Mối quan hệ tôn giáo và chính trị ở Việt Nam hiện nay

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Đổi mới chính sách tôn giáo trong phát triển bền vững ở Việt Nam hiện nay (Trang 69 - 78)

7. Kết cấu luận án

2.4. Những nhân tố tác động tới đổi mới chính sách tôn giáo trong phát

2.4.2. Mối quan hệ tôn giáo và chính trị ở Việt Nam hiện nay

Vấn đề tôn giáo và dân tộc

Việt Nam là quốc gia đa dân tộc. Trong 54 dân tộc anh em ở Việt Nam, người Kinh chiếm khoảng 86% dân số, chủ yếu sống ở vùng đồng bằng, còn lại là các dân tộc thiểu số, sinh sống dải dác khắp vùng Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ. Hiện nay ở Việt Nam vấn đề tôn giáo - dân tộc cũng đang đặt ra nhiều vấn đề thách thức thời gian gần đây, nhất là ở ba khu vực nêu trên. Vấn đề dân tộc – tôn giáo không chỉ có ý nghĩa địa – chính trị mà còn tác động không nhỏ đối với quá trình đổi mới chính sách tôn giáo ở Việt Nam.

Như đã phân tích ở phần trên, sự xuất hiện các tôn giáo mới ở Việt Nam hiện nay đặt ra nhiều thách thức trong công tác quản lý nhà nước, nhất là khi nó gắn với vấn đề tộc người thiểu số, sinh ra hiện tượng được gọi là chủ nghĩa ly

khai. Cụ thể với khu vực Tây Bắc là vấn đề Tin Lành. Đến năm 2010, ở Tây Bắc

có tới 135 nghìn người theo đạo Tin Lành, trong đó người dân tộc Mông theo đạo Tin Lành với tên gọi Vàng Chứ và hơn 10 nghìn người dân tộc Dao theo đạo Tin Lành với tên gọi Thìn Hùng. Với đạo Công giáo có 38 nghìn người thuộc các dân tộc thiểu số theo đạo. Thực tế các tôn giáo khi truyền vào vùng này gây ra nhiều tác động tới văn hóa, xã hội, thậm chí là chính trị hóa các hoạt động của mình. Rõ nhất là hoạt động chống cộng sản của Thanh Hải Vô Thượng Sư, hay hoạt động ly khai đòi khôi phục vương quốc Mông tự trị của đạo Vàng Chứ, Dương Văn Mình ở vùng Tây Bắc.

Đối với khu vực Tây Nguyên, vấn đề lớn nhất là vấn đề bạo loạn chính trị gắn với đạo Tin Lành. Thực tế đã diễn ra phong trào Fulro, phong trào Tin Lành Đề Ga và Nhà nước Đề Ga tự trị năm 2001, 2004. Có thể nói vấn đề Tin Lành ở

Tây Nguyên không chỉ đặt ra những thách đố lớn về chính trị, văn hóa, xã hội mà cả về mặt quản lý. Hiện nay hầu như tất cả các hệ phái Tin Lành nhà nước công nhận đều có cơ sở chi hội ở Tây Nguyên. Việc phát triển này vừa khiến cho nhiều nơi thiếu hụt chức sắc, chức việc lãnh đạo cộng đoàn tín đồ, vừa gây ảnh hưởng đến an ninh xã hội. Bên cạnh đó, Tây Nguyên cũng là khu vực địa – tôn giáo của Công giáo. Năm 2010 khu vực Tây Nguyên có tới 250 nghìn người Công giáo thuộc các dân tộc thiểu số với các Giáo phậm Kon Tum, Buôn Ma Thuột, Đà Lạt.

Còn với vùng Tây Nam Bộ thì gần như 1.3 triệu người Khơ me là tín đồ Phật giáo Nam Tông Theravada. Không những thế, cộng đồng này còn gắn với những vấn đề lịch sử lâu dài và phức tạp của Vương quốc cổ Phù Nam. Lợi dụng vấn đề tôn giáo, các thế lực thù địch âm mưu tính lại món nợ lịch sử để dựng nên nhà nước Khơ me Crôm của người Khơ me.

