Chính sách tôn giáo

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Đổi mới chính sách tôn giáo trong phát triển bền vững ở Việt Nam hiện nay (Trang 35 - 39)

7. Kết cấu luận án

2.1. Chính sách tôn giáo và Chính sách tôn giáo ở Việt Nam

2.1.1.3. Chính sách tôn giáo

Tiếp cận chính sách tôn giáo dưới góc độ một chính sách công không phải là điều mới đối với thế giới. Trong công trình của mình, dựa trên cách thức của mối quan hệ tôn giáo - nhà nước có tính thể chế của nhiều nhà nước trên thế giới, tác giả W. Cole Durham và Brett G Scharffs đã phân loại chính sách tôn giáo thành nhiều dạng thức khác nhau. Đó là mô hình thần quyền tuyệt đối (Absolute Theocracy), mô hình các giáo hội chính thức (Established Churches), mô hình các hệ thống địa vị tôn giáo (Religious Status Systems), mô hình các

giáo hội được thừa nhận và ủng hộ về mặt lịch sử (Historically Favored and Endorsed Churches), mô hình Nhóm các tôn giáo được ưu tiên (Prefered Set of Religions), mô hình Các chế độ hợp tác (Cooperationist Regimes), mô hình Các chế độ thỏa hiệp (Accommodationist Regimes), mô hình Các chế độ phân tách (Separationist Regimes), mô hình Các chế độ kiểm soát thế tục (Secular Control Regimes), mô hình Các nhà nước theo tư tưởng thủ tiêu (Abolitionist States) [202, tr.167-182].

Căn cứ vào cách thức giải quyết mối quan hệ giữa nhà nước và tôn giáo của các nước trên thế giới, tác giả Đỗ Quang Hưng chỉ ra hai mô hình chính của chính sách tôn giáo là mô hình nhà nước tôn giáo và mô hình nhà nước thế tục. Nếu như mô hình nhà nước tôn giáo, chủ yếu tồn tại trong thế giới Hồi giáo, nơi xây dựng một thiết chế nhà nước hoàn toàn tùy thuộc vào lý thuyết và thực hành Hồi giáo, vào sự diễn giải luật Hồi giáo, thì mô hình nhà nước thế tục thuộc về phần còn lại của thế giới, nơi các nhà nước được thiết kế là phi tôn giáo. Việc thực hiện hai nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa thế tục là thực hiện quyền tự do tôn giáo và thực hiện nguyên tắc phân li giữa nhà nước và các tổ chức tôn giáo đưa đến sự khác biệt cơ bản giữa mô hình nhà nước thế tục với mô hình nhà nước tôn giáo, nơi thường không công nhận quyền tự do của các tôn giáo khác [73, tr.72].

Cũng như vậy, trong cuốn sách của mình tác giả Nguyễn Hồng Dương chia chính sách tôn giáo thành sáu loại hình: loại mô hình thần quyền tuyệt đối; loại mô hình tôn giáo được chính thức hóa; mô hình chế độ hợp tác; loại chế độ thỏa hiệp; loại các nước thế tục trung lập, trung tính; loại mô hình nhà nước thế tục kiểm soát [48, tr.184-188]. Tuy nhiên, tác giả cho rằng tùy thuộc vào mức độ thực hiện các nguyên tắc thế tục nhiều hay ít, triệt để hay không triệt để mà mô hình nhà nước thế tục được phân chia thành nhiều loại hình khác nhau, chẳng hạn như: mô hình nhà nước thế tục ở Pháp, mô hình nhà nước thế tục Mỹ, mô hình nhà nước thế tục Đông Bắc Á, mô hình nhà nước cận thế tục ở Đông Nam Á...

Ở hầu hết các nước Âu – Mỹ đều thực hiện nguyên tắc đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và phân li quyền lực giữa nhà nước với nhà thờ. Đây là

kết quả của di sản “đêm trường trung cổ” để lại, đó là thời kì mà nhiều khi quyền bính thế quyền và thần quyền sáp nhập làm một. Tuy nhiên, chính sách tôn giáo có sự khác nhau giữa các quốc gia, tiêu biểu là ở Pháp và Mỹ. Trong khi chính sách tôn giáo của nhà nước nước hướng tới việc tạo điều kiện tối đa cho các tổ chức tôn giáo hoạt động thì ở Pháp, nhà nước lại không thừa nhận và không hỗ trợ cho bất cứ một tôn giáo nào, tất cả các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật [75, tr.81-82].

