Thành tựu, hạn chế và những vấn đề đặt ra

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Đổi mới chính sách tôn giáo trong phát triển bền vững ở Việt Nam hiện nay (Trang 117)

7. Kết cấu luận án

3.3. Thành tựu, hạn chế và những vấn đề đặt ra

3.3.1. Thành tựu

3.3.1.1. Xây dựng hệ thống chính sách, pháp luật về tôn giáo

Việc hồn thiện chính sách tơn giáo là cơ sở pháp lý quan trọng đảm bảo quyền tự do tôn giáo của người dân, tạo hành lang pháp lý cho hoạt động của các tổ chức tôn giáo cũng như của hoạt động quản lý nhà nước về tơn giáo. Sau gần 30 năm, chính sách tơn giáo ở Việt Nam hiện nay có nhiều đổi mới rõ rệt. Bên cạnh việc hoạch định những chính sách mới đáp ứng yêu cầu của xã hội, các chính sách, luật pháp liên quan đến tơn giáo được Quốc hội, Chính phủ điều chỉnh, như Luật đất đai, Luật giáo dục, Luật y tế... Việc này làm gia tăng tính hiệu quả, đồng bộ giữa các Luật và Bộ luật ở Việt Nam, giúp cho việc thực thi chính sách luật pháp của nhà nước trở nên dễ dàng hơn, góp phần quan trọng xây dựng một xã hội ổn định, phát triển và bền vững.

Đổi mới chính sách tơn giáo hiện nay đã tạo ra sự chuyển biến căn bản trong nhận thức của cán bộ, đảng viên trong tồn hệ thống chính trị và xã hội về tơn giáo, vai trị của tơn giáo trong xã hội hiện nay đồng thời giảm tư tưởng định kiến với tôn giáo từng tồn tại trong bộ phận người dân Việt Nam.

Những năm đổi mới vừa qua là thực tiễn trải nghiệm cho các cơ quan công quyền, các chủ thể quyền lực, giới quản lý, chừng mực nào đó là các nhà chun mơn tham gia hoạch định chính sách này. Ý kiến cho rằng đứng từ góc độ dấu hiệu của chính sách, phải khẳng định Việt Nam hiện nay có chính sách tơn giáo... Một chính sách cơng tốt là chính sách trong quy trình hoạch định thể hiện dược 2 yêu cầu là chuyên nghiệp và dân chủ.

Cả hai khía cạnh này của chính sách tơn giáo đã được bảo đảm ở mức nhất định. Các văn bản đã được các chuyên gia am hiểu về tôn giáo và quản lý nhà nước về tôn giáo soạn thảo, xây dựng. Sau đó đã được tư vấn, phản biện bởi đại diện nhiều tổ chức tơn giáo, một số đồn thể chính trị - xã hội, một số nhân sĩ có uy tín. Tuy nhiên khía cạnh thứ hai cần được mở rộng hơn nữa. Các văn bản trong quá trình soạn thảo cần phải được tư vấn, phản biện ngay trong từng khâu với đại diện rộng rãi hơn nữa của các tầng lớp xã hội, các tổ chức chính trị - xã hội và tơn giáo (chẳng hạn có thể mời đại diện tơn giáo tham gia Ban soạn thảo Luật, Pháp lệnh, kể cả Nghị định của Chính phủ về tơn giáo [183, tr.23].

Trong hoạch định chính sách phản biện, giám sát là một trong những biểu hiện của dân chủ. Để bảo đảm tính dân chủ, đồng thuận trong quá trình xây dựng và thực hiện chính sách tơn giáo thì chính sách, luật pháp tôn giáo phải được xây dựng dựa trên Hiến pháp (khế ước) giữa nhà nước và các thành phần xã hội trong đó có tơn giáo một cách bình đẳng, tơn trọng và được người dân (tín đồ) chấp thuận. Đó là luật hóa Hiến pháp, ký kết thành văn bản pháp quy thể hiện thơng qua chính sách, pháp luật, lấy đó làm nền tảng để thực hiện thực thi và giám sát, phản biện chính sách. Luật pháp vẫn cần tiếp tục phản biện để cải tiến, sửa đổi, bổ sung mới cho phù hợp với nhu cầu, lợi ích của người dân.

