Bộ máy quản lý nhà nước về hoạt động tôn giáo

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Đổi mới chính sách tôn giáo trong phát triển bền vững ở Việt Nam hiện nay (Trang 111 - 117)

7. Kết cấu luận án

3.1. Khái lƣợc quá trình hình thành và phát triển của chính sách tơn

3.2.5. Bộ máy quản lý nhà nước về hoạt động tôn giáo

Trong q trình đổi mới chính sách tơn giáo ở Việt Nam cịn nổi lên một nội dung quan trọng đó là việc xây dựng bộ máy quản lý nhà nước về lĩnh vực tôn giáo. Đây là một nội dung lớn và quan trọng trong việc đổi mới chính sách tơn giáo ở Việt Nam hiện nay. Công tác quản lý nhà nước về tôn giáo được định rõ về nội dung, hình thức, phương pháp và phân cấp quản lý.

Thực tế công tác quản lý nhà nước đối với tôn giáo thường phải đảm bảo ba yếu tố: “một là đối với sinh hoạt tín ngưỡng, tơn giáo bình thường thì tơn trọng và đảm bảo; đối với những hoạt động tôn giáo tiến bộ vì lợi ích của tổ quốc và của nhân dân thì khuyến khích; đối với những hoạt động tôn giáo vi phạm pháp luật thì đấu tranh, xử lý. Và tất cả để thực hiện mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh” [130, tr.126].

Theo những quy định trong LTNTG có thể thấy quan hệ giữa tổ chức tơn giáo với Nhà nước thơng qua hệ thống chính quyền các cấp về những vấn đề liên quan đến hoạt động tôn giáo thơng qua ba hình thức: thơng báo, đăng ký, xin phép. Đây cũng chính là ba hình thức.Trong ba hình thức quan hệ trên thì hình thức thơng báo và đăng ký là phổ biến hơn cả và thường được thực hiện ở cấp xã, huyện, tỉnh và áp dung với những sinh hoạt tín ngưỡng, tơn giáo bình thường của chức sắc, nhà tu hành. Tùy từng nội dung hoạt động, các cá nhân, tổ chức tôn giáo sẽ thông báo và đăng ký với chính quyền. Chẳng hạn như các tổ chức cần thông báo cho cơ quan thẩm quyền trong trường hợp phong chức, phong phẩm, bổ nhiệm, suy cử, thuyên chuyển chức sắc, chức việc, nhà tu hành, trong việc hoạt động tôn giáo thường niên, hội nghị thường niên... Việc đăng ký trong trường hợp: đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung, đăng ký địa điểm, thời gian tổ chức sinh hoạt tôn giáo thường niên... Việc xin phép là phải có sự chấp

thuận của chính quyền, được áp dụng với hoạt động tôn giáo có yếu tố nước ngồi, hoạt động về mặt tổ chức của tổ chức tôn giáo như việc công nhận tư cách pháp nhân tổ chức tôn giáo, việc tổ chức hội nghị, đại hội, việc mở trường đào tạo chức sắc, việc xây dựng cơ sở thờ tự… Những việc này được áp dụng tương tự như với các tổ chức đoàn thể xã hội khác.

Về hệ thống quản lý và phân cấp quản lý

Ban Tơn giáo Chính phủ có chức năng quản lý nhà nước về hoạt động tôn giáo trong phạm vi cả nước, là đầu mối phối hợp với các ngành về công tác tôn giáo và liên hệ với các tổ chức tôn giáo.

