Chính sách tơn giáo và Chính sách tơn giáo ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Đổi mới chính sách tôn giáo trong phát triển bền vững ở Việt Nam hiện nay (Trang 33)

7. Kết cấu luận án

2.1. Chính sách tơn giáo và Chính sách tơn giáo ở Việt Nam

2.1.1. Chính sách tơn giáo là một chính sách cơng

2.1.1.1. Chính sách cơng

Nói chính sách cơng là để phân biệt với chính sách tư vì một loại chính

sách thuộc về nhà nước cịn một loại dành cho các tổ chức, doanh nghiệp, các hiệp hội… Đối với Việt Nam và nhiều quốc gia đang phát triển khác thì chính sách cơng là một chun ngành cịn khá mới. Bởi vậy ở Việt Nam hiện nay có nhiều cách hiểu khác nhau về thuật ngữ chính sách cơng. Có định nghĩa cho rằng: “Chính sách cơng là một hay một loạt những hành động của chính phủ nhằm đạt được những mục tiêu nhất định nào đó cho các chương trình/chiến lược phát triển quốc gia và địa phương” [43, tr.11].

Trong nghiên cứu khác, trên cơ sở tổng hợp các ý kiến trong và ngồi nước, một nhóm tác giả đã khái qt chính sách cơng với sáu điểm quan trọng, gồm có: Chính sách cơng là sản phẩm một q trình thực thi quyền lực chính trị; Q trình hoạch định chính sách chủ yếu được diễn ra trong bộ máy nhà nước; Q trình hoạch định chính sách bao hàm sự trao đổi thông tin và các nguồn lực, thảo luận, thương thuyết giữa và trong các thể chế nhà nước; Q trình hoạch định chính sách cũng bao hàm sự tương tác với các tổ chức bên ngoài nhà nước. Nội dung, sự khăng khít và thời gian của những tương tác này cũng là những chủ đề quan trọng của việc nghiên cứu chính sách cơng; Mục đích căn bản của chính sách cơng là hướng tới việc làm tăng khả năng có thể xảy ra của một hiện thực xã hội đáng khao khát; Các thể chế nhà nước có quyền và trách nhiệm đối với các vấn đề cơng cộng thường chính thống hóa các hoạt động của họ bằng cách tuyên bố rằng, những chính sách của họ là vì lợi ích chung chứ khơng thiên vị một nhóm, một khu vực, hoặc một cá nhân nào [163, tr.13-14].

Có thể thấy có nhiều cách hiểu khác nhau về chính sách cơng song nhìn chung một chính sách cơng trước hết phải là chính sách của nhà nước. Ở đó

những nội dung của chính sách được nhà nước lựa chọn soạn thảo, thực thi thông qua các cơ quan quản lý và hệ thống luật pháp nhằm đáp ứng các yêu cầu và điều chỉnh các hoạt động trong xã hội để hướng tới mục tiêu phát triển chung của đất nước.

2.1.1.2. Tơn giáo

Việc định nghĩa tơn giáo là việc có ý nghĩa quan trọng đối với việc hoạch định và thực thi chính sách tơn giáo của nhà nước. Vốn dĩ đây là vấn đề khó để có được sự thống nhất về nhận thức, nhất là trong bối cảnh xuất hiện các tôn giáo mới hiện nay nên việc định nghĩa tơn giáo càng trở nên khó khăn và nhiều thách thức.

Thực tế là trong quá trình phát sinh, phát triển tơn giáo có những mối quan hệ nhất định với các lĩnh vực khác trong xã hội. Trong cái nhìn biện chứng Mác nhấn mạnh đến yếu tố kinh tế như nền tảng quyết định tôn giáo và đời sống của tơn giáo. Trong khi đó, Tocqueville thường hay nói đến đạo đức, khả năng giáo dục trách nhiệm xã hội, khắc phục khiếm khuyết chủ nghĩa cá nhân của tôn giáo. Với Durkheim, ông hướng tới sự đề cao tính hữu ích xã hội và chức năng gắn kết xã hội của tôn giáo. Ở một chiều cạnh khác, Max Weber quan tâm đến những ứng xử thực tế của tôn giáo trong đời sống xã hội và đưa ra định nghĩa về đạo đức kinh tế của đạo Tin Lành... Những quan điểm này cho thấy dù ít hay nhiều thì tơn giáo đều có những tác động khơng nhỏ đối với các hoạt động xã hội chứ không chỉ dừng lại ở yếu tố tinh thần trong đầu óc cá nhân con người.

