Phát huy vai trị của tơn giáo trong phát triển bền vững đất nước

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Đổi mới chính sách tôn giáo trong phát triển bền vững ở Việt Nam hiện nay (Trang 47 - 52)

7. Kết cấu luận án

2.2. Đổi mới chính sách tơn giáo trong phát triển bền vững

2.2.3.2. Phát huy vai trị của tơn giáo trong phát triển bền vững đất nước

Như đã nói tơn giáo là một thực thể đặc biệt, nó khơng chỉ là yếu tố của đời sống tinh thần mà còn là một thực thể sống động có mối quan hệ với mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội. Bởi vậy, đổi mới chính sách tơn giáo sẽ có vai trị ý nghĩa trong việc phát huy được các giá trị tích cực của tơn giáo trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước hay chính là khai thác các nguồn lực của xã hội vào phát triển đất nước.

Vai trị tơn giáo trong phát triển văn hóa: Khơng chỉ là một thành tố văn

hóa đơn thuần, tơn giáo được coi là một loại hình văn hóa đặc biệt, nơi lưu giữ nhiều giá trị văn hóa quan trọng về đạo đức, kiến trúc, thẩm mỹ góp phần xây dựng nhân cách sống của con người, làm lành mạnh đời sống xã hội… Đảng xác định văn hóa là nền tảng tinh thần, vừa là mục tiêu vừa là động lực cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Trong bối cảnh tồn cầu hóa một cách cao độ như hiện nay, những tưởng sự phát triển về kinh tế sẽ đem lại một cuộc sống đầy đủ, phồn thịnh hơn thì con người sẽ hạnh phúc hơn nhưng thực tế nó lại đang đặt ra nhiều vấn đề về văn hóa - xã hội, về an ninh sinh tồn. Trước tình hình đó, tơn giáo khơng chỉ có vai trị quan trọng trong việc bồi đắp đời sống tinh thần cho cá nhân mà cịn góp phần xây dựng đạo đức cộng đồng, gìn giữ văn hóa dân tộc...

Vai trị của tơn giáo trong phát triển kinh tế: Vai trò của tôn giáo và những giá trị của tôn giáo đối với kinh tế được khẳng định trong nhiều nghiên cứu. Ý tưởng về một nền kinh tế tôn giáo xuất hiện từ những thập kỷ 40 - 50 của thế kỷ XX với nhà kinh tế học Schumacher khi ông cho rằng tiến bộ kinh tế chỉ có thể có được khi bản năng tham lam của con người được kích thích và đó là

điều phần lớn các tôn giáo đều muốn chống lại. Từ đó ơng đưa ra một mơ hình kinh Phật giáo. Bên cạnh đó vai trị của đạo Tin Lành đối với sự tăng trưởng kinh tế còn được nhà xã hội học Max Weber phân tích trong cuốn Nền đạo đức

Tin Lành và tinh thần của chủ nghĩa tư bản. Theo đó, các đánh giá về vai trò của

học thuyết Nho giáo đối với sự hóa rồng của nhóm các nước cơng nghiệp Nics ở châu Á cũng được tiến hành thực hiện… Đặc biệt, những năm gần đây các nhà nghiên cứu kinh tế và tơn giáo dường như đã có sự thống nhất với nhau về vai trị quan trọng của tơn giáo đối với thực hành kinh tế thông qua các tác động của đức tin đến những đặc điểm hoạt động kinh tế, như: đạo đức làm việc, tính trung thực,… và những điều này có thể tạo nên khuynh hướng khuyến khích năng suất lao động và tăng trưởng kinh tế.

Trong các nguồn lực phát triển đất nước thì con người được coi là nguồn lực quan trọng nhất và các giá trị văn hóa tơn giáo được kết tinh trong mỗi cá nhân. Việt Nam có hơn 26 triệu tín đồ [135, tr.8-13, tr.9] thuộc nhiều tôn giáo khác nhau và họ không chỉ là nguồn nhân lực, lao động mà trong họ còn sở hữu nguồn vốn khơng nhỏ. Đó là chưa nói tới những người tín đồ tơn giáo ở hải ngoại với số ngoại hối khơng nhỏ. Điều đó cho thấy ý nghĩa về tiềm lực kinh tế trong tôn giáo là không nhỏ.

