Quan điểm của Đảng về vai trị của tơn giáo trong phát triển bền

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Đổi mới chính sách tôn giáo trong phát triển bền vững ở Việt Nam hiện nay (Trang 60 - 65)

7. Kết cấu luận án

2.3. Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về

2.3.3. Quan điểm của Đảng về vai trị của tơn giáo trong phát triển bền

vững đất nước hiện nay

Năm 1986, Việt Nam bắt đầu thực hiện công cuộc đổi mới một cách đồng bộ và toàn diện đất nước nhằm đáp ứng kịp thời những yêu cầu của tình hình thế giới và trong nước. Tuy vậy trong lĩnh vực tôn giáo cho đến năm 1990, Đảng Cộng sản Việt Nam mới có những đổi mới rõ rệt từ nhận thức cho đến quan điểm, chủ trương đối với tôn giáo. Điều này được thể hiện rất rõ trong bản Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 16-10-1990 của Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VI Về tăng cường cơng tác tơn giáo trong tình hình mới. Nội dung của Nghị quyết cho thấy một sự tái nhận thức của Đảng vai trị của tơn giáo cũng như sự tồn tại của nó trong sư nghiệp xây dựng đất nước. Nó được thể hiện trong hai luận đề: “Tơn giáo là một vấn đề cịn tồn tại lâu dài. Tín ngưỡng tơn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân. Đạo đức tơn giáo có nhiều điều phù hợp với công cuộc xây dựng xã hội mới” [1, tr.2]. Tính mới trong quan điểm của Đảng về vai trò của tôn giáo ở Việt Nam được đánh giá là “mang tính đột phá về nhận thức” [73, tr.200]. Đặt trong khung cảnh thế giới và Việt Nam tại thời điểm này mới thấy hết ý nghĩa của bước tiến nhận thức này. Đó là khi mơ hình nhà nước xã hội chủ nghĩa đã sụp đổ ở Đơng Âu, cịn ở Liên Xơ nó đang ở đêm trước của sự tiêu vong. Tuy nhiên những quan điểm tả khuynh về tơn giáo vẫn cịn chế ngự và

tập trung chủ yếu vào những vấn đề căn bản của thuyết vơ thần luận mác-xít và các hình thái vơ thần duy vật khác. Cịn ở Trung Quốc bắt đầu có những dấu hiệu đổi mới với việc bàn luận về đặc điểm tơn giáo và khả năng thích ứng với chủ nghĩa xã hội ở Trung Quốc. Những luận điểm trên nhanh chóng đem lại cái nhìn mới về tơn giáo ở Việt Nam. Thay vì nhìn nhận tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân như trước đây, bây giờ tôn giáo phải được coi là một thực tại xã hội không thể chối bỏ bởi nó là nhu cầu chính đáng về tinh thần của bộ phận người dân. Ngồi ra, Nghị quyết 24 cịn chứa đựng những quan điểm quan trọng liên quan đến chính sách tơn giáo. Đó là quan điểm cho rằng công tác tôn giáo phải là cơng việc của cả hệ thống chính trị và cốt lõi của cơng tác là vận động quần chúng. Ở Việt Nam, có nhận định cho rằng chính sách tơn giáo vẫn cịn mang tính cách của một chính sách nội chính, nghĩa là “một chính sách đặc biệt của các cơ quan công quyền trực tiếp liên quan đến vấn đề an ninh quốc gia” [73, tr.23]. Việt Nam vẫn cịn thói quen chính trị trong việc ban hành chính sách tơn giáo, quản lý tơn giáo. Chính vì thế hệ thống luật pháp tơn giáo rất hạn chế và khó hội nhập quốc tế. Với ý nghĩa đó, Nghị quyết 24 được coi là điểm khởi đầu cho quá trình đổi mới từ nhận thức, đường lối cho đến chính sách tơn giáo ở Việt Nam hiện nay.

Sau khi Nghị quyết 24 được ban hành, Hội đồng Bộ trưởng (Chính phủ) ban hành Nghị định 69-HĐBT ngày 21/3/1991 về quy định về các hoạt động tôn giáo với 3 chương 28 điều. Nghị định có những nội dung quy định điều kiện để tôn giáo tham gia phát triển đất nước. Có thể nói, sự thể chế hóa các quan điểm, chính sách của Đảng đối với tơn giáo trong Nghị định 69 đã giải quyết được một số vấn đề nổi cộm trước đó, song cơ chế xin cho cịn đậm nét trong cung cách quản lý của chính quyền với tôn giáo. Đặc biệt trong xu thế mở cửa hội nhập, nhất là khi đời sống tôn giáo phát triển một cách nhanh chóng và nhiều chiều đã khiến cho những quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước Việt Nam về tôn giáo bộc lộ nhiều thiếu sót, hạn chế. Như một tất yếu, nhu cầu đổi mới chính sách tôn giáo tiếp tục được đặt ra đối với Nhà nước.

