7. Kết cấu luận án
2.2. Đổi mới chính sách tơn giáo trong phát triển bền vững
2.2.1. Đổi mới chính sách tơn giáo ở Việt Nam
Trước khi phân tích khái niệm “đổi mới chính sách tơn giáo ở Việt Nam” chúng ta cần làm rõ thế nào là “đổi mới” và “chính sách tơn giáo ở Việt Nam”.
Trước hết là về khái niệm đổi mới. Trong Báo cáo Chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (12/1986), Đại hội của đổi mới, Đảng không đưa ra định nghĩa thế nào là đổi mới, nhưng tinh thần của nó lại được thể hiện hầu khắp trong văn
kiện này, đậm nhất là trong phần nói về cơ chế quản lý kinh tế. Tại đây, tinh thần đổi mới được thể hiện là cuộc đấu tranh xóa bỏ cái cũ, cái lạc hậu để thiết lập cái mới, cái tiến bộ để hướng tới mục tiêu ổn định, phát triển đất nước [52, tr.743].
Tại Hội nghị Trung ương lần thứ 6 (tháng 3/1989), Đảng đề ra các nguyên tắc cơ bản và yêu cầu phải giữ vững trong quá trình đổi mới đất nước. Một trong các nguyên tắc đó nêu rõ việc đổi mới ở Việt Nam không phải là để thay đổi mục tiêu xã hội chủ nghĩa, mà thực chất là làm cho mục tiêu đó được thực hiện một cách có hiệu quả bằng những quan niệm đúng đắn về chủ nghĩa xã hội, bằng những hình thức, bước đi và biện pháp phù hợp [53, tr.968].
Như vậy, khái niệm đổi mới ở đây được hiểu là quá trình loại bỏ, thay thế những cái cũ, lạc hậu bằng việc cải tiến, thiết lập những cái mới, tiến bộ trong tư duy, hành động, biện pháp, phương pháp thực hiện để đáp ứng với yêu cầu phát triển của đất nước và của thời đại.
Vậy đổi mới chính sách tơn giáo ở Việt Nam là gì? Thực tế có nhiều cách tiếp cận khác nhau đối với vấn đề này. Tuy nhiên tiếp cận vấn đề ở góc độ đổi mới chính sách tơn giáo trong phát triển bền vững thì chưa nhiều.
Tác giả Đỗ Quang Hưng cho rằng sự xuất hiện của hàng loạt các văn bản pháp lý của nhà nước (bắt đầu từ Nghị định số 69/HĐBT ngày 21/3/1991 của Hội đồng Bộ trưởng về quy định các hoạt động tơn giáo cho đến Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo (PLTNTG) đã “thể hiện sinh động sự đổi mới về chính sách tơn giáo” [75, tr.204]. Đi từ cách tiếp cận chính sách tơn giáo là cách giải quyết mối quan hệ giữa nhà nước và các tôn giáo, tác giả chỉ ra ba điểm trong sự đổi mới chính sách. Thứ nhất ở cấp độ vĩ mơ, đó là sự định hình một cách rõ rệt của mơ hình nhà nước thế tục mác-xít ở Việt Nam và theo đó mối quan hệ giữa nhà nước và các tổ chức tôn giáo được cải thiện căn bản theo hướng pháp quyền, trong đó các khâu theo đạo, hành đạo và quản đạo của cá nhân, tổ chức tôn giáo được thể chế hóa phù hợp với thực tiễn. Thứ hai là giải quyết tốt hơn mối quan hệ giữa hoạt động tôn giáo và cơng tác tơn giáo, hay nói cách khác là mối quan hệ giữa đối tượng chịu sự quản lý với chủ thể quản lý nhà nước về tôn giáo. Thứ
ba, nét mới trong chính sách tơn giáo của Việt Nam là có sự vận dụng kinh nghiệm lịch sử dân tộc và quốc tế về luật pháp tơn giáo để thể chế hóa các quyền và nghĩa vụ của cá nhân, tổ chức tôn giáo.
Từ nhận định này cho thấy một số vấn đề về đổi mới chính sách tơn giáo ở Việt Nam hiện nay. Đó là vấn đề quyền con người về tơn giáo, hoạt động tôn giáo của các tổ chức tôn giáo, hoạt động quản lý nhà nước về tôn giáo, vấn đề vận dụng luật pháp quốc tế. Tuy nhiên quan trọng nhất đó là đó là việc pháp chế hóa các mối quan hệ nhà nước và tơn giáo hay nói cách khác đó chính là việc xây dựng, hồn thiện luật pháp về tơn giáo.