Với tư cách là nguồn nhân lực, các tín đồ tơn giáo vừa có nghĩa vụ, trách nhiệm và quyền lợi trong phát triển kinh tế. Bên cạnh đó, trong số đội ngũ doanh nhân, doanh nghiệp của đất nước hiện nay có khơng ít người thuộc các tơn giáo. Họ vừa là người trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất cho xã hội, đồng thời cịn tạo cơng ăn việc làm cho người dân, giúp nâng cao đời sống nhân dân, góp phần phát triển đất nước.

Hơn thế nữa, chính sách tơn giáo Việt Nam hiện nay có nhiều đổi mới nhằm phù hợp với chủ trương hội nhập, phát triển kinh tế đối ngoại của Nhà nước. Rõ ràng sau hơn ba mươi năm đổi mới đất nước, diện mạo đất nước thay đổi rất lớn cùng với đó là những biến chuyển trong đời sống xã hội. Hiện nay, trong xã hội Việt Nam có người lao động nước ngoài đang sinh sống, làm ăn. Bởi vậy, việc đổi mới chính sách tơn giáo nhằm đảm bảo nhu cầu đời sống tinh

thần cho cộng đồng người nước ngoài là hết sức ý nghĩa, giúp họ yên tâm lao động, cống hiến.

Gần đây có những phân tích sự tương thích nhiều mặt của Phật giáo vào công cuộc phát triển kinh tế Việt Nam. Cụ thể tác giả chỉ rõ tư tưởng tôn trọng sự nỗ lực bản thân tự tu là tư tưởng nỗ lực tối đa, cải thiện tối đa đối với cá nhân, đối với xã hội, có thể vận dụng vào nền kinh tế mở. Bên cạnh đó tư tưởng chủ thể hòa nhập với khách thể, hệ quả của thuyết vô ngã, chi phối tác động người lao động hịa nhập vào cơng ty, việc chun mơn giúp nâng cao năng suất lao động. Hay phương pháp Thiền định chống nóng vội, chủ quan, chống vô minh. “Người cơng nhân có “thiền vị” sẽ học hỏi suốt đời, trong sự nỗ lực, tự tin vơ hạn, tin ở trí tuệ Bát Nhã tiềm ẩn” [151, tr.317-324].

Vai trị của tơn giáo trong phát triển bền vững xã hội: Tôn giáo góp phần

ổn định và phát triển xã hội thơng qua các hoạt động từ thiện xã hội, an sinh xã hội và nhất là trong việc tham gia cung cấp các dịch vụ công trong y tế, giáo dục. Các tơn giáo thực hiện các chương trình hỗ trợ người nghèo, các đối tượng dễ tổn thương, mở rộng các hình thức cứu trợ xã hội. Cụ thể về giáo dục các tôn giáo thực hiện ở ba cấp là mầm non, dạy nghề và thành lập các khu lưu xá hỗ trợ học sinh nghèo. Trong lĩnh vực y tế, các tôn giáo tham gia khám chữa bệnh, cấp phát thuốc miễn phí, mở phịng khám từ thiện... Thêm vào đó, tơn giáo cịn có vai trị trong việc góp phần nâng cao đạo đức cá nhân, đạo đức cộng đồng, góp phần xây dựng và củng cố lối sống lành mạnh, hiện đại. Tuy vậy, trong lĩnh vực xã hội, giáo lý các tơn giáo cũng có một số mâu thuẫn với các quy định, chính sách, luật pháp của nhà nước hay xu hướng phát triển của xã hội hiện đại. Chẳng hạn như việc một số tôn giáo phản đối việc phá thai, kết hôn đồng giới, cái chết nhân đạo...

