Kiến tạo mơi trường pháp lý bình đẳng

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Đổi mới chính sách tôn giáo trong phát triển bền vững ở Việt Nam hiện nay (Trang 45 - 47)

7. Kết cấu luận án

2.2. Đổi mới chính sách tơn giáo trong phát triển bền vững

2.2.3.1. Kiến tạo mơi trường pháp lý bình đẳng

Ở Việt Nam, trước 1986 có 6 tổ chức tơn giáo được nhà nước cơng nhận và hiện nay con số này là 43 tổ chức thuộc 16 tổ chức tôn giáo [135, tr.8-13,

tr.9]. Bên cạnh các tổ chức tơn giáo được nhà nước cơng nhận, cịn có nhiều loại hình tơn giáo như các tôn giáo mới, các tôn giáo chưa được cơng nhận, đó là chưa kể rất nhiều loại hình tín ngưỡng dân gian cùng tồn tại ở Việt Nam hiện nay. Với nguyên tắc tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tơn giáo của người dân trong chính sách tơn giáo ở Việt Nam hiện nay thì trong thời gian tới sẽ có thêm nhiều các tơn giáo được nhà nước công nhận sẽ làm thay đổi thị trường tôn giáo ở Việt Nam. Ở quốc gia láng giềng Trung Quốc hiện tồn tại ba thị trường về tơn giáo, đó là thị trường đỏ gồm các tổ chức, cá nhân hoạt động tôn giáo hợp pháp (khoảng 100 triệu người), thị trường đen là những cộng đồng tôn giáo, các tổ chức hoạt động trong tư thế bí mật, bất hợp pháp, thị trường xám là thị trường tơn giáo có tính cách nửa hợp pháp, nửa bất hợp pháp, đặc biệt là những cộng đồng tín ngưỡng dân gian và một số giáo phái thuộc nhiều tôn giáo lớn vốn được cơng nhận thì ở Việt Nam chỉ có hai loại hình là thị trường đỏ và thị trường xám. “Ở Việt Nam thực tế cùng lắm cũng chỉ có hai thị trường tơn giáo là thị trường đỏ và thị trường xám (ít nhất từ trước 2005)” [74, tr.299].

Giữa tôn giáo và sự ổn định xã hội có mối quan hệ mật thiết và trong trong mơi trường đa dạng tơn giáo, chính sách tơn giáo của nhà nước có vai trị rất quan trọng. “Có hai lối tiếp cận tình thế tiến thối lưỡng nan của việc làm chính sách này: đàn áp tơn giáo hoặc tạo điều kiện thuận lợi cho đức tin” [189, tr.14-23]. Có năm bước dẫn đến sự bất hịa xã hội và cũng có năm bước dẫn tới hòa hợp xã hội khi nhà nước tạo điều kiện thuận lợi cho đức tin.

Thực tế nhà nước nào cũng muốn thực hiện tốt chức năng của mình là đem lại một trật tự và ổn định nếu không sẽ dẫn tới một sự rối loại và bất hòa xã hội, hướng tới thực hiện mục tiêu thiên niên kỉ là phát triển đất nước và con người. Bởi vậy, để chung sống hài hịa trong mơi trường đa dạng tơn giáo thì điều quan trọng là bên cạnh những yếu tố như tinh thần khoan dung, sự giao lưu, đối thoại giữa các niềm tin tôn giáo, trách nhiệm xã hội của các tổ chức tơn giáo... thì rất cần phải có cơng cụ pháp luật của nhà nước. Bởi các chính sách của nhà nước khơng chỉ cổ vũ, khuyến khích những tinh thần tốt đẹp về khoan dung, đối thoại mà còn đặt ra yêu cầu đối với các tổ chức tôn giáo thực hiện

nghĩa vụ và trách nhiệm xã hội của mình [146, tr. 63-72].

Để tạo lập môi trường cho các tôn giáo cùng phát triển, nhà nước thực hiện nhất quán chính sách tơn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tơn giáo, chính sách đồn kết tơn giáo, chính sách chống lạm dụng tơn giáo. Những nguyên tắc này hiện nay được nhà nước Việt Nam thể chế hóa trong LTNTG (2016) trở thành công cụ quan trọng để tạo dựng môi trường công bằng cho các tôn giáo phát triển hài hòa cùng nhau.

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Đổi mới chính sách tôn giáo trong phát triển bền vững ở Việt Nam hiện nay (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(193 trang)