Cùng cách tiếp cận về chính sách tơn giáo như vậy, tác giả Nguyễn Hồng Dương có bản so sánh đi vào chi tiết về những hoạt động tôn giáo trong các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước như Nghị định, Pháp lệnh. Cụ thể đó là về những hoạt động tôn giáo của người tu hành, về hoạt động có tính hành chính của các tổ chức tôn giáo, về quyền và nghĩa vụ của chức sắc, dòng tu, về quan hệ quốc tế của tơn giáo, về hoạt động qun góp của tổ chức tơn giáo, về giải quyết vấn đề cơ sở thờ tự, đất đai, tài sản tôn giáo... Bên cạnh đó, tác giả cũng nêu chính sách của Nhà nước với các tôn giáo cụ thể và đó đều là những tôn giáo được nhà nước công nhận tổ chức hoặc cấp đăng kí hoạt động tơn giáo [48, tr.102].
Từ những phân tích trên, trong luận án này, thuật ngữ đổi mới chính sách tơn giáo ở Việt Nam là việc thay đổi cách thức giải quyết mối quan hệ giữa nhà nước với các tổ chức tôn giáo theo hướng pháp chế hóa. Cụ thể hơn đó là quá trình loại bỏ, thay thế những nội dung cũ, lạc hậu bằng những nội dung mới từ nhận thức cho đến q trình hoạch định và thực thi chính sách tơn giáo ở Việt Nam theo hướng pháp chế hóa nhằm đáp ứng các yêu cầu phát triển mới của đất nước trong bối cảnh hội nhập quốc tế với nguyên tắc dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Như vậy, nội dung chính của đổi mới chính sách tơn giáo ở Việt Nam sẽ được làm rõ ở các nội dung được quy định trong các văn bản mang tính quy phạm pháp luật của Nhà nước. Các nội dung đó là: 1. Chính sách về quyền tự
do tơn giáo, tín ngưỡng, 2. Chính sách về công nhận tổ chức tôn giáo và hệ thống cơ cấu tổ chức, nhân sự của tổ chức tơn giáo; 3. Chính sách về hoạt động tơn giáo; 4. Chính sách về tài sản tơn giáo; 5. Về bộ máy quản lý nhà nước về hoạt động tôn giáo.
Chính sách tơn giáo mang bản chất chính sách cơng nên luận án này tập trung vào các văn bản mang tính quy phạm pháp luật về tơn giáo, trong đó luật pháp là cấp độ cao nhất về chính sách. Nó bao gồm các bản Hiến pháp (Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992, Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013), Bộ luật (Luật Dân sự), Pháp lệnh, đặc biệt là Luật tín ngưỡng, tơn giáo (LTNTG) được Quốc hội nước Việt Nam thông qua ngày 18/11/2016 và có hiệu lực từ tháng 1/2018, là công cụ quan trọng nhất để điều chỉnh hoạt động trong lĩnh vực tơn giáo. Bên cạnh đó, hoạt động tôn giáo cũng chịu sự điều chỉnh của một số bộ luật và luật liên quan như: Bộ luật Dân sự, Bộ luật hình sự; Luật xây dựng, Luật đất đai, Luật Tài nguyên môi trường, Luật Khám bệnh, chữa bệnh, Luật giáo dục...
Ngồi luật cịn có các Nghị định, Chỉ thị, Nghị quyết của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, của cơ quan cấp bộ có thẩm quyền liên quan tới hoạt động tơn giáo... Đó là các văn bản pháp quy, tác động vào các lĩnh vực nhất định của đời sống tôn giáo, điều hành các hoạt động quản lý nhà nước về tôn giáo.
Thêm vào đó, các phương pháp hành chính thể hiện chính sách tơn giáo thông qua các hoạt động kiểm tra, quản lý nhằm điều hành hoạt động tôn giáo theo đúng chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước đã quy định. Các hoạt động này có tính chất điều hành hàng ngày nên nó vừa đảm bảo cho các hoạt động tôn giáo được thực hiện đúng quy định nhưng đơi khi cũng có những kết quả ngược lại bởi nó phụ thuộc không nhỏ vào thái độ, nhận thức và trình độ quản lý của người thực hiện.
Đây là những nội dung cơ bản nhất trong chính sách tơn giáo ở Việt Nam hiện nay nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển lâu dài, ổn định đất nước. Việc phân tích cụ thể những nội dung này sẽ cho chúng ta một cái nhìn khá tồn diện về đổi mới chính sách tơn giáo ở Việt Nam trong phát triển bền vững. Điều này và
sẽ được thực hiện chi tiết ở các chương tiếp theo.