Có thể nói vấn đề nổi cộm ở ba khu vực Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ hiện nay là vấn đề tôn giáo gắn với chủ nghĩa dân tộc bản địa xuyên quốc gia hay chủ nghĩa giải lãnh thổ. Thực tế Đảng và Nhà nước Việt Nam đã phải nỗ lực rất nhiều để ngăn chặn âm mưu chính trị nguy hiểm nhằm thành lập Vương quốc Mông tự trị, Nhà nước Đềga hay Nhà nước Khơme… mà có có lẽ trong tương lai vấn đề dân tộc – tôn giáo còn tiếp tục đặt ra nhiều vấn đề cần phải giải quyết.

Ngoài ba khu vực trọng điểm nói trên thì còn có vấn đề của cộng đồng người Chăm theo Hồi giáo và Ấn giáo ở miền Trung với số lượng không nhiều nhưng cũng đặt ra nhiều vấn đề phải lưu tâm.

Hầu hết các tôn giáo ở Việt Nam hiện nay có mối quan hệ quốc tế rộng rãi. Một trong những đặc trưng của tôn giáo ở Việt Nam là có nhiều tôn giáo ngoại nhập như Phật giáo, Công giáo, Tin Lành, Islam giáo, Baha’i và hầu hết là những tôn giáo lớn trên thế giới. Ở Việt Nam những tôn giáo này cũng là các tôn giáo lớn, có số lượng tín đồ từ một triệu cho đến hàng chục triệu người.

Đối với đạo Công giáo ở Việt Nam có quan hệ chặt chẽ với Giáo hội Công giáo Roma và một số giáo hội địa phương trong khu vực và thế giới. Trên thế giới Công giáo là một trong số tôn giáo lớn với hơn 1 tỷ tín đồ có mặt ở gần

200 quốc gia và vùng lãnh thổ ở khắp các châu lục dưới sự dẫn dắt tinh thần của Tòa Thánh Vatican. Với vai trò kép vừa là tổ chức tôn giáo thế giới vừa là một nhà nước nên hiện nay Vatican có ảnh hưởng không nhỏ tới thế giới không chỉ trong người tín đồ Công giáo mà còn với các quốc gia và các tôn giáo khác. Hiện Vatican có mối quan hệ ngoại giao với 177 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Vatican còn đi đầu trong nhiều phong trào đối thoại đại kết (giữa các nhánh tôn giáo trong Kitô giáo như Tin Lành, Anh giáo, Chính thống giáo), và phong trào đối thoại liên tôn giáo (với các tôn giáo ngoài Kitô giáo như Phật giáo) [12, tr.150-153]. Về mặt tổ chức,Vatican có mối quan hệ chặt chẽ với Giáo hội Công giáo ở Việt Nam qua vai trò của Hội đồng Giám mục Việt Nam và các giáo phận. Với sự kiện ngày 22/12/2018 Giáo hoàng Phanxicô thành lập giáo phận Hà Tĩnh, được tách ra từ giáo phận Vinh, đã nâng tổng số giáo phận Công giáo ở Việt Nam lên con số 27 [39, tr.12]. Trong quá trình đổi mới chính sách tôn giáo, nhà nước Việt Nam đang đạt những bước tiến quan trọng trong quá trình thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức với Tòa Thánh Vatican.

Phật giáo Việt Nam có quan hệ thân thiết với Phật giáo thế giới nhất là ở một số nước trong khu vực như Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Lào… Tuy là một tôn giáo lớn thế giới nhưng Phật giáo không hình thành tổ chức giáo hội chung toàn thế giới mà hình thành các sơn môn, tông phái và các giáo hội riêng ở mỗi quốc gia. Bên cạnh đó, Phật giáo Nam tông Khơme Tây Nam Bộ có quan hệ mật thiết với Phật giáo Nam tông Khơme Campuchia.