Bên cạnh đó, chính sách mở cửa sẽ tạo điều kiện cho các tổ chức phi chính phủ tơn giáo hoạt động đồng thời sẽ góp phần cho xã hội phát triển. Trong các tổ chức phi chính phủ (NGO) đang hoạt động viện trợ ở Việt Nam (trên 700 tổ chức) có trên 70 tổ chức phi chính phủ nước ngồi có nguồn gốc tơn giáo và liên quan đến tôn giáo, tiêu biểu như tổ chức Dịch vụ cứu trợ Thiên Chúa Giáo,

Tổ chức Dịch vụ Nhà thờ Thế giới, Cơ quan cứu trợ và phát triển Cơ Đốc phục lâm [59, tr.90-103]… Các hoạt động của các tổ chức này chủ yếu thuộc hoạt động xã hội của các cá nhân, tổ chức tôn giáo và thường tập trung vào các hoạt động bác ái, từ thiện, viện trợ trong các lĩnh vực y tế, xố đói giảm nghèo, thiên tai, lũ lụt và phát triển cộng đồng.

Vai trị của tơn giáo trong việc bảo vệ mơi trường: Có thể nói chưa bao

giờ vấn đề môi trường lại nhận được sự quan tâm nhiều và rộng rãi như hiện nay. Việt Nam được xếp là một trong 5 nước có tác động trực tiếp và nặng nề nhất của biến đổi khí hậu. Các tơn giáo đã có vai trị khơng nhỏ trong cuộc chiến bảo vệ môi sinh. Giáo lý các tơn giáo chân chính đều có chung một mục đích là cải tạo con người cho hoàn thiện hoàn mĩ. Hiện nay nhiều tôn giáo đề cao con đường nhập thế, đem đạo vào giúp xây dựng đời. Vì thế khi nghĩ tới sự trợ giúp của các tôn giáo, người ta hi vọng khả năng giáo dục ln lý tơn giáo có thể tác động hiệu quả vào tâm thức con người, sửa đổi hành vi con người, hướng dẫn con người sống có ý thức trách nhiệm bảo tồn một hành tinh xanh bền vững.

Trên thế giới, trong cố gắng tìm đến giải pháp tơn giáo trong vấn đề đạo đức môi trường, một loạt hội nghị quốc tế về các tôn giáo thế giới và sinh thái được tổ chức trong nhiều năm với sự tham gia trực tiếp và cộng tác của khoảng 7000 học giả, các chuyên gia môi trường nhiều nước và lãnh tụ các tôn giáo như Phật giáo, Công giáo, Do Thái giáo, Ấn giáo [45, tr.21].

Ở Việt Nam các tơn giáo đều có những chủ trương và hành động cụ thể nhằm định hướng và giáo dục quần chúng tín đồ vào vấn đề bảo vệ môi trường. Không những thế, các tôn giáo và Chính phủ Việt Nam cịn thực hiện các chương trình nhằm phát huy vai trị các tơn giáo tham gia bảo vệ mơi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.

Vai trị của tơn giáo trong phát triển bền vững an ninh quốc phòng: Với

vai trò là một thực thể tồn tại trong xã hội, tôn giáo đã và đang có những đóng góp tích cực vào cơng cuộc ổn định và phát triển xã hội. Một trong những vai trị của tơn giáo đối với xã hội là tạo ra sự liên kết xã hội, cố kết nhóm và cộng đồng. Trong xã hội Việt Nam có nhiều dạng thức cố kết, liên kết giữa các cá

nhân như gia đình, dịng họ, làng xã, tộc người... Các dạng thức này dựa trên nguyên tắc là cùng chung những giá trị văn hóa cả vật chất và tinh thần. Tuy nhiên, sự liên kết xã hội kiểu truyền thống đang có nhiều thay đổi và đứng trước những thách thức không nhỏ khi phải đối diện với xu hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thời kỳ đổi mới, với xu hướng tồn cầu hóa và kinh tế thị trường. Trong hồn cảnh đó, các tơn giáo đã cung cấp một dạng thức liên kết mới dựa trên niềm tin, thực hành và sinh hoạt tôn giáo. Không chỉ đáp ứng tâm lý cầu tiến mới lạ cho người dân mà các tơn giáo cịn có thể góp phần củng cố các liên kết truyền thống trong xã hội Việt Nam hiện nay.