Từ góc độ luật pháp, các tác giả Cole Durham và Brett Sharffs thực hiện phân chia các cách tiếp cận về định nghĩa tôn giáo thành bốn loại: thứ nhất là phương pháp tiếp cận thực thể (substantive) thông qua xác định bản chất, đặc tính của đức tin tơn giáo; thứ hai là phương pháp tiếp cận chức năng (function) thơng qua vai trị của đức tin tôn giáo trong đời sống người tín đồ; thứ ba là phương pháp tiếp cận loại suy (analogical) đi tìm dấu hiệu đặc trưng riêng của đức tin tôn giáo và thứ tư là phương pháp tiếp cận tôn trọng (deferential) coi nhận thức của tín đồ làm cơ sở xác định đặc điểm của tôn giáo [203, tr.85]. Trong các cách tiếp cận đó thì cách thức thứ tư đang được ưu tiên sử dụng ở

nhiều quốc gia Âu – Mỹ hiện nay [75, tr.62] bởi nó giúp các nhà nước tránh được những hạn chế mà các cách thức khác gây ra.

Ở Việt Nam hiện nay, tôn giáo được định nghĩa trong văn bản chính thức của nhà nước là: niềm tin của con người tồn tại với hệ thống quan niệm và hoạt động bao gồm đối tượng tôn thờ, giáo lý, giáo luật, lễ nghi và tổ chức [90, tr.8]. Như vậy định nghĩa này nhìn tơn giáo theo cách nhìn bản thể luận. Với những tiêu chí này chúng ta thấy nó phù hợp với các tơn giáo như Phật giáo, Công giáo, Tin Lành, Cao Đài, Phật giáo Hịa Hảo... hay chính xác hơn đó là những tơn giáo được nhà nước cấp đăng kí hoạt động tơn giáo hoặc cơng nhận tổ chức tôn giáo. Tuy nhiên, sự ra đời của các tôn giáo trong nhiều thập kỉ gần đây lại không tuân theo quy luật cũ mà nó đang tạo ra những luật chơi mới trong đời sống tơn giáo, đó là đặc tính quy mơ nhỏ, các tín đồ quy tụ xung quanh giáo chủ, các sinh hoạt tôn giáo thiên về chiêm nghiệm hơn là thực hành, thời gian tồn tại ngắn... [24, tr.675-677].

Trong nghiên cứu này, tôn giáo được hiểu là các tổ chức, thiết chế xã hội, nó bao gồm các cá nhân là thành viên có mối quan hệ với nhau, nó có những hoạt động mang tính tơn giáo và những hoạt động mang tính dân sự khi tham gia vào các lĩnh vực của xã hội. Đương nhiên trong quá trình vận hành, các tổ chức, thiết chế xã hội này có sự tương tác với các tổ chức, các thiết chế khác trong xã hội với nhiều chiều hướng khác nhau, có cả những tác động tích cực và tác động tiêu cực. Đó chính là một trong những lý do quan trọng đối với sự cần thiết của chính sách tơn giáo hiện nay.

2.1.1.3. Chính sách tơn giáo

Tiếp cận chính sách tơn giáo dưới góc độ một chính sách cơng khơng phải là điều mới đối với thế giới. Trong cơng trình của mình, dựa trên cách thức của mối quan hệ tôn giáo - nhà nước có tính thể chế của nhiều nhà nước trên thế giới, tác giả W. Cole Durham và Brett G Scharffs đã phân loại chính sách tơn giáo thành nhiều dạng thức khác nhau. Đó là mơ hình thần quyền tuyệt đối (Absolute Theocracy), mơ hình các giáo hội chính thức (Established Churches), mơ hình các hệ thống địa vị tôn giáo (Religious Status Systems), mơ hình các

giáo hội được thừa nhận và ủng hộ về mặt lịch sử (Historically Favored and Endorsed Churches), mơ hình Nhóm các tơn giáo được ưu tiên (Prefered Set of Religions), mơ hình Các chế độ hợp tác (Cooperationist Regimes), mơ hình Các chế độ thỏa hiệp (Accommodationist Regimes), mơ hình Các chế độ phân tách (Separationist Regimes), mơ hình Các chế độ kiểm soát thế tục (Secular Control Regimes), mơ hình Các nhà nước theo tư tưởng thủ tiêu (Abolitionist States) [202, tr.167-182].

Căn cứ vào cách thức giải quyết mối quan hệ giữa nhà nước và tôn giáo của các nước trên thế giới, tác giả Đỗ Quang Hưng chỉ ra hai mơ hình chính của chính sách tơn giáo là mơ hình nhà nước tơn giáo và mơ hình nhà nước thế tục. Nếu như mơ hình nhà nước tơn giáo, chủ yếu tồn tại trong thế giới Hồi giáo, nơi xây dựng một thiết chế nhà nước hoàn toàn tùy thuộc vào lý thuyết và thực hành Hồi giáo, vào sự diễn giải luật Hồi giáo, thì mơ hình nhà nước thế tục thuộc về phần còn lại của thế giới, nơi các nhà nước được thiết kế là phi tôn giáo. Việc thực hiện hai nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa thế tục là thực hiện quyền tự do tôn giáo và thực hiện nguyên tắc phân li giữa nhà nước và các tổ chức tôn giáo đưa đến sự khác biệt cơ bản giữa mơ hình nhà nước thế tục với mơ hình nhà nước tơn giáo, nơi thường không công nhận quyền tự do của các tôn giáo khác [73, tr.72].

