Về công tác nhân sự của tổ chức tôn giáo

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Đổi mới chính sách tôn giáo trong phát triển bền vững ở Việt Nam hiện nay (Trang 98 - 100)

7. Kết cấu luận án

3.1. Khái lƣợc quá trình hình thành và phát triển của chính sách tơn

3.2.2.3. Về công tác nhân sự của tổ chức tôn giáo

Nhìn chung nhà nước Việt Nam coi việc phong chức, phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử chức sắc là công việc nội bộ của các tổ chức tôn giáo và thực hiện theo hiến chương, điều lệ, giáo luật của mình. Tuy nhiên, nhà nước

cũng quy định một số yêu cầu đối với những người được bổ nhiệm: “2. Người được phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; không trong thời gian bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng, tơn giáo; khơng có án tích hoặc khơng phải là người đang bị buộc tội theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự” [90, tr.35]. Trong trường hợp người được phong phẩm hoặc suy cử làm chức sắc không đáp ứng được các quy định trên thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể gửi văn bản yêu cầu tổ chức tôn giáo hủy kết quả phong phẩm hoặc suy cử chức sắc (Khoản 4 Điều 33, LTNTG) [90, tr.36]. Sau khi thực hiện phong chức, phong phẩm, bầu cử, suy cử chức sắc 20 ngày, các tổ chức tơn giáo có trách nhiệm gửi văn bản thơng báo đến các cơ quan có thẩm quyền về tín ngưỡng, tơn giáo.

Còn với chức việc, pháp luật quy định các tổ chức tôn giáo phải gửi hồ sơ đăng ký đến các cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tơn giáo trước khi tiến hành việc bổ nhiệm, bầu cử, suy cử.

Với quy định mới của pháp luật thì vấn đề thuyên chuyển nơi hoạt động của chức sắc, chức việc, nhà tu hành được thay đổi một cách căn bản. Trong những trường hợp thông thường tổ chức tôn giáo, tổ chức tơn giáo trực thuộc chỉ có trách nhiệm thông báo bằng văn bản đến cơ quan chun mơn về tín ngưỡng, tơn giáo cấp tỉnh nơi đi và nơi đến trước 20 ngày. Còn trong trường hợp chức sắc, chức việc, nhà tu hành đang bị buộc tội hoặc chưa được xóa án tích, tổ chức tơn giáo, tổ chức tơn giáo trực thuộc có trách nhiệm gửi văn bản đăng ký đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi dự kiến đến (Điều 35) [90, tr.39].

Như vậy, pháp luật không can thiệp công việc phong chức, phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử của các tôn giáo mà chỉ nêu ra các điều kiện về tư cách công dân của những người được xem xét. Khi thực hiện phong chức, phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử, tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc tiến hành thơng báo, đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Riêng trường hợp phong chức, phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử có yếu tố nước ngoài, pháp luật cũng có những quy định cụ thể hơn tại Điều 51 LTNTG. Đó là những trường hợp tổ chức tơn giáo Việt Nam phong phẩm hoặc

suy cử phẩm vị cho người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam; hoặc tổ chức tôn giáo nước ngoài phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử cho công dân Việt Nam ở Việt Nam.

Đối với các trường hợp này, ngoài việc yêu cầu người được phong phẩm đáp ứng đủ các điều kiện như đã đề cập ở trên, riêng với người nước ngoài cư trú hợp pháp ở Việt Nam được phong phẩm, suy cử còn phải đảm bảo yêu cầu đào tạo tôn giáo tại cơ sở đào tạo tôn giáo ở Việt Nam, tuân thủ pháp luật Việt Nam, thì việc phong phẩm này cịn cần phải có sự chấp thuận trước của cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tơn giáo ở cấp trung ương. Các công dân Việt Nam được tổ chức tơn giáo nước ngồi phong phẩm, bổ nhiệm ở nước ngoài khi về Việt Nam làm chức sắc, chức việc cần phải được các tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc quản lý trực tiếp có trách nhiệm đăng kí với cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tơn giáo trung ương (Ban Tơn giáo Chính phủ) [90, tr.55].

Đổi mới chính sách liên quan đến tổ chức tôn giáo, đặc biệt với việc công nhận tổ chức tôn giáo hay cụ thể hơn là công nhận tư cách pháp nhân phi thương mại cho tổ chức tôn giáo sẽ huy động được các nguồn lực xã hội cho thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững, vào sự nghiệp cơng nghiệp hóa bao trùm ở Việt Nam hiện nay.

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Đổi mới chính sách tôn giáo trong phát triển bền vững ở Việt Nam hiện nay (Trang 98 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(193 trang)