Thêm vào đó, các thiết chế tơn giáo cịn giúp liên kết các thành phần tầng lớp, giai cấp khác nhau trong xã hội như người nông dân với người cơng nhân, trí thức, doanh nhân, cán bộ công chức... Trước đấng toàn năng mọi khoảng cách vật chất, xung đột lợi ích giữa những con người trở nên mờ nhạt và ở đó chỉ còn lại niềm tin và tình u thương. Khơng những thế, trong thời đại hiện nay khi mọi ranh giới đều bị xóa nhịa bởi xu hướng tồn cầu hóa và sự phát triển vũ bão của công nghệ và internet, tôn giáo giúp con người vượt qua mọi rào cản về màu da, ngôn ngữ, quốc tịch... để có thể xích lại gần nhau, chia sẻ những giá trị và các hoạt động mang tính siêu phàm.

2.2.3.3. Hạn chế tác động tiêu cực của tôn giáo đối với xã hội

Mặc dù những đóng góp của tơn giáo trong đời sống văn hóa xã hội hiện nay là khơng thể phủ nhận nhưng bất cứ tấm mề đay nào cũng có mặt trái của nó. Các lý thuyết chính trị truyền thống dường như rất ít quan tâm tới vai trị của tơn giáo đối với quan hệ giữa các quốc gia và nền chính trị tồn cầu. Bởi vậy, trong thế giới ngày càng tồn cầu hóa một cách cao độ hiện nay, tơn giáo nổi lên gắn liền với nhiều vấn đề. Điều này được nhiều người dự báo, chẳng hạn như Huntington khi ông cho rằng thế kỉ XXI là thế kỉ của tôn giáo. Trên thực tế gần hai thập kỷ qua, tôn giáo nổi lên gắn với vấn đề chủ thể tôn giáo xuyên quốc gia và chủ quyền quốc gia, xung đột tôn giáo xuyên quốc gia, tôn giáo trong vấn đề can thiệp quốc tế, xung đột tơn giáo bị quốc tế hóa, xung đột giữa các nền văn minh có sự tham gia của yếu tố tôn giáo [13, tr.128-154].

Trong xu thế tồn cầu hóa chúng ta cũng khó nằm ngồi những ảnh hưởng. Ở Việt Nam hiện nay, vấn đề tôn giáo gắn với chủ nghĩa dân tộc bản địa xuyên quốc gia hay chủ nghĩa giải lãnh thổ đang trở thành một trong những vấn đề của an ninh quốc phòng. Thực tế Việt Nam đã phải nỗ lực rất nhiều để ngăn chặn âm mưu chính trị nguy hiểm nhằm thành lập Vương quốc Mông tự trị, Nhà nước Đề-ga hay Nhà nước Khơme… mà trong tương lai vấn đề dân tộc – tơn giáo cịn tiếp tục đặt ra nhiều vấn đề khác cần phải giải quyết. Ngồi ba khu vực trọng điểm nói trên thì cịn có vấn đề của cộng đồng người Chăm theo Hồi giáo và Ấn giáo ở miền Trung với số lượng không nhiều xong cũng đặt ra nhiều vấn đề phải giải quyết.

Bên cạnh đó, tơn giáo gắn với vấn đề nhân quyền, tự do tôn giáo ở Việt Nam tiếp tục còn bị lợi dụng vào mục tiêu can thiệp, chống phá của các thế lực thù nghịch. Thực tế, nhiều lần Việt Nam bị đưa vào danh sách các quốc gia cần quan tâm về tự do tơn giáo (CPC).

Ngồi ra, xung đột giữa các tôn giáo, giữa các tôn giáo truyền thống với các tôn giáo mới, hay những tác động về vật chất, tinh thần của các tôn giáo mới cũng gây ra khơng ít những xung đột về văn hóa, xáo trộn về mặt xã hội trong gia đình, cộng đồng xã hội, nhất là ở các vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Hay như các hoạt động của các tổ chức phi chính phủ (NGO) về tơn giáo, trên thực tế cũng có khơng ít hoạt động lợi dụng hình thức dịch vụ, hỗ trợ của các tổ chức NGO để hoạt động chính trị và tơn giáo trái pháp luật Việt Nam [59, tr.133-149].

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Đổi mới chính sách tôn giáo trong phát triển bền vững ở Việt Nam hiện nay (Trang 47 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(193 trang)