Tuy nhiên cũng cần nói thêm, tổ chức bộ máy làm cơng tác quản lý nhà nước về tơn giáo được hình thành từ những năm 50 của thế kỷ XX với sự ra đời Ban Tôn giáo được thành lập theo Nghị định 566/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 1955 của Chính phủ. Theo Nghị định nói trên, Ban Tơn giáo là một đơn vị trong Ban Nội chính Chính phủ và trực thuộc Thủ tướng phủ. Do yêu cầu của công tác quản lý nhà nước về tôn giáo, Ban Tôn giáo đã từng bước được kiện tồn theo Thơng tư số 60/TTg ngày 11/6/1964 của Phủ Thủ tướng, Ban Tôn giáo được đổi thành Ban Tôn giáo Phủ Thủ tướng. Đến ngày 27/3/1985, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Nghị định số 85/NĐ-HĐBT về việc thành lập Ban Tôn giáo của Chính phủ. Ngày 04/6/1993, Chính phủ ban hành Nghị định số 37/NĐ-CP quy định về nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy Ban Tơn giáo của Chính phủ. Để tiếp tục củng cố và kiện toàn tổ chức bộ máy cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về tơn giáo, ngày 01/12/1998 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 235/1998/QĐ-TTg về sửa đổi, bổ sung một số tổ chức thuộc Ban Tôn giáo của Chính phủ.

Sau thực tiễn 10 năm thực hiện Nghị định số 37/NĐ-CP ngày 04/6/1993 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy Ban Tơn giáo của Chính phủ, trên cơ sở tiếp thu tinh thần Luật tổ chức Chính phủ, ngày 13/8/2003, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 91/2003/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức bộ máy của Ban Tơn giáo Chính phủ có chức năng quản lý nhà nước về hoạt động tôn giáo trong phạm vi cả

nước, là đầu mối phối hợp với các ngành về công tác tôn giáo và liên hệ với các tổ chức tơn giáo.

Ngày 08/8/2007, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 08/NĐ-CP về việc chuyển Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương, Ban Tơn giáo Chính phủ, Ban Cơ yếu Chính phủ vào Bộ Nội vụ. Ngày 14/8/2007 Bộ Nội vụ đã ban hành Quyết định số 1080/QĐ-BNV về việc tiếp nhận Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương, Ban Tơn giáo Chính phủ, Ban Cơ yếu Chính phủ vào Bộ Nội vụ.

Theo Nghị định số 48/2008/NĐ-CP ngày 17/4/2008 của Chính phủ về quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ; Nghị định số 13/2008/NĐ-CP ngày 04/02/2008 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Nghị định số 14/2008/NĐ-CP ngày 04/02/2008 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh... thì bộ máy làm cơng tác quản lý nhà nước về tôn giáo ở nước ta được quy định như sau: ở Trung ương có Ban Tơn giáo Chính phủ; ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có Ban Tơn giáo hoặc Phịng Tôn giáo trực thuộc Sở Nội vụ; ở các huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có Phịng Nội vụ; ở các xã, phường, thị trấn phân công một Uỷ viên Uỷ ban nhân dân có trách nhiệm theo dõi, thực hiện cơng tác tôn giáo trên địa bàn.

Ngày 03/11/2009, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 134/2009/QĐ-TTg quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban Tơn giáo Chính phủ trực thuộc Bộ Nội vụ. Ban Tơn giáo Chính phủ có Trưởng ban, các Phó trưởng ban, các Vụ chuyên mơn, Văn phịng/Ban và một số đơn vị sự nghiệp.

Trong q trình xây dựng và hồn thiện chính sách, luật pháp tơn giáo, cơ cấu, tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về tôn giáo cũng được kiện tồn. Nghị định số 58/2014/NĐ-CP ngày 16/6/2014 của Chính phủ về quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ được ban hành, theo đó là sự ra đời của Quyết định số 06/2015/QĐ-TTg ngày 12/2/2015 về quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban Tơn giáo Chính phủ trực

thuộc Bộ Nội vụ.

Sau khi LTNTG ra đời năm 2016, nhà nước Việt Nam cũng có một số điều chỉnh nhằm củng cố bộ máy quản lý nhà nước về tơn giáo. Theo đó, Nghị định số 34/2017/NĐ-CP ngày 3/4/2017 của Chính phủ về quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ. Điều 1 Nghị định quy định rõ Bộ Nội vụ là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tôn giáo [114, tr.1]. Về công tác quản lý nhà nước về tôn giáo được ghi tại Khoản 14 Điều 2 gồm 06 nội dung.

