7. Kết cấu luận án
2.2. Đổi mới chính sách tơn giáo trong phát triển bền vững
2.2.2. Phát triển bền vững
Phát triển bền vững (Substainable development) là thuật ngữ xuất hiện trên thế giới vào khoảng thập niên 70 thế kỷ XX, bắt nguồn từ phong trào bảo vệ môi trường. Phát triển bền vững được hiểu là sự phát triển đáp ứng được những yêu cầu của hiện tại, nhưng không gây trở ngại cho việc đáp ứng nhu cầu của các thế hệ mai sau. Đó là khi một phần nhân loại thay đổi tư duy của mình về sự phát triển. Ở đó tăng trưởng kinh tế khơng còn là chỉ số duy nhất của phát triển mà thay vào đó là các chỉ số về phát triển con người (HDI), về bảo vệ môi trường.
Đến năm 1992, trong năm tài liệu được thông qua tại Hội nghị thượng đỉnh về Trái đất (hay Hội nghị Rio) có bản kế hoạch hành động gồm 21 điểm, đó là một sơ đồ được xây dựng nhằm đạt mục tiêu phát triển bền vững về cả kinh tế, xã hội và mơi trường. Từ đó các vấn đề kinh tế, xã hội và môi trường nổi lên trở thành ba vấn đề chính trong quan niệm của thế giới về phát triển bền vững và đó nhất thiết phải là một sự phát triển hài hòa và ổn định và lâu dài giữa tất cả các yếu tố kinh tế, xã hội và môi trường tự nhiên.
Ở Việt Nam, phát triển bền vững cũng là mục tiêu quan trọng và lâu dài cho các quyết sách chính trị. Tại Đại hội IX, Đảng nêu rõ: “Tăng trưởng kinh tế đi đơi với phát triển văn hóa, từng bước cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ và cải thiện môi trường; kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường quốc phòng và an ninh” [52, tr.89]. Ở đây có thể thấy, phát triển bền vững mà Việt Nam đưa ra không chỉ nằm ở ba vấn đề then chốt là kinh tế, xã hội, mơi trường tự nhiên nữa mà cịn gồm cả lĩnh vực văn hóa và an ninh, quốc phịng.
Trên cơ sở những quan điểm của Đảng về phát triển bền vững, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 153/2004/QĐ-TTg ngày 17-8-2004 về việc ban hành định hướng chiến lược về phát triển bền vững ở Việt Nam (gọi tắt là Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam). Trong Quyết định số 432/QĐ-TTg ngày 12/4/2012 về Chiến lược phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011-
2020 ghi rõ mục tiêu tổng quát của phát triển bền vững là đảm bảo tăng trưởng
lâu dài, có hiệu quả về kinh tế, cùng với đó là sự tiến bộ, cơng bằng về xã hội, bảo vệ tài nguyên môi trường, giữ vững ổn định về chính trị - xã hội, đồng thời bảo vệ vững chắc nền độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.
Để phát triển bền vững, bản Quyết định số 432/QĐ-TTg nêu ra những nhóm giải pháp gồm 8 vấn đề, trong đó có: tiếp tục hồn thiện hệ thống thể chế phát triển bền vững; nâng cao chất lượng quản trị quốc gia đối với phát triển bền vững đất nước; tăng cường các nguồn lực tài chính để thực hiện phát triển bền vững; tăng cường năng lực, hiệu quả quản lý và thực hiện phát triển bền vững; nâng cao vai trò, trách nhiệm và tăng cường sự tham gia của cộng đồng; mở rộng hợp tác quốc tế...
Trong bối cảnh đó, việc đổi mới chính sách tơn giáo chịu sự chi phối bởi những định hướng chiến lược về phát triển bền vững đất nước mà Đảng và nhà nước đặt ra. Hay nói cách khác, đó là chiến lược khung, một trong những cơ sở pháp lý quan trọng cho Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương, các tổ chức, cá nhân triển khai, thực hiện. Rõ ràng ở chiều ngược lại, sự đổi mới, tiến bộ của chính sách tơn giáo khơng chỉ mang ý nghĩa tơn giáo đơn thuần mà cịn là đáp ứng những mục tiêu chính trị về phát triển bền vững đất nước.
Đúng như vậy, trong bối cảnh đất nước đổi mới, mở cửa hội nhập toàn diện với quốc tế thì chính sách tơn giáo, đặc biệt là những chính sách liên quan tới những vấn đề tự do tơn giáo, tín ngưỡng, về việc cơng nhận tổ chức tôn giáo, về pháp nhân phi thương mại, về việc tham gia các lĩnh vực được xã hội hóa, về hoạt động tơn giáo có yếu tố nước ngồi... sẽ góp phần ổn định mơi trường chính trị, an ninh quốc phòng đồng thời tạo động lực cho sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và bảo vệ mơi trường để sự phát triển của hiện tại không làm phương hại tới các thế hệ mai sau.