Ở Việt Nam Islam giáo không phải là tôn giáo lớn nhưng trên thế giới nó lại là tôn giáo lớn nhất, tập trung chủ yếu ở vùng Trung Cận Đông, Bắc Phi, Tây Á, Trung Á, Nam Á, Đông Nam Á. Tôn giáo này không xây dựng một tổ chức chung mà phân thành nhiều hệ phái và quan hệ với nhau theo tinh thần đồng đạo. Islam giáo ở Việt Nam có quan hệ khăng khít với Islam giáo Đông Nam Á, nhất là đạo Islam ở Malaixia. Hiện nay, nhóm Islam giáo cực đoan (IS) gây ra hàng loạt vụ khủng bố lớn nhỏ, đe dọa nền hòa bình, ổn định nhiều quốc gia trên thế giới.

hệ quốc tế rộng rãi với Tin Lành trên thế giới, đặc biệt gần gũi với Tin Lành Bắc Mỹ (CMA), Tin Lành Hàn Quốc. Mối quan hệ giữa các hệ phái Tin Lành Việt Nam với các hệ phái Tin Lành thế giới diễn ra theo nhiều tuyến. “Mối quan hệ giữa các hệ phái Tin Lành Việt Nam với các hệ phái Tin Lành gốc; mối quan hệ giữa các hệ phái có cùng xu hướng giáo lý, luật lệ, lễ nghi, cách thức hành đạo; mối quan hệ thông qua các tổ chức từ thiện xã hội của đạo Tin Lành” [176, tr.233].

Ngoài ra, Việt Nam hiện nay có khoảng 4 triệu Việt kiều, riêng Mỹ có tới 1.4 triệu người, trong đó đa số là tín đồ của các tôn giáo. Theo số liệu không chính thức của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, hiện nay có khoảng 500 tăng ni, gần 400 ngôi chùa, hơn một triệu phật tử người Việt Nam đang làm ăn sinh sống tại 33 quốc gia khác nhau trên thế giới [176, tr.233]. Mặc dù số lượng không nhiều nhưng các nhóm Việt kiều luôn có đóng góp không nhỏ đối với đất nước, với các tổ chức, cá nhân tôn giáo trong nước thông qua các hoạt động quyên góp từ thiện, kiều hối hồi hương, thăm thân...

Trong bối cảnh đất nước mở cửa hội nhập, các mối quan hệ quốc tế của các tổ chức, cá nhân tôn giáo càng được thúc đẩy. Bởi vậy hiện nay vấn đề quan hệ quốc tế của tôn giáo, cũng như việc xem xét, giải quyết các vấn đề liên quan hoạt động quốc tế của tôn giáo trở thành vấn đề lớn trong việc đổi mới chính sách tôn giáo ở Việt Nam. Trong yêu cầu phát triển bền vững đất nước thì giải quyết những vấn đề tôn giáo có liên quan quốc tế mang ý nghĩa quan trọng, đồng thời nó đòi hỏi một sự thỏa đáng giữa chính sách đối ngoại của Việt Nam cũng như với các quy định quốc tế về tôn giáo.

Những tồn tại xung quanh vấn đề tài sản tôn giáo

Có thể nói đây là một trong những vấn đề nổi cộm trong thực tiễn đời sống tôn giáo Việt Nam hiện nay và có tác động rất lớn đến vấn đề ổn định trật tự xã hội ở phạm vi hẹp và vấn đề phát triển bền vững ở phạm vi cả nước. Bởi vì thực tế ở nhiều nơi, nhiều khi các vấn đề liên quan đến tài sản tôn giáo trở thành ngòi nổ cho những “điểm nóng tôn giáo” và thường bị các thế lực thù nghịch bên ngoài lợi dụng chia rẽ sự hòa hợp, đoàn kết dân tộc và đường lối, chính sách

của Đảng và nhà nước Việt Nam.