Tiếp tục xu hướng đổi mới nhận thức, quan điểm chính sách của Đảng về tơn giáo, ngày 2/7/1998 Bộ Chính trị ra Chỉ thị số 37 Về cơng tác tơn giáo trong tình hình mới, một văn kiện quan trọng lần đầu tiên được đăng tải

công khai trên báo Nhân dân và nhiều báo khác. Trong đó, Đảng nêu rõ những lý do chính của việc ban hành Chỉ thị mà nổi bật là những địi hỏi mới của thực tiễn đời sống tơn giáo ở nước ta và những bất cập trong công tác tơn giáo. Từ đó Chỉ thị nêu ra 6 nguyên tắc chính sách của Đảng và 7 nhiệm vụ của công tác tôn giáo.Tinh thần bản Chỉ thị 37 là tiếp tục triển khai quan điểm, chính sách của Đảng đối với tôn giáo được đề ra từ Nghị quyết 24-NQ/TW. Chỉ thị khẳng định vai trị, giá trị văn hóa, đạo đức của tôn giáo với công cuộc xây dựng đất nước trong thời kỳ mới. Từ đó Đảng và Nhà nước cần có chính sách phù hợp để phát huy những giá trị tốt đẹp đó.

Qua tổng kết thực tiễn thực hiện chính sách đổi mới đối về lĩnh vực tôn giáo đồng thời nghiên cứu, cân nhắc những vấn đề nảy sinh trong bối cảnh trong nước và thế giới có nhiều thay đổi quan trọng, ngày 12-3-2003, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX) đã ban hành Nghị quyết số 25-NQ/TW Về công tác

tôn giáo. Sự kiện này được coi là có ý nghĩa quan trọng bởi đó là lần đầu tiên

trong lịch sử của Đảng Cộng sản Việt Nam, vấn đề tôn giáo được đưa ra bàn thảo và quyết định ở cấp Ban Chấp hành Trung ương. Kể từ đó tinh thần của văn kiện này trở thành nền tảng chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam đối với tôn giáo trong thời kỳ đổi mới [8, tr.42]. Tư tưởng của Nghị quyết 25 được thể hiện qua các nội dung chủ yếu sau:

Tín ngưỡng, tơn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Đồng bào các tôn giáo là bộ phận của khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Đảng và Nhà nước Việt Nam thực hiện nhất qn chính sách đại đồn kết tồn dân tộc, khơng phân biệt đối xử vì lý do tín ngưỡng, tơn giáo thực hiện mục tiêu chung là dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Đồng thời, nghiêm cấm mọi hành động lợi dụng tín ngưỡng, tơn giáo để hoạt động trái pháp luật, kích động chia rẽ các dân tộc, gây rối làm ảnh hưởng đến trật tự xã

hội và an ninh quốc gia.

Công tác tôn giáo được coi là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, có liên quan đến nhiều lĩnh vực, nhiều cấp, nhiều ngành trong phạm vi mọi vùng miền, địa phương trong cả nước. Công tác tôn giáo của Đảng và Nhà nước trong giai đoạn mới phải nhằm thực hiện chiến lược đại đoàn kết toàn dân tộc, quy tụ được đồng bào các tôn giáo trong khối đoàn kết dân tộc, đồng thời phát huy được sức mạnh toàn diện của mọi thành phần, tổ chức nhằm thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ vững chắc đất nước.

Thực hiện nhất qn những ngun tắc cơ bản của chính sách tơn giáo là tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc không theo một tôn giáo nào của người dân. Các tổ chức tôn giáo được Nhà nước công nhận hoạt động theo pháp luật, được pháp luật bảo hộ, được hoạt động tôn giáo, mở trường đào tạo chức sắc, xuất bản kinh sách, xây dựng, sửa chữa cơ sở thờ tự theo đúng quy định của pháp luật. Không được lợi dụng tôn giáo tuyên truyền tà đạo, hoạt động mê tín dị đoan, khơng được ép buộc người dân theo đạo cũng như bỏ đạo.

Có thể nói, những quan điểm, chính sách của Đảng về vấn đề tôn giáo được ghi nhận từ Nghị quyết số 24-NQ/TW đáp ứng cơ bản nhu cầu của đời sống tơn giáo, chính trị - xã hội Việt Nam. Từ đó, tinh thần của các văn kiện ln được tái khẳng định và quán triệt tại các kỳ đại hội Đảng. Trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng Cộng sản Việt Nam (tháng 4/2006) tiếp tục khẳng định đồng bào các tôn giáo là bộ phận quan trọng của khối đại đoàn kết dân tộc. Động viên, giúp đỡ đồng bào theo đạo và các chức sắc tôn giáo sống tốt đời đẹp đạo. “Các tổ chức tôn giáo hợp pháp hoạt động theo pháp luật và được pháp luật bảo hộ. Thực hiện tốt các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất, văn hoá của đồng bào các tôn giáo. Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác tôn giáo. Đấu tranh ngăn chặn các hoạt động mê tín dị đoan, các hành vi lợi dụng tín ngưỡng, tơn giáo làm phương hại đến lợi ích chung của đất nước, vi phạm quyền tự do

tôn giáo của công dân” [53, tr.122-123].