Về phương thức hoạch định chính sách của Nhà nước Việt Nam về tơn giáo có thể thấy rõ trong Chỉ thị 01 ngày 4/2/2005 của Thủ tướng Chính phủ về một số cơng tác đối với đạo Tin lành. Có thể nói Chỉ thị này thể hiện sinh động nhất sự đổi mới quan trọng, sâu sắc nhất về chính sách của Đảng và Nhà nước về vấn đề Tin lành ở Việt Nam thời gian gần đây.

tâm đến tất cả đồng bào các dân tộc có nhu cầu tín ngưỡng Tin lành, thực sự quan tâm đến tất cả đồng bào các dân tộc có nhu cầu tín ngưỡng Tin lành sẽ từng bước được nhà nước xem xét thừa nhận, từ việc cho đăng ký để hoạt động hợp pháp đến việc công nhận tư cách pháp nhân. Hơn thế nữa, Chỉ thị 01 còn phân định ba khu vực đồng bào theo đạo Tin lành (khu vực Tổng hội Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Bắc) và Tổng Liên hội Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Nam) nói chung; khu vực Tây Nguyên, Nam Trường Sơn và khu vực miền núi phía Bắc) để có bước đi cụ thể, thích hợp trên lộ trình bình thường hố, hợp pháp hoá hoạt động của cộng đồng Tin lành ở nước ta.

Bản Chỉ thị ra đời có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, cho thấy một phương thức mới trong việc quản lý vấn đề tơn giáo nói chung và với đạo Tin Lành nói riêng của nhà nước. Đó là từ chủ trương “khoanh lại để xóa bỏ” đến “hợp pháp hóa để thống nhất quản lý” [74, tr.343].

Về vấn đề Tin lành, trên phương diện pháp lý, trước đó trở thành vấn đề khá gay gắt là phải giải quyết vấn đề tư cách pháp nhân, trước hết là với Hội thánh Tin lành Việt Nam trên cơ sở tạo điều kiện để các tổ chức Tin lành ấy thực sự khẳng định đường hướng gắn bó với dân tộc, với chủ nghĩa xã hội, khơng lệ thuộc vào nước ngồi. Riêng vấn đề phát triển đạo Tin lành một cách nhanh chóng ở các vùng dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc và Tây Ngun có những nét đặc thù và phức tạp hơn, nóng bỏng hơn, vấn đề tơn giáo trong cộng đồng các dân tộc thiểu số ở các khu vực trên còn gắn với vấn đề ổn định chính trị - xã hội, gìn giữ và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, phát triển bền vững và vấn đề đối ngoại.

Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã có một loạt quyết định đúng đắn, sáng tạo giải quyết từng bước vấn đề Tin lành, từ Thơng báo 184 (1998) của Bộ Chính trị đến Quyết định 11 (2000) của Chính phủ. Trước hết là sự kiện công nhận tư cách pháp nhân cho Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Nam). Tinh thần các văn bản trên là sẽ chấp thuận cho Tổng liên hội Hội thánh Tin lành Việt Nam được phép hoạt động khi có sự chuẩn bị tốt về nhân sự, đường hướng, hiến chương hoạt động của tổ chức...

Năm 2000, một Ban vận động Đại hội đồng Tổng liên hội được thành lập. Sau gần một năm chuẩn bị, tháng 2/2001, Đại hội đồng Tổng liên hội Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Nam) đã họp với sự có mặt của 482 đại biểu (mục sư, truyền đạo và đại biểu khác), đại diện các chi hội từ các tỉnh, thành phố phía Nam. Đại hội đã thông qua Hiến chương mới, xác định tôn chỉ tiến bộ: Sống Phúc âm, phụng sự Thiên chúa, phục vụ Tổ quốc và dân tộc. Đại hội cũng xác định cơ cấu tổ chức hai cấp: Trung ương (Tổng Liên hội) và cơ sở (Chi hội). Điều này được khẳng định trong Quyết định số 15/TGCP ngày 16-3-2001, của Ban Tơn giáo Chính phủ cơng nhận tư cách pháp nhân của Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Nam).

Việc Nhà nước công nhận tư cách pháp nhân cho Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Nam) đem đến kết quả là 32/34 tỉnh, thành phố đã lập được Ban Đại diện hoặc Đại diện Tin lành cấp tỉnh, gần 100 mục sư nhiệm chức được Nhà nước chấp thuận cho phép Giáo hội tấn phong mục sư và hàng chục truyền đạo được cơng nhận là mục sư nhiệm chức.

Nói chung, với sự kiện trên, Tổng liên hội Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Nam) đã có thể đưa sinh hoạt của 253 nhà thờ Tin lành với gần 400 mục sư, truyền đạo cùng 470.000 tín đồ đang hành đạo ở trên 30 tỉnh, thành phố phía Nam vào trong khuôn khổ pháp luật với một vị thế hợp pháp và ổn định hơn [73, tr.277]. Năm 2003, Viện thánh kinh thần học (cơ sở cũ ở Nha Trang) đã được thành lập và chiêu sinh khoá đầu tiên với hơn 50 sinh viên thần học...