Sau đó, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 32/2018/QĐ-TTg ngày 3/8/2018 về quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban Tơn giáo Chính phủ trực thuộc Bộ Nội vụ. Tại Khoản 1 Điều 1, vị trí và chức năng của Ban Tơn giáo Chính phủ được quy định là: “1. Ban Tơn giáo Chính phủ là cơ quan trực thuộc Bộ Nội vụ, có chức năng tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Nội vụ quản lý nhà nước về lĩnh vực tôn giáo trong phạm vi cả nước và thực hiện các dịch vụ công thuộc lĩnh vực tôn giáo theo quy định của pháp luật...” [122, tr.1].

Như vậy, quản lý nhà nước về hoạt động tôn giáo ở Việt Nam là một hệ thống quản lý theo mơ hình một cơ quan cơng quyền của Chính phủ từ trung ương cho đến địa phương và ngày càng được hoàn thiện đa tầng, đa chức năng. Hiện nay có bốn cấp quản lý liên quan đến tôn giáo: cấp trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã. Trong bốn cấp đó có sáu đầu mối quản lý liên quan đến lĩnh vực tơn giáo: cấp trung ương gồm Chính phủ, Ban Tơn giáo Chính phủ; cấp tỉnh là Ủy ban Nhân dân tỉnh và Ban Tôn giáo tỉnh; cấp huyện là Ủy ban nhân dân huyện; cấp xã là Ủy ban nhân dân xã. Các nội dung thông báo và đăng ký chủ yếu được thực hiện ở cấp xã và cấp huyện, các nội dung xin phép chủ yếu được thực hiện ở cấp tỉnh và cấp trung ương. Với chức năng, nhiệm vụ được phân định, ở mỗi cấp quản lý có những nội dung công việc cụ thể liên quan đến quản lý và hướng dẫn các hoạt động tín ngưỡng, tơn giáo.

Về nội dung quản lý nhà nước về tôn giáo được quy định rõ ràng tại Chương VIII LTNTG, Điều 60 quy định nội dung quản lý nhà nước về tín

ngưỡng, tơn giáo:

“1. Xây dựng chính sách, ban hành văn bản quy phạm pháp luật về tín ngưỡng, tơn giáo.

2. Quy định tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tơn giáo. 3. Tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tơn giáo. 4. Phổ biến, giáo dục pháp luật về tín ngưỡng, tơn giáo.

5. Nghiên cứu trong lĩnh vực tín ngưỡng, tơn giáo; đào tạo, bồi dưỡng bán bộ, cơng chức, viên chức làm cơng tác tín ngưỡng, tôn giáo.

6. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về tín ngưỡng, tơn giáo.

7. Quan hệ quốc tế trong lĩnh vực tín ngưỡng, tơn giáo” [90, tr.60].

Các quy định này là những nội dung chung trong hoạt động quản lý nhà nước về tôn giáo. Trên thực tế, hoạt động quản lý gồm nhiều nội dung cụ thể, chi tiết liên quan đến cá nhân, tổ chức tôn giáo, như: quản lý về sinh hoạt tơn giáo của tín đồ, quản lý về hoạt động của chức sắc, nhà tu hành, quản lý về công nhận tổ chức tôn giáo, quản lý về đại hội, hội nghị của tổ chức tôn giáo, quản lý về đào tạo của tổ chức tôn giáo, quản lý về phong chức, phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử trong tổ chức tôn giáo, quản lý về thuyên chuyển chức sắc tôn giáo, quản lý việc xây dựng cơ sở tôn giáo, quản lý về xuất bản kinh sách tôn giáo, quản lý về hoạt động từ thiện xã hội của các nhân, tổ chức tôn giáo, quản lý hoạt động quốc tế của cá nhân, tổ chức tôn giáo...

Mặc dù nội dung quản lý nhà nước về tôn giáo ngày càng được bổ sung, chẳng hạn như: quản lý tổ chức tôn giáo, quản lý việc kinh doanh, xuất nhập khẩu kinh sách tôn giáo, đồ dùng việc đạo... Những nội dung quản lý trên được phân công cho các cấp chính quyền quản lý.