Khi giới thiệu chính sách tôn giáo ở Nhật Bản, có ý kiến cho rằng việc thực hiện tự do tôn giáo và tôn giáo tách biệt khỏi nhà nước hay còn gọi là nguyên tắc chính giáo phân li là những nguyên tắc chính của chính sách tôn giáo từ sau chiến tranh thế giới thứ II đến nay. Từ đó luật pháp nhân tôn giáo và luật pháp nhân tôn giáo sửa đổi sau này được coi là sự phản ánh của chính sách tôn giáo của hệ thống cơ quan quản lý nhà nước Nhật Bản. Trong đó, luật pháp nhân quy định những điều kiện để một tôn giáo được công nhận tư cách pháp nhân và những điều mà tổ chức tôn giáo đó được làm sau khi nhận được sự công nhận. Tuy nhiên, luật này cũng có những hạn chế và được sửa đổi sau sự cố của vụ khủng bố của phái Aum, một giáo phái tôn giáo mới ra đời ở Nhật. Chính sách tôn giáo cũng nhấn mạnh tới sự cần thiết của một cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động tôn giáo ở Nhật Bản [165, tr.1].

Tác giả Lưu Bành cho biết mối quan hệ giữa tôn giáo và nhà nước Trung Quốc cũng được cải thiện đáng kể từ sau khi Đảng Cộng sản Trung Quốc có những đổi mới nhận thức về tôn giáo. Chính sách về tự do tín ngưỡng tôn giáo được nói rõ trong các thông tư, các bài nói chuyện của các lãnh đạo đảng, được viết vào Hiến pháp Trung Quốc... Tuy nhiên, các tôn giáo lại được đưa vào trong quản lý hành chính, mối tôn giáo thành lập một tổ chức tôn giáo mang tính yêu nước dẫn tới hình thành nên những thị trường tôn giáo phi chính thống, các tôn giáo không được quan hệ với bên ngoài, thành lập một hệ thống các cơ quan chuyên trách chịu trách nhiệm về các vấn đề tôn giáo... [165, tr.1-13]. Chính sách tôn giáo này được cho là chặt chẽ đối với tôn giáo.

quốc giáo và ngoài sáu tôn giáo (Hồi giáo, Phật giáo, Ấn giáo, Tin Lành, Công giáo, Khổng giáo) thì nhà nước không thừa nhận địa vị pháp lý của bất cứ tôn giáo nào khác. Quản lý nhà nước về tôn giáo ở đây có Vụ tôn giáo và trên thực tế cơ quan này không giữ được tính trung lập, là người cầm cân nảy mực trong việc đả bảo quyền tự do bình đẳng cho các tôn giáo [75, tr.109].

Tuy nhiên, việc thực hiện chính sách tôn giáo lại có nhiều sự khác biệt giữa các quốc gia. “Với những nước vốn đã thực hiện thể chế nhà nước thế tục có truyền thống, trong môi trường xã hội dân sự, chính sách tôn giáo đã hòa tan trong nhiều chính sách xã hội và luật định. Ngược lại, với những nước mà xã hội dân sự đang hình thành, trong đó có Việt Nam, chính sách này tồn tại với những hình thức độc lập và riêng biệt, phản ánh một công việc quan trọng của nhà nước với những phương pháp quản lý, sự thực thi chính sách có những nét riêng” [73, tr.129].

Như vậy, từ các quan điểm nêu trên có thể thấy vấn đề cốt lõi của chính sách tôn giáo chính là mối quan hệ giữa nhà nước và tôn giáo. Ở mỗi quốc gia, cách thức giải quyết mối quan hệ này như thế nào sẽ quyết định chính sách tôn giáo ở quốc gia đó, nó tùy thuộc vào từng điều kiện lịch sử, văn hóa, chính trị... Trong luận án này, chính sách tôn giáo là những chủ trương, quyết sách, hành động của nhà nước thông qua hệ thống pháp luật, bộ máy quản lý để giải quyết mối quan hệ giữa nhà nước với tôn giáo. Trong đó những nội dung liên quan tới quyền tự do tôn giáo, phân tách quyền lực của nhà nước với tôn giáo trở thành các nguyên tắc cơ bản của chính sách tôn giáo. Trong bối cảnh mới, luật pháp của nhà nước sẽ chi phối mọi hoạt động của tôn giáo, từ sinh hoạt tôn giáo cho đến tham gia hoạt động xã hội. Mặc dù trong cấu trúc chính sách tôn giáo ở nhiều nơi không có cơ quan chuyên trách về hoạt động tôn giáo nhưng với rất nhiều quốc gia, nói đến chính sách tôn giáo cũng cần phải nói tới bộ máy quản lý nhà nước. Đây là sự cần thiết khi nghiên cứu chính sách tôn giáo ở Việt Nam.

Như vậy, chính sách tôn giáo là chính sách của nhà nước được hoạch định và thực thi thông qua các cơ quan quản lý và hệ thống luật pháp để điều chỉnh các hoạt động tôn giáo nhằm hướng tới thực hiện các mục tiêu chung, mà trong

giai đoạn hiện nay đó là phát triển bền vững đất nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Đổi mới chính sách tôn giáo trong phát triển bền vững ở Việt Nam hiện nay (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(193 trang)