Đến Đại hội toàn quốc lần XII Đảng chỉ rõ nhiệm vụ quan trọng trong việc đổi mới chính sách tơn giáo ở Việt Nam. Đó là: “Tiếp tục hồn thiện chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tơn giáo, phát huy những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của các tôn giáo. Quan tâm và tạo điều kiện cho các tổ chức tôn giáo sinh hoạt theo hiến chương, điều lệ của tổ chức tôn giáo đã được Nhà nước công nhận, theo quy định của pháp luật, đóng góp tích cực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước. Đồng thời chủ động phòng ngừa, kiên quyết đấu tranh với những hành vi lợi dụng tín ngưỡng, tơn giáo để chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc hoặc những hoạt động tín ngưỡng, tơn giáo trái quy định của pháp luật” [55, tr.165].

Trong tình hình hiện nay, để tiếp tục thực hiện và phát huy hiệu quả hơn nữa các quan điểm của Đảng về công tác tôn giáo trong các bản Nghị quyết trước đó, ngày 10/01/2018 Bộ Chính trị đã ban hành Chỉ thị số 18-CT/TW về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 25-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa IX về cơng tác tơn giáo trong tình hình mới. Từ đó, nội dung cốt lõi của bản Chỉ thị được quán triệt và triển khai ở nhiều cuộc họp các cấp. Về đại thể, có một sự ghi nhận rõ ràng rằng bản Chỉ thị đã nâng lên một bước trong nhận thức của Đảng về giá trị của tơn giáo. Đó là: phát huy những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp và nguồn lực của tôn giáo cho quá trình phát triển đất nước.

Trước yêu cầu phát triển nhanh và bền vững đất nước có thể thấy bản Chỉ thị số 18-CT/TW của Đảng đã giải quyết được những vấn đề đặt ra cả về lý luận và thực tiễn. Đặc biệt nó cung cấp thêm một cách tiếp cận mới đối với việc nhìn nhận vai trị của tơn giáo trong phát triển bền vững ở nước ta hiện nay. Nếu như trước đây tơn giáo được ghi nhận ở khía cạnh giá trị đạo đức, văn hóa tinh thần thì hiện nay tơn giáo được nhìn nhận là một nguồn lực của đất nước và chủ trương của Đảng là phát huy tất cả những giá trị cả vật chất lẫn tinh thần của các tổ chức tôn giáo.

Về phương diện chính sách, Đảng đưa ra nhiệm vụ tiếp tục hồn thiện chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tơn giáo, sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp

luật có liên quan đến tôn giáo nhất là trên các lĩnh vực đất đai, giáo dục, y tế, văn hóa... nhằm đảm bảo tính đồng bộ của pháp luật Việt Nam cũng như với các công ước quốc tế mà Việt Nam tham gia.

Chủ trương này mang nhiều ý nghĩa rất lớn. Trước hết, sự ghi nhận của Đảng về vai trị của các tơn giáo đối với phát triển đất nước hiện nay tạo ra một nguồn khích lệ đối với các tơn giáo, tạo điều kiện để các tôn giáo thực hiện sứ mệnh và cam kết của mình, đó là sống “tốt đời, đẹp đạo”, “đồng hành cùng dân tộc”, “nước vinh, đạo sáng”... Quan trọng hơn, đó là trong cơng tác tơn giáo nói chung. Chỉ thị 18 đã khai thông được những giới hạn trong công tác tôn giáo trước đây, nhất là đối với việc khai thác, phát huy tiềm lực của các tôn giáo vào phát triển bền vững đất nước, để từ đó có những chính sách đầy đủ hơn nhằm tận dụng và khai thác triệt để các nguồn lực của tôn giáo vào phát triển đất nước, nhất là trên các lĩnh vực giáo dục, y tế, từ thiện… những thế mạnh mà các tơn giáo có truyền thống thực hiện. Rõ ràng, một chủ trương, chính sách đúng đắn, có tầm nhìn, dự báo hợp với xu thế phát triển của xã hội sẽ có ý nghĩa rất lớn và chính nó cũng là một trong những động lực có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển bền vững đất nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Đổi mới chính sách tôn giáo trong phát triển bền vững ở Việt Nam hiện nay (Trang 60 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(193 trang)