Theo báo cáo của các cơ quan quản lý, trong hơn 10 năm trở lại đây, nhiều tổ chức tôn giáo, chức sắc tín đồ đã gửi đơn khiếu kiện về những vấn đề có liên quan đến tôn giáo tới các cấp chính quyền, ban ngành chức năng. Cụ thể, từ 1996 đến 2000 cả nước có hơn 1.000 vụ khiếu kiện liên quan đên vấn đề tôn giáo. Đặc biệt từ 2001 đến nay, vấn đề khiếu kiện và mức độ khiếu kiện của các tổ chức tôn giáo có chiều hướng ngày càng gia tăng, trong đó khiếu kiện tranh chấp đất đai, tài sản tôn giáo là vấn đề phức tạp nhất [173, tr.21-22].

Cũng theo Báo cáo công tác hàng năm của Ban Tôn giáo Chính phủ, tính chung trong cả nước số đơn thư khiếu kiện có nội dung về nhà đất, cơ sở thờ tự tôn giáo từ năm 1996 đến 2005 và đặc biệt là những năm gần đây luôn chiếm trên 60% trong tổng số các vụ khiếu kiện liên quan tôn giáo. Một số tỉnh, thành phố có tỷ lệ khiếu kiện liên quan đến đất đai, tài sản cao như Hà Nội (105/113 vụ, chiếm 92.92%, chủ yếu Phật giáo, Công giáo có nhiều điểm nóng), TPHCM (63/68 vụ, chiếm 87,7% chủ yếu là Công giáo). Riêng 8 tỉnh, thành phố thuộc khu vực Tây Nam Bộ có 308 vụ việc, nhiều vụ việc phức tạp nhất là Công giáo (105 vụ, chiếm 33.76%) [173, tr.21-22]… Hiện nay, có nhiều vụ được xác định là nổi cộm, dễ phát sinh thành điểm nóng. Thực tế, những vấn đề liên quan đến tài sản tôn giáo cũng thường thu hút sự chú ý của thế giới, nhiều khi lại trở thành vấn đề chính trị, quan hệ đối ngoại giữa Việt Nam với các quốc gia và khu vực. Cụ thể, trong Báo cáo năm 2008 về tự do tôn giáo thế giới có nhận định rằng: vấn đề phân biệt đối xử tôn giáo ở Việt Nam ngày một ít hơn nhưng thay vào đó là các cuộc xung đột đất đai và nó ngày càng trở thành một vấn đề kinh tế và chính trị… Chính quyền tiếp tục đấu tranh với những yêu cầu về đất đai quan trọng và không có một hệ thống biện pháp cũng như không có một cơ quan trung tâm nào xem xét lại và giải quyết các cuộc xung đột này [187, tr.245-246]. Tuy vậy, nhận định này không phản ánh đầy đủ, thậm chí không chính xác về những quan điểm, chủ trương và cách thức giải quyết của Việt Nam về vấn đề đất đai tôn giáo được thể hiện trong Chỉ thị số 40/CT-TTg về nhà, đất liên quan đến tôn giáo.