Cũng như vậy, trong cuốn sách của mình tác giả Nguyễn Hồng Dương chia chính sách tơn giáo thành sáu loại hình: loại mơ hình thần quyền tuyệt đối; loại mơ hình tơn giáo được chính thức hóa; mơ hình chế độ hợp tác; loại chế độ thỏa hiệp; loại các nước thế tục trung lập, trung tính; loại mơ hình nhà nước thế tục kiểm sốt [48, tr.184-188]. Tuy nhiên, tác giả cho rằng tùy thuộc vào mức độ thực hiện các nguyên tắc thế tục nhiều hay ít, triệt để hay khơng triệt để mà mơ hình nhà nước thế tục được phân chia thành nhiều loại hình khác nhau, chẳng hạn như: mơ hình nhà nước thế tục ở Pháp, mơ hình nhà nước thế tục Mỹ, mơ hình nhà nước thế tục Đơng Bắc Á, mơ hình nhà nước cận thế tục ở Đơng Nam Á...

Ở hầu hết các nước Âu – Mỹ đều thực hiện nguyên tắc đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tơn giáo và phân li quyền lực giữa nhà nước với nhà thờ. Đây là

kết quả của di sản “đêm trường trung cổ” để lại, đó là thời kì mà nhiều khi quyền bính thế quyền và thần quyền sáp nhập làm một. Tuy nhiên, chính sách tơn giáo có sự khác nhau giữa các quốc gia, tiêu biểu là ở Pháp và Mỹ. Trong khi chính sách tơn giáo của nhà nước nước hướng tới việc tạo điều kiện tối đa cho các tổ chức tơn giáo hoạt động thì ở Pháp, nhà nước lại không thừa nhận và không hỗ trợ cho bất cứ một tôn giáo nào, tất cả các tơn giáo đều bình đẳng trước pháp luật [75, tr.81-82].

Khi giới thiệu chính sách tơn giáo ở Nhật Bản, có ý kiến cho rằng việc thực hiện tự do tôn giáo và tôn giáo tách biệt khỏi nhà nước hay còn gọi là nguyên tắc chính giáo phân li là những nguyên tắc chính của chính sách tơn giáo từ sau chiến tranh thế giới thứ II đến nay. Từ đó luật pháp nhân tôn giáo và luật pháp nhân tôn giáo sửa đổi sau này được coi là sự phản ánh của chính sách tơn giáo của hệ thống cơ quan quản lý nhà nước Nhật Bản. Trong đó, luật pháp nhân quy định những điều kiện để một tôn giáo được công nhận tư cách pháp nhân và những điều mà tổ chức tơn giáo đó được làm sau khi nhận được sự công nhận. Tuy nhiên, luật này cũng có những hạn chế và được sửa đổi sau sự cố của vụ khủng bố của phái Aum, một giáo phái tôn giáo mới ra đời ở Nhật. Chính sách tơn giáo cũng nhấn mạnh tới sự cần thiết của một cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động tôn giáo ở Nhật Bản [165, tr.1].

Tác giả Lưu Bành cho biết mối quan hệ giữa tôn giáo và nhà nước Trung Quốc cũng được cải thiện đáng kể từ sau khi Đảng Cộng sản Trung Quốc có những đổi mới nhận thức về tơn giáo. Chính sách về tự do tín ngưỡng tơn giáo được nói rõ trong các thơng tư, các bài nói chuyện của các lãnh đạo đảng, được viết vào Hiến pháp Trung Quốc... Tuy nhiên, các tôn giáo lại được đưa vào trong quản lý hành chính, mối tôn giáo thành lập một tổ chức tôn giáo mang tính u nước dẫn tới hình thành nên những thị trường tơn giáo phi chính thống, các tơn giáo khơng được quan hệ với bên ngoài, thành lập một hệ thống các cơ quan chuyên trách chịu trách nhiệm về các vấn đề tôn giáo... [165, tr.1-13]. Chính sách tơn giáo này được cho là chặt chẽ đối với tôn giáo.

quốc giáo và ngồi sáu tơn giáo (Hồi giáo, Phật giáo, Ấn giáo, Tin Lành, Cơng giáo, Khổng giáo) thì nhà nước khơng thừa nhận địa vị pháp lý của bất cứ tôn giáo nào khác. Quản lý nhà nước về tôn giáo ở đây có Vụ tơn giáo và trên thực tế cơ quan này khơng giữ được tính trung lập, là người cầm cân nảy mực trong việc đả bảo quyền tự do bình đẳng cho các tơn giáo [75, tr.109].

