Về hoạt động đối ngoại

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Đổi mới chính sách tôn giáo trong phát triển bền vững ở Việt Nam hiện nay (Trang 105 - 106)

7. Kết cấu luận án

3.1. Khái lƣợc quá trình hình thành và phát triển của chính sách tơn

3.2.3.3. Về hoạt động đối ngoại

Các quy định về hoạt động đối ngoại tôn giáo là một nội dung quan trọng trong việc đổi mới chính sách tơn giáo đáp ứng nhu cầu của các tôn giáo cũng như yêu cầu phát triển bền vững đất nước hiện nay khi Việt Nam mở rộng, đa dạng hóa, đa phương hóa các quan hệ đối ngoại.

Quan hệ đối ngoại tôn giáo trước hết là vấn đề quan hệ giữa các cá nhân, tổ chức tôn giáo trong nước với các tổ chức tôn giáo quốc tế và nước ngoài. Chẳng hạn như quan hệ của Phật giáo Việt Nam với Tổ chức Phật giáo Châu Á vì hịa bình (ABCP), với Liên đồn thân hữu Phật tử thế giới… Cơng giáo Việt Nam có quan hệ với Tịa Thánh Vatican, Giáo hội Công giáo Pháp và Giáo hội Cơng giáo Mỹ; Tin Lành Việt Nam thì với các giáo phái Tin Lành Mỹ, Tin Lành Hàn Quốc, Tin Lành Bắc Âu… Islam giáo Việt Nam với Liên hiệp Islam giáo thế giới...

Bên cạnh đó là vấn đề sinh hoạt tơn giáo của người nước ngồi tại Việt Nam. Trong thời kỳ mở cửa hội nhập quốc tế, có rất nhiều cá nhân, tổ chức nước ngoài vào tham quan hay làm việc, học tập và sinh sống ở Việt Nam có liên quan đến tơn giáo. Theo quy định hiện hành trong LTNTG thì nhóm người nước ngồi sinh hoạt tơn giáo tập trung được trực tiếp mời chức sắc, nhà tu hành là người nước ngồi đến giảng đạo khi có nhu cầu. Khi thực hiện quyền này, nhóm

người nước ngồi có trách nhiệm gửi hồ sơ đề nghị theo quy định của luật đến cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tơn giáo ở trung ương. Đồng thời, chức sắc, nhà tu hành là người nước ngồi khi giảng đạo cho nhóm người nước ngồi sinh hoạt tơn giáo tập trung phải tuân thủ quy định của pháp luật Việt Nam.

Theo LTNTG, Luật đã dành 01 mục với 07 điều quy định về hoạt động tôn giáo có yếu tố nước ngồi, trong đó điểm mới tiến bộ phải kể đến đó là việc tạo điều kiện cho nhóm người nước ngồi cư trú hợp pháp tại Việt Nam có nhu cầu sinh hoạt tơn giáo tập trung có thể thuê, mượn địa điểm để sinh hoạt tôn giáo; người nước ngồi có thể được tổ chức tơn giáo ở Việt Nam phong phẩm hoặc suy cử phẩm vị; tổ chức tơn giáo ở Việt Nam có thể gia nhập tổ chức tơn giáo nước ngồi - Mục 2. Hoạt động tơn giáo có yếu tố nước ngồi, được quy định từ Điều 47 đến Điều 53…

Nhìn chung, các chủ trương của Đảng và các chính sách của nhà nước liên quan đến hoạt động quốc tế của các cá nhân, tổ chức tơn giáo nói riêng, một mặt đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tín ngưỡng, tơn giáo của người nước ngoại tại Việt Nam, giúp họ yên tâm làm việc, học tập,… đồng thời thể hiện chính sách đúng đắn vừa góp phần thực hiện chính sách đối ngoại rộng mở của Nhà nước Việt Nam trong công cuộc đổi mới và hội nhập WTO.

Các chính sách liên quan đến hoạt động (tơn giáo, xã hội, đối ngoại) của tổ chức tôn giáo, đặc biệt là các chính sách về hoạt động xã hội góp phần phát huy được thế mạnh, nguồn lực sẵn có của các tổ chức tơn giáo vào thực hiện các nhiệm vụ quốc gia về xóa đói giảm nghèo, cải thiện đời sống, tăng cường phúc lợi cho mọi người đặc biệt là những người thuộc nhóm có hồn cảnh khó khăn.

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Đổi mới chính sách tôn giáo trong phát triển bền vững ở Việt Nam hiện nay (Trang 105 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(193 trang)