Quan điểm của Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Đổi mới chính sách tôn giáo trong phát triển bền vững ở Việt Nam hiện nay (Trang 57 - 60)

7. Kết cấu luận án

2.3. Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về

2.3.2. Quan điểm của Hồ Chí Minh

Tư tưởng Hồ Chí Minh về tơn giáo, tín ngưỡng dựa trên những luận điểm chủ yếu của chủ nghĩa Mác – Lênin về tôn giáo nhưng lại được vận dụng sáng tạo vào điều kiện Việt Nam. “Người An Nam khơng có linh mục, khơng có tơn giáo theo cách nghĩa của châu Âu. Việc cúng bái tổ tiên hoàn toàn là một hiện tượng xã hội. Chúng tơi khơng có những người tư tế nào. Những người già trong gia đình hay các già bản thực hiện những nghi lễ tưởng niệm. Chúng tơi khơng biết uy tín của người thầy cúng, của linh mục là gì” [101, tr.497]. Nói như vậy có thể thấy những hiểu biết của Hồ Chí Minh về văn hóa Việt Nam nói chung và về tơn giáo nói riêng là rất sâu sắc. Đó là cơ sở quan trọng hình thành những quan điểm, chính sách đúng đắn về tơn giáo của tư tưởng Hồ Chí Minh.

Khi nghiên cứu tư tưởng của Hồ Chí Minh về vai trị xã hội của tơn giáo, trước hết chúng ta sự ghi nhận của Người đối với sự hy sinh, đóng góp của người tín đồ các tơn giáo vào sự nghiệp đấu tranh chống ngoại xâm giải phóng dân tộc…. Trong đó, Hồ Chí Minh đặc biệt đánh giá sự góp sức và hy sinh của các thủ lĩnh tơn giáo. Bởi vậy, Người hết sức coi trọng công tác vận động đội ngũ chức sắc các tơn giáo và coi đó là một cơng việc trọng tâm của cơng tác tơn giáo.

Bên cạnh đó, Hồ Chí Minh đánh giá cao những giá trị chung của các tôn giáo về đạo đức, văn hóa: “Chúa Giêsu dạy: đạo đức là bác ái. Phật Thích Ca dạy: đạo đức là từ bi. Khổng Tử dạy: đạo đức là nhân nghĩa” [102, tr.225]. Đó là những giá trị hướng con người đến một đời sống chân thiện mỹ, từ đó nó giúp xây dựng, cải biến xã hội. Rõ ràng, Hồ Chí Minh khơng chỉ tơn trọng sự khác biệt mà cịn đi tìm những điểm tương đồng, những giá trị nhân văn giữa các tơn giáo để từ đó có những động viên, khích lệ đồng bào là tín đồ các tơn giáo phát huy vào xây dựng đất nước.

không nhỏ về vật chất cho đất nước trong bối cảnh chống giặc ngoại xâm. Những đóng góp của người tín đồ các tơn giáo trong các phong trào tăng gia sản xuất được Hồ Chí Minh hoan nghênh. “Thi đua là đoàn kết: Trong phong trào thi đua, chúng ta thấy đủ các dân tộc: Kinh, Thổ, Mán, Mường… đủ các tín ngưỡng, lương có, giáo có, đủ các tầng lớp, binh, công, nông, sĩ, đủ các hạng người già, trẻ, gái, trai, tất cả đều nhằm vào một mục đích chung: tăng gia sản xuất và diệt giặc lập cơng” [164, tr.203]. Có thể nói những đóng góp của các tơn giáo đã góp phần ý nghĩa vào thực hiện phương châm kháng chiến toàn dân, toàn diện, lâu dài và tự lực cánh sinh mà Đảng và Hồ Chủ tịch đưa ra.

Tuy nhiên Hồ Chủ tịch cũng lưu ý tới việc các tôn giáo thường bị các thế lực lôi kéo, lợi dụng vào các mục đích nhằm gây chia rẽ dân tộc, phá hoại khối đoàn kết toàn dân và làm phương hại đến sự nghiệp thống nhất đất nước.

Đặt trong bối cảnh đất nước phải chống thù trong giặc ngoài, làm thế nào để hạn chế những mặt tiêu cực cũng như phát huy hết tất cả giá trị, sức người sức của của các tôn giáo, trở thành một nội dung quan trọng trong tư tưởng Hồ Chí Minh về tơn giáo. Thực tế những phương pháp ứng xử của Người với tôn giáo thời kỳ này đã đặt nền móng cho những chính sách mang tính ngun tắc đúng đắn về tôn giáo của Đảng và nhà nước Việt Nam sau này.

Xuyên suốt trong quá trình lãnh đạo cách mạng, nhà nước Hồ Chủ tịch đều coi trọng phương pháp đối thoại, vận động, thuyết phục đối với quần chúng tín đồ và các chức sắc tôn giáo thông qua những bài viết, những lá thư hay những bài nói chuyện trong những chuyến thực tế địa phương.