Đối với vấn đề phát triển Đạo Tin lành trong khu vực các dân tộc thiểu số, hiện Đảng và Nhà nước ta đã dần dần có những chính sách thích hợp, tháo gỡ những khó khăn, vừa thực sự bảo đảm quyền tự do tơn giáo tín ngưỡng của đồng bào, kể cả quyền theo đạo và chuyển đạo, đồng thời vừa loại bỏ những yếu tố lợi dụng đạo Tin lành vào các mưu đồ chính trị phản dân tộc.

Hơn thế nữa, việc giải quyết vấn đề Tin lành ở Việt Nam, khi nhà nước ta vừa ban hành PLTNTG (2004) cũng sẽ nhận được những cơ sở pháp lý mới. Điều này thực quan trọng với một tơn giáo đầy tính quốc tế, đa nguyên và nhạy cảm pháp lý.

3.3.1.2. Trong việc đăng kí và cơng nhận tổ chức tơn giáo

Hiện nay, Chính phủ đã cơng nhận 43 tổ chức tôn giáo thuộc 15 tơn giáo, đó là: Phật giáo, Hồi giáo, Bahai, Cơng giáo, Tin lành, Mặc mơn, Phật giáo Hịa Hảo, Cao Đài, Bửu Sơn Kỳ Hương, Tịnh Độ Cư Sĩ Phật Hội, Tứ Ân Hiếu Nghĩa, Phật Đường Nam Tông Minh Sư Đạo, Minh Lý Đạo Tam Tông Miếu, đạo Bà la môn Khơ me và Phật giáo Hiếu Nghĩa Tà Lơn [135, tr.9]. Các hệ phái thuộc mỗi tôn giáo này phải làm thủ tục đăng ký và/hoặc cơng nhận riêng. Cịn hai nhóm nữa là Hội thánh Phúc âm ngũ tuần và Phật giáo Hiếu Nghĩa Tà Lơn đã được cấp đăng ký hoạt động tôn giáo nhưng chưa được công nhận.

Bên cạnh đó hiện nay Việt Nam có một bộ máy quản lý nhà nước trong lĩnh vực tôn giáo tương đối hoàn chỉnh. Với cơ cấu từ trung ương cho đến địa phương, hiện Bộ Nội vụ với sự tham mưu, giúp việc của Ban tơn giáo chính phủ, là cơ quan chịu trách nhiệm chính về quản lý nhà nước, hướng dẫn các tôn giáo hoạt động theo đúng quy định của pháp luật.

Đặc biệt, trong xu hướng xây dựng nhà nước pháp quyền, hiện nay Việt Nam có hệ thống văn bản pháp luật với các quy định chi tiết đối với lĩnh vực tôn giáo. Trước hết các văn bản pháp luật đã thể chế hóa các quan điểm chủ trương của Đảng về công tác tôn giáo, tạo hành lang pháp lý cho việc đảm bảo quyền tự do tôn giáo, đồng thời cũng là công cụ hữu hiệu giúp nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo. Bên cạnh đó, tinh thần đổi mới trong chính sách tơn giáo đã tạo khơng khí cởi mở, làm sống động đời sống tơn giáo, tín ngưỡng của nhân dân. Từ đó góp phần tích cực trong cơng tác đối ngoại, nhất là đối ngoại tôn giáo của Nhà nước Việt Nam, cải thiện hình ảnh Việt Nam trong cộng đồng quốc tế, góp phần đẩy mạnh công cuộc hội nhập quốc tế của Việt Nam.

Một trong những nhiệm vụ quan trọng trong đổi mới chính sách tơn giáo là việc xây dựng hồn thiện luật pháp về tơn giáo. Như đã nói ở trên, năm 2016 là năm có ý nghĩa quan trọng, thể hiện nỗ lực không ngừng của Nhà nước trong tiến trình đổi mới chính sách tơn giáo ở Việt Nam hiện nay. So với trước đây, hiện nay chính sách tơn giáo của nhà nước có nhiều điểm mới, tiến bộ theo

hướng tiệm cận với các quy định quốc tế về quyền con người.

Luật mới giảm thời gian chờ đợi để một nhóm tơn giáo và nhóm (các nhóm) tơn giáo trực thuộc của nó được cơng nhận từ 20 năm xuống cịn 5 năm, giảm số lượng các thủ tục liên quan đến tôn giáo mà yêu cầu phải có sự chấp thuận trước của chính quyền, làm rõ quy trình để các tổ chức tơn giáo được cấp đăng ký hoạt động và được công nhận, và lần đầu tiên quy định cụ thể quyền có tư cách pháp nhân của các nhóm tơn giáo đã được cơng nhận và các nhóm tơn giáo trực thuộc của chúng.

