp lệnh. Nếu Pháp lệnh chỉ quy định đất liên quan đến tơn giáo là đất có các cơng trình do cơ sở tơn giáo sử dụng vào mục đích tơn giáo thuần túy thì Chỉ thị 1940 đã đề cập tới cả đất do cơ sở tôn giáo đang sử dụng vào mục đích sản xuất nơng nghiệp, sản xuất lâm nghiệp, sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp, làm cơ sở hoạt động từ thiện.

Điểm mới nữa của Chỉ thị 1940 là ở chỗ cho phép thực hiện các quyền chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê quyền sử dụng đất, thế chấp bằng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai đối với đất sử dụng vào mục đích sản xuất nơng nghiệp, sản xuất lâm nghiệp, sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp, làm cơ sở hoạt động từ thiện của cơ sở tôn giáo mà không phải là đất do được Nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất.

Tới Luật Đất đai sửa đổi được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Khố XIII, thơng qua tại kỳ họp thứ 6 ngày 29/11/ 2013 (có hiệu lực từ ngày 1/7/2014) khơng chỉ quy định cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà còn mở rộng ra cả quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất. Đây là điểm mới trong quy định pháp luật về đất đai, tài sản tôn giáo. Khoản 4 Điều 102 quy định: “4. Cơ sở tôn giáo đang sử dụng đất được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Được Nhà nước cho phép hoạt động; b) Khơng có tranh chấp;

c) Khơng phải là đất nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho sau ngày 01 tháng 7 năm 2004” [35, tr.58]

Ngoài ra những vấn đề liên quan đến đất đất, tài sản tơn giáo cịn được quy định trong nhiều bộ luật, luật và các quy định luật pháp khác. Chẳng hạn như việc làm thủ tục cấp đất là do cơ quan thuộc Bộ, Sở Tài Nguyên và Môi trường; quy định về pháp nhân tôn giáo và chủ thể sở hữu tài sản tôn giáo là Luật Dân Sự (Điều 94 và Điều 234)…

Quyền tài sản của cơ sở tôn giáo được khẳng định trong LTNTG, tại Chương VII, từ Điều 56 đến Điều 59. Trong đó Điều 57 quy định về đất cơ sở

tín ngưỡng, đất cơ sở tơn giáo.

Ngồi quyền sử dụng nhà đất còn một số vấn đề khác liên quan đến tài sản sản tơn giáo, trong đó việc xây dựng, sửa chữa cơ sở thờ tự của các tổ chức tôn giáo diễn ra rất phổ biến. Điều này phản ánh thực trạng phát triển gia tăng của các tôn giáo và của người dân ở Việt Nam.

Từ đó, nhà nước Việt Nam đưa ra những quy định cụ thể về việc cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới cơng trình tín ngưỡng, cơng trình tơn giáo: “1. Việc cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới cơng trình tín ngưỡng, cơng trình tơn giáo được thực hiện theo quy định của pháp luật về xây dựng. 2. Việc cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới cơng trình phụ trợ thuộc cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tơn giáo thực hiện như quy định của pháp luật về xây dựng đối với các cơng trình, nhà ở riêng lẻ xây dựng trong đô thị, trung tâm cụm xã, trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa, cách mạng. 3. Việc tu bổ, phục hồi cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tơn giáo là di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xếp hạng; việc cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới cơng trình phụ trợ thuộc các cơ sở này thực hiện theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa và pháp luật về xây dựng” [90, tr.59].

Trong trường hợp tài sản thuộc tôn giáo nằm trong quy hoạch của nhà nước vì mục tiêu quốc gia, an ninh quốc phịng thì cần phải di dời. “Việc di dời cơng trình tín ngưỡng, cơng trình tơn giáo vì mục đích quốc phịng, an ninh, phát triển kinh tế - xã hội, vì lợi ích quốc gia, cơng cộng thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai và pháp luật về xây dựng” [90, tr.59].

Như vậy chính sách của nhà nước Việt Nam trong vấn đề tài sản tôn giáo tập trung chủ yếu giải quyết vấn đề nhà và đất đai, trong đó nổi lên là quyền sử dụng đất và xây dựng, sửa chữa, nâng cấp cơ sở thờ tự. Ở đây cũng thấy rõ tính liên thơng giữa các bộ ban ngành trong việc giải quyết vấn đề tài sản của tổ chức tôn giáo.

Vấn đề tài sản tôn giáo, đặc biệt là vấn đề đất đai luôn được coi là vấn đề gai góc trong quan hệ nhà nước và tôn giáo và dễ trở thành điểm nóng ở Việt Nam. Trên thực tế, như đã nói ở phần trước, đã có nhiều vụ việc đã nổ ra trở

thành điểm nóng xã hội và gây ảnh hưởng khơng tốt tới an ninh xã hội, thậm chí cịn ảnh hưởng tới hình ảnh của Việt Nam trong con mắt bạn bè thế giới. Những đổi mới về chính sách liên quan đến tài sản tơn giáo góp phần tích cực giải quyết những vấn đề tồn tại trong mối quan hệ giữa nhà nước và tơn giáo, góp phần làm lành mạnh hóa đời sống tơn giáo của người dân.

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Đổi mới chính sách tôn giáo trong phát triển bền vững ở Việt Nam hiện nay (Trang 106 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(193 trang)