Về phương pháp quản lý trong lĩnh vực tôn giáo của nhà nước

Theo các quy định trong LTNTG (Điều 60, Điều 63, Điều 64, Điều 65) cho thấy nhà nước có nhiều phương pháp quản lý hoạt động liên quan đến tôn giáo. Trước hết là phương pháp giáo dục, thuyết phục (Khoản 4 Điều 60). Vận động quần chúng tín đồ, tranh thủ chức sắc được coi là phương pháp hàng đầu

trong quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo. Phương pháp này chỉ đạt hiệu quả khi áp dụng đúng đắn chủ trương, chính sách của Đảng, với một hệ thống pháp luật điều chỉnh lĩnh vực tôn giáo thống nhất, đồng bộ, phù hợp thực tiễn quản lý; pháp luật được phổ biến tuyên truyền sâu rộng tới người thực hiện; đồng thời phải kết hợp thực hiện tốt chính sách về kinh tế, chính sách đối với cốt cán tơn giáo, chính sách đối với cán bộ làm cơng tác quản lý nhà nước đối với tôn giáo.

Trong trường hợp vi phạm, tùy vào tính chất, các cơ quan có thẩm quyền có thể tiến hành xử lý bằng các phương pháp hành chính, phương pháp cưỡng chế, phương pháp hình sự. Điều 64 về xử lý vi phạm pháp luật về tín ngưỡng, tơn giáo có ghi rõ: 1. Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về tín ngưỡng, tơn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tơn giáo để vi phạm pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật” [90, tr.62].

Bên cạnh đó, luật pháp Việt Nam cũng quy định việc xử phạt đối với các cán bộ, cơng chức khi vi phạm luật về tín ngưỡng, tơn giáo khi thi hành cơng vụ. Hình thức xử phạt có thể là kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự tùy theo tính chất, mức độ vi phạm. Cụ thể: “1. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái quy định của Luật này và pháp luật có liên quan; 2. Thiếu trách nhiệm trong quản lý để xảy ra vi phạm pháp luật về tín ngưỡng, tơn giáo; 3. Vi phạm quy định về trình tự, thủ tục hành chính trong quản lý nhà nước đối với hoạt động tín ngưỡng, tơn giáo” [90, tr.63].

Bên cạnh đó, do đặc điểm hệ thống chính trị Việt Nam với quan điểm coi công tác tôn giáo là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị nên trong quản lý nhà nước về tôn giáo có một đặc điểm riêng, đó là bên cạnh các cơ quan chuyên trách của nhà nước (Ban tơn giáo Chính phủ, Bộ Cơng an) cịn có tham vấn, góp ý của các cơ quan của Đảng (Ban Dân vận Trung ương), của Mặt trận tổ quốc Việt Nam (Ban Dân tộc – Tôn giáo; Hội đồng tư vấn tôn giáo). Đặc biệt khi giải quyết các sự vụ điểm nóng liên quan đến tơn giáo, cơng tác dân vận với vai trị

của Mặt trận Tổ quốc các cấp có vai trị quan trọng giải tỏa bớt căng thẳng trước khi có những động thái của các cơ quan quản lý và luật pháp.

Như vậy, rõ ràng, đổi mới chính sách tơn giáo là sự hồn thiện hệ thống thể chế về tơn giáo nói riêng và hệ thống thể chế phát triển bền vững ở Việt Nam nói chung. Nó góp phần tích cực thực hiện mục tiêu quốc gia về phát triển hài hòa, bền vững giữa kinh tế với tiến bộ, công bằng xã hội, đảm bảo tất cả mọi người dân được phát huy tiềm năng, tham gia và thụ hưởng một cách bình đẳng thành quả của phát triển, đồng thời xây dựng một xã hội Việt Nam hịa bình, thịnh vượng, dân chủ, cơng bằng, văn minh. Đổi mới chính sách tơn giáo góp phần thực hiện một trong nhiệm vụ chủ yếu mà Chính phủ đưa ra năm 2017 trong kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững.

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Đổi mới chính sách tôn giáo trong phát triển bền vững ở Việt Nam hiện nay (Trang 111 - 117)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(193 trang)