Bên cạnh phương pháp trên, trong việc quản lý đất nước về tôn giáo cần phải có những chính sách mang tính pháp lý thống nhất. Bởi vậy ngay sau khi giành được chính quyền, chính phủ lâm thời do Người đứng đầu đã ban bố và thực hiện một loạt các chính sách về tơn giáo. Trước hết và quan trọng nhất đó là chủ trương tơn trọng tự do tín ngưỡng, tơn giáo. Ngay từ năm 1941, quyền tự do tín ngưỡng, tơn giáo đã được đề cập trong chính sách mười điểm của Việt Minh:

“… Hội hè, tín ngưỡng, báo chương

Với tư cách là tổ chức tiền thân của chính phủ lâm thời, Việt Minh đưa ra chương trình hành động của mình, trong đó nêu rõ chủ trương về tự do tơn giáo. Đặc biệt, sau khi giành được chính quyền Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đề ra và thực hiện ngay những vấn đề cấp bách, trong đó có hai vấn đề liên quan đến tơn giáo: “…Vấn đề thứ ba:... Tất cả các công dân trai gái mười tám tuổi đều có quyền ứng cử và bầu cử, không phân biệt giàu nghèo, tôn giáo, giòng giống… Vấn đề thứ sáu:… Thực dân phong kiến thi hành chính sách chia rẽ đồng bào Giáo và đồng bào Lương, để dễ thống trị. Tơi đề nghị Chính phủ ta tuyên bố: Tín ngưỡng tự do và Lương Giáo đoàn kết” [103, tr.5].

Trong tám điều mệnh lệnh của Chính phủ Dân chủ cộng hịa Việt Nam có điều khoản quy định về việc bảo vệ và tơn trọng các tín ngưỡng tơn giáo: “4. Bảo vệ đền chùa, nhà thờ, trường học, nhà thương và các cơ quan văn hóa xã hội khác… Chính quyền, qn đội và tồn thể phải tơn trọng tín ngưỡng, phong tục, tập quán của đồng bào” [164, tr.140].

Đặc biệt với Sắc lệnh 234-SL năm 1955, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đúc kết những nguyên tắc tư tưởng và chính trị cốt lõi cho việc xây dựng luật pháp tôn giáo ở Việt Nam mà cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị trong việc xác định và xây dựng những bước đi kế tiếp. Tại Điều 1: “Chính phủ đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng và tự do thờ cúng của nhân dân. Không ai được xâm phạm quyền tự do ấy. Mọi người Việt Nam đều có quyền theo một tơn giáo hoặc khơng theo một tơn giáo nào...” [24, tr.1]. Từ đó, Sắc lệnh quy định hai điều nhằm đảm bảo cho tơn giáo có điều kiện tham gia vào việc xây dựng và pháp triển đất nước. Điều 9 viết: “Các tôn giáo được phép mở trường tư thục. Các trường tư thục đó phải dạy theo chương trình giáo dục của Chính phủ. Ngoài giờ dạy theo chương trình giáo dục của Chính phủ có thể dạy thêm giáo lý cho những học sinh nào muốn học” [24, tr.2].

Như vậy, tư tưởng Hồ Chí Minh về tơn giáo cung cấp một cái nhìn biện chứng có tính phát hiện về một số đặc điểm cơ bản mang tính tơn giáo học về tơn giáo phương Đơng nói chung và Việt Nam nói riêng. Trong việc nhìn nhận đánh giá về tôn giáo cần phải tách biệt mặt chính trị trong thực tiễn đời sống tơn

giáo.Từ đó có thể thấy rõ vai trị văn hóa, những giá trị đạo đức nhân văn cũng như những đóng góp vật chất và những hy sinh của các tơn giáo trong sự nghiệp đấu tranh giành và giữ độc lập tổ quốc.

Trong cách ứng xử của nhà nước với các tơn giáo có lẽ cần thiết phải tìm kiếm được những giá trị tương đồng, trước hết là sự gặp gỡ về giá trị của hệ ý thức và tơn giáo, lấy đó làm cơ sở quan trọng để người mác xít đối thoại, vận động người tín đồ các tơn giáo tham gia vào mặt trận cách mạng. Đó cũng là cơ sở lý luận và thực tiễn giải quyết vấn đề tôn giáo với dân tộc, khuyến khích những tư tưởng đúng đắn để các tơn giáo có thể đồng hành với dân tộc dù là trong cuộc cách mạng dân tộc dân chủ hay là trong cách mạng xã hội chủ nghĩa hiện nay.

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Đổi mới chính sách tôn giáo trong phát triển bền vững ở Việt Nam hiện nay (Trang 57 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(193 trang)