Giá trị tham khảo và những vấn đề đặt ra luận án cần tập trung

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Đổi mới chính sách tôn giáo trong phát triển bền vững ở Việt Nam hiện nay (Trang 30 - 33)

7. Kết cấu luận án

1.2. Giá trị tham khảo và những vấn đề đặt ra luận án cần tập trung

04 (172), 2018, tr.3-20) cho thấy quan điểm nhìn nhận bản chất của chính sách tơn giáo là nhằm giải quyết mối quan hệ giữa nhà nước (hay người nắm quyền lực chính trị) với các tơn giáo. Từ logic đó, bài viết chỉ ra những thách thức đối với việc hồn thiện hệ thống chính sách, luật pháp tôn giáo từ sự biến đổi của đời sống tơn giáo Việt Nam hiện nay đặt ra. Trong đó bài viết chỉ ra những thách thức lớn về mặt pháp lý, về tính cách mối quan hệ giữa nhà nước và các tôn giáo đặt trong bối cảnh Việt Nam đẩy mạnh xây dựng nhà nước pháp quyền.

1.2. Giá trị tham khảo và những vấn đề đặt ra luận án cần tập trung nghiên cứu nghiên cứu

1.2.1. Giá trị tham khảo

Thứ nhất, qua tổng quan tài liệu cho thấy các tác giả trong và ngồi nước đều ghi nhận có một sự đổi mới trong chính sách tơn giáo của Việt Nam gần ba mươi năm qua. Sự đổi mới thể hiện trong cách hiểu về khái niệm “chính sách tơn giáo” ở Việt Nam được bổ sung đầy đủ hơn, phù hợp với nhu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền hơn. Đồng thời, nội dung của chính sách về tơn giáo cũng được bổ sung đầy đủ, ngày càng cụ thể và rõ ràng hơn, đặc biệt là những nội dung liên quan tới vấn đề đối ngoại của tôn giáo.

Thứ hai, từ quan điểm coi chính sách tơn giáo là chính sách cơng, các cơng trình nghiên cứu cung cấp một cách tiếp cận mới, một cái nhìn chính trị học đối với vấn đề đổi mới chính sách tơn giáo ở Việt Nam hiện nay. Ở đó chính sách tơn giáo là một chính sách xã hội của nhà nước và được nhà nước hoạch định và thực thi với những phương thức thực hiện rõ ràng.

Thứ ba, từ góc độ nghiên cứu tôn giáo đặt trong tương quan với các chủ thể xã hội khác đã gợi mở một hướng nghiên cứu mới đó là vai trị của tơn giáo trong phát triển bền vững. Các cơng trình nghiên cứu đã ít nhiều thừa nhận những đóng góp và những ảnh hưởng cả tích cực lẫn tiêu cực của tơn giáo đối

với các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, mơi trường và an ninh quốc phòng. Nhiều nghiên cứu trường hợp được tiến hành ở các vùng địa – chính trị trong mối quan hệ với vấn đề dân tộc – tôn giáo nhằm cung cấp các cơ sở lý luận, thực tiễn, những giải pháp cho công cuộc xây dựng và hoạch định chính sách về tơn giáo trong mục tiêu phát triển bền vững vùng và đất nước.

Những kết quả trên có ý nghĩa tham khảo rất lớn đối với đề tài luận án. Chúng tôi trân trọng và kế thừa, tiếp thu mộc cách chọn lọc các kết quả nghiên cứu trên để thực hiện mục tiêu của luận án này.

Tuy nhiên, việc nghiên cứu thực tiễn đổi mới chính sách tơn giáo của Việt Nam hiện nay đặt trong yêu cầu phát triển bền vững đất nước dưới góc độ một chính sách cơng vẫn cịn thiếu vắng.

Mặc dù các nhà khoa học trong và ngồi nước đều cho rằng có sự thay đổi lớn trong nhận thức của Đảng và Nhà nước Việt Nam về tôn giáo. Tuy nhiên, trong bối cảnh mới hiện nay tơn giáo có vai trị, đóng góp gì trong việc xây dựng và phát triển xã hội? Trong xã hội đó, tơn giáo được nhìn nhận như thế nào? Điều đó đã đặt ra nhiều vấn đề mới cần giải quyết và đòi hỏi những đổi mới hơn nữa trong nhận thức và thực hiện chính sách tơn giáo ở Việt Nam.

Bên cạnh đó, ở Việt Nam hiện nay dù phương pháp tiếp cận phổ biến về chính sách tơn giáo từ lối nhìn về một chính sách xã hội song lại ít coi đó như một chính sách cơng. Mặc dù những năm gần đây cùng với sự phát triển của ngành khoa học về chính sách, người ta thấy xuất hiện một số cơng trình

nhìn chính sách tơn giáo như một chính sách cơng, tuy nhiên, những nghiên

cứu này thiên về vấn đề lý thuyết nhiều hơn là phân tích, luận giải. Từ đó việc nghiên cứu chính sách tơn giáo với tính cách là một chính sách cơng, một chính sách xã hội sẽ làm rõ tính đổi mới trong chủ trương của Đảng, nhà nước Việt Nam về vấn đề tôn giáo.

1.2.2 Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu

Thứ nhất, làm rõ những cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc đổi mới chính sách tơn giáo với tư cách đó là một chính sách cơng trong phát triển bền vững ở Việt Nam hiện nay. Từ đó chỉ ra vai trị, vị trí của việc đổi mới chính sách tơn

giáo đối với xã hội hiện nay.

Thứ hai, làm rõ tình hình chính sách tơn giáo ở Việt Nam hiện nay trên cơ sở đi vào thực trạng, thành tựu, hạn chế và những vấn đề tồn tại của việc đổi mới chính sách tơn giáo.

Thứ ba, trước u cầu hồn thiện chính sách tơn giáo trong thời gian tiếp theo, luận án chỉ ra các quan điểm, giải pháp đối với Đảng và Nhà nước Việt Nam để tiến tới có một hệ thống chính sách tơn giáo phát huy hiệu quả đảm bảo phát triển bền vững đất nước.

Chƣơng 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐỔI MỚI CHÍNH SÁCH TƠN GIÁO TRONG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Đổi mới chính sách tôn giáo trong phát triển bền vững ở Việt Nam hiện nay (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(193 trang)