Một vấn đề lớn khác liên quan đến tôn giáo đó là sự quay trở lại của vấn đề đất đai, tài sản tôn giáo bị sung công sau năm 1954 và sau năm 1975. Một số công trình đã được trả lại nhưng bên cạnh đó các cuộc kháng cự lại tập trung vào các địa điểm mang tính biểu tượng như Tòa khâm sứ Tòa thánh ở Hà Nội hay Giáo hoàng học viện ở Đà Lạt, các cuộc xung đột xảy ra ở các giáo phận liên quan đến nhà thờ, trường học, bệnh viện và tu viện. Rất nhiều cuộc biểu tình và diễu hành của tín đồ Công giáo diễn ra năm 2008-2010 nhằm đòi trả lại đất của Giáo hội Công giáo ở Tòa khâm sứ Giáo hoàng và xứ đạo dòng Chúa cứu thế ở Thái Hà, Hà Nội được một số đài truyền thông quốc tế đưa tin. Qua những vụ việc cho thấy đạo Công giáo liên quan khá nhiều đối với vấn đề đất đai, tài sản tôn giáo. Tuy nhiên bên cạnh đó, các tôn giáo khác như Tin Lành, Cao Đài và Hòa Hảo cũng có những yêu cầu tương tự về tài sản tôn giáo trên khắp cả nước.

Vấn đề đất đai tôn giáo càng trở nên phức tạp hơn do sự tác động của nhiều yếu tố, nhất là bởi nhu cầu tăng trưởng kinh tế của đất nước. Khi đất đai bắt đầu gia tăng giá trị trong bối cảnh phát triển đô thị và vùng nông thôn, các tổ chức tôn giáo, tổ chức phi chính phủ và nhiều nông dân hiện nay đang đứng trước cuộc ganh đua với giới thương nhân có tầm ảnh hưởng về tài chính. Việc sử dụng không hiệu quả, không đúng mục đích của một số công trình có liên quan đến đất đai tôn giáo cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng tranh chấp, khiếu kiện gia tăng. Bên cạnh đó, do sự phát triển của các tôn giáo, số lượng tín đồ ngày một gia tăng, số lượng tổ chức tôn giáo đề nghị đăng kí hoạt động tôn giáo, công nhận ngày càng nhiều... dẫn đến nhu cầu sử dụng đất đai, xây dựng cơ sở tôn giáo tăng lên. Trong khi đó, theo những quy định của Luật đất đai năm 2013 thì để có được đất xây dựng cơ sở tôn giáo chỉ bằng cách giao đất, công nhận quyền sử dụng đất. Bởi vậy thực tiễn hiện nay nhiều vấn đề mới phức tạp nảy sinh như vấn đề chuyển nhượng, mua bán, mượn, chuyển đổi sai mục đích về đất đai tôn giáo… và cùng với đó là các vấn đề liên quan khác như xây dựng, sửa chữa, cơi nới… cơ sở tôn giáo.

Tôn giáo và nhân quyền ở Việt Nam vẫn là đối tượng lợi dụng của các thế lực thù nghịch

Điều kiện tiên quyết để phát triển bền vững đất nước đó là cần phải có một môi trường ổn định về mọi mặt, trong đó quan trọng nhất là về chính trị - xã hội. Tuy nhiên, những vấn đề tôn giáo liên quan tới nhân quyền ở Việt Nam thường bị các thế lực thù nghịch lợi dụng để gây chia rẽ tình đoàn kết trong nước cũng như giữa Việt Nam với thế giới. Bởi vậy tôn giáo và nhân quyền cũng là vấn đề quan trọng cần phải tính đến trong việc đổi mới chính sách tôn giáo ở Việt Nam hiện nay.

Thực tế, ở Việt Nam giữa tôn giáo và chính trị có mối quan hệ lâu đời nhưng cho hiện nay nó có những biểu hiện mới. Ở Việt Nam, mặc dù chiến tranh đã lùi xa nhưng việc các thế lực thù địch trong và ngoài nước tiếp tục thực hiện âm mưu phá hoại, diễn biến hòa bình, luôn tìm cách kích động lôi kéo các phần tử cực đoan trong tôn giáo tạo điểm nóng gây mất ổn định xã hội, tạo cớ để bên ngoài can thiệp vào Việt Nam.

Có nhiều loại hình hoạt động chính trị - tôn giáo của các thế lực thù địch ở

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Đổi mới chính sách tôn giáo trong phát triển bền vững ở Việt Nam hiện nay (Trang 69 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(193 trang)