Đối với đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung, nếu như trước đây đăng ký sinh hoạt tôn giáo được xem là một mốc khởi điểm để bắt đầu hình thành một tổ chức tơn giáo thì nay Luật chỉ xem sinh hoạt tơn giáo tập trung nhằm thỏa mãn nhu cầu tôn giáo của mọi người; sinh hoạt tôn giáo tập trung không được xem là mốc khởi điểm để tiến tới được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo, công nhận về tổ chức.

Luật cũng quy định rằng các nhóm tơn giáo được phép tiến hành các hoạt động giáo dục, y tế, bảo trợ xã hội, từ thiện, nhân đạo theo quy định của pháp luật có liên quan, nhưng khơng quy định cụ thể luật nào được áp dụng trong trường hợp luật này có thể mâu thuẫn với các luật khác, hoặc các luật khác được dẫn chiếu lại quy định không rõ ràng, chẳng hạn như Luật Giáo dục.

Theo pháp luật hiện hành, một tổ chức tơn giáo đã được cơng nhận sẽ có địa vị pháp lý của một “pháp nhân phi thương mại” kể từ ngày được cơng nhận. Tuy nhiên khơng có quy định nào về việc tổ chức tôn giáo đã đăng ký nhưng chưa được cơng nhận có thể có tư cách pháp nhân. Các tổ chức đã được công nhận trước khi luật mới có hiệu lực sẽ tiếp tục được công nhận và các tổ chức đã được cấp chứng nhận đăng ký trước khi luật mới có hiệu lực sẽ giữ nguyên chứng nhận đăng ký đó. Tổ chức tơn giáo trực thuộc của một tổ chức tôn giáo đã được công nhận được phép xin cấp đăng ký pháp nhân riêng.

Các tổ chức tơn giáo có quyền xuất bản các tài liệu tôn giáo, sản xuất và xuất khẩu các vật phẩm và biểu tượng tơn giáo, xây dựng và duy trì các cơ sở tơn giáo, nhận tài trợ từ các nguồn trong nước và nước ngoài. Cả luật hiện hành

và luật mới đều ám chỉ, nhưng không cụ thể, rằng các quyền này chỉ áp dụng đối với các tổ chức tôn giáo đã được công nhận. Các tổ chức tơn giáo cịn phải tn thủ các luật khác về xuất bản. Hai là, bổ sung một chương về quyền tự do tín ngưỡng, tơn giáo để phản ánh rõ hơn phạm vi điều chỉnh của Luật cũng như thể hiện một cách cơ bản nhất chính sách của Nhà nước trong việc tơn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tơn giáo của mọi người.

3.3.1.3. Trong hoạt động giáo dục, y tế, từ thiện nhân đạo của tơn giáo

Có thể nói hoạt động xã hội là một trong những lĩnh vực hoạt động mạnh mẽ, sôi nổi nhất của các tôn giáo thời gian gần đây. Trong những năm qua, hoạt động xã hội của các tơn giáo được thực hiện chủ yếu theo hai hình thức: hoạt động thường xuyên, hoạt động không thường xuyên. Các hoạt động xã hội thường gắn với vai trị của các tổ chức tơn giáo, có thể kể như: hệ thống khám chữa bệnh (bệnh viện, trung tâm y tế, phòng khám); hệ thống nhà dưỡng lão; cơ sở dạy nghề; các lớp mẫu giáo, lớp học tình thương; trung tâm tư vấn, nuôi dưỡng người nhiễm HIV/AIDS; và các hoạt động cứu trợ khác liên quan tới cứu trợ đồng bào bị thiên tai, ủng hộ xây dựng nhà tình nghĩa, ủng hộ nuôi dưỡng mẹ Việt nam anh hùng, trợ cấp học bổng cho học sinh, sinh viên nghèo hiếu học, xây dựng đường xá, bắc cầu; hưởng ứng các phong trào đền ơn đáp nghĩa như mở trường học, xây dựng nhà tình nghĩa, ủng hộ các chiến sĩ biên phòng, hải đảo, thăm hỏi và động viên hỗ trợ các thương binh, bệnh binh, bệnh nhân nghèo khó tại các bệnh viện, trại phong, trại tâm thần, nhà dưỡng lão, ủng hộ quỹ bảo thọ, trợ cấp học bổng cho các học sinh, sinh viên nghèo hiếu học.

Cụ thể về hoạt động giáo dục, trước năm 1970, một thống kê cho biết, riêng Giáo hội Công giáo ở miền Nam đã quản lý 1030 trường tiểu học với 258.409 học sinh Công giáo và 97.347 học sinh không Công giáo; 226 trường trung học với 82.827 học sinh Công giáo và 70.101 học sinh không Công giáo; 41 bệnh viện với 7000 giường, 239 trạm phát thuốc; 36 nhà hộ sinh; 9 trại phong

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Đổi mới chính sách tôn giáo trong phát triển bền vững ở Việt Nam hiện nay (Trang 117)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(193 trang)