Tuy nhiên, việc thực hiện chính sách tơn giáo lại có nhiều sự khác biệt giữa các quốc gia. “Với những nước vốn đã thực hiện thể chế nhà nước thế tục có truyền thống, trong mơi trường xã hội dân sự, chính sách tơn giáo đã hịa tan trong nhiều chính sách xã hội và luật định. Ngược lại, với những nước mà xã hội dân sự đang hình thành, trong đó có Việt Nam, chính sách này tồn tại với những hình thức độc lập và riêng biệt, phản ánh một công việc quan trọng của nhà nước với những phương pháp quản lý, sự thực thi chính sách có những nét riêng” [73, tr.129].

Như vậy, từ các quan điểm nêu trên có thể thấy vấn đề cốt lõi của chính sách tơn giáo chính là mối quan hệ giữa nhà nước và tôn giáo. Ở mỗi quốc gia, cách thức giải quyết mối quan hệ này như thế nào sẽ quyết định chính sách tơn giáo ở quốc gia đó, nó tùy thuộc vào từng điều kiện lịch sử, văn hóa, chính trị... Trong luận án này, chính sách tơn giáo là những chủ trương, quyết sách, hành động của nhà nước thông qua hệ thống pháp luật, bộ máy quản lý để giải quyết mối quan hệ giữa nhà nước với tôn giáo. Trong đó những nội dung liên quan tới quyền tự do tôn giáo, phân tách quyền lực của nhà nước với tôn giáo trở thành các nguyên tắc cơ bản của chính sách tơn giáo. Trong bối cảnh mới, luật pháp của nhà nước sẽ chi phối mọi hoạt động của tôn giáo, từ sinh hoạt tôn giáo cho đến tham gia hoạt động xã hội. Mặc dù trong cấu trúc chính sách tơn giáo ở nhiều nơi khơng có cơ quan chun trách về hoạt động tôn giáo nhưng với rất nhiều quốc gia, nói đến chính sách tơn giáo cũng cần phải nói tới bộ máy quản lý nhà nước. Đây là sự cần thiết khi nghiên cứu chính sách tơn giáo ở Việt Nam.

Như vậy, chính sách tơn giáo là chính sách của nhà nước được hoạch định và thực thi thông qua các cơ quan quản lý và hệ thống luật pháp để điều chỉnh các hoạt động tôn giáo nhằm hướng tới thực hiện các mục tiêu chung, mà trong

giai đoạn hiện nay đó là phát triển bền vững đất nước.

2.1.2. Chính sách tơn giáo ở Việt Nam

Trong hoàn cảnh Việt Nam, khái niệm về chính sách tôn giáo được xác định dựa trên quan niệm về tơn giáo, vai trị của tôn giáo trong phát triển đất nước mà Đảng đề ra mà được thể chế hóa trong các chính sách pháp luật của nhà nước. Thực tế thuật ngữ chính sách tơn giáo chính thức xuất hiện vào giữa thập kỷ 80. Bởi do tác động của hồn cảnh lịch sử nên có thời kỳ chính sách tơn giáo được coi là chính sách nội chính của Đảng và nhà nước nhằm giải quyết một vấn đề đặc biệt trong xã hội. Gần đây bắt đầu xuất hiện những nghiên cứu về chính sách tơn giáo với tư cách là một chính sách cơng của nhà nước, nhất là khi Việt Nam hướng tới việc đẩy mạnh xây dựng nhà nước pháp quyền.

Tác giả Phạm Xuân Nam cho rằng chính sách tơn giáo là chính sách của nhà nước và được xếp vào nhóm chính sách xã hội [108, tr.273-292]. “Chính sách xã hội là sự thể chế hóa đường lối, chủ trương của một nhà nước (hay một cộng đồng) nhằm trực tiếp tác động vào con người – thành viên xã hội, điều chỉnh các quan hệ lợi ích giữa họ, hướng hành động của họ tới các mục tiêu mà nhà nước (hay cộng đồng) mong muốn” [108, tr.35].

Tác giả Đỗ Quang Hưng sử dụng chính sách tơn giáo vừa là một chính sách xã hội quan trọng như một chương trình hành động của nhà nước, các cơ quan quản lý nhà nước về tôn giáo nhằm giải quyết vấn đề này trong phạm vi

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Đổi mới chính sách tôn giáo trong phát triển bền vững ở Việt Nam hiện nay (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(193 trang)