Quan điểm, giải pháp tiếp tục đổi mới chính sách tơn giáo trong

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Đổi mới chính sách tôn giáo trong phát triển bền vững ở Việt Nam hiện nay (Trang 27 - 30)

7. Kết cấu luận án

1.1. Các cơng trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án

1.1.3. Quan điểm, giải pháp tiếp tục đổi mới chính sách tơn giáo trong

Bài viết “Tổ chức tôn giáo tham gia các hoạt động y tế, giáo dục như thế nào” (Nguyễn Văn Phương, Nguyệt san Công giáo và Dân tộc, số 279 tháng

3/2019, tr. 134-139) là một góc nhìn pháp lý của người có tơn giáo về q trình đổi mới chính sách tơn giáo ở Việt Nam hiện tại. Tác giả đã phân tích khá cụ thể và tồn diện về chính sách của Nhà nước Việt Nam đối với các tổ chức tôn giáo khi tham gia vào các hoạt động y tế, giáo dục hiện nay.

1.1.3. Quan điểm, giải pháp tiếp tục đổi mới chính sách tơn giáo trong phát triển bền vững ở Việt Nam phát triển bền vững ở Việt Nam

Kỷ yếu Hội thảo khoa học Tôn giáo và nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa (Hội đồng Lý luận Trung ương, Ban Tơn giáo Chính phủ, Trường

Đại học KHXH&NV đồng tổ chức, 2013, Hà Nội) bước đầu phác họa mơ hình nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa trong mối quan hệ với tôn giáo ở Việt Nam hiện nay. Trong đó, một mơ hình nhà nước pháp quyền được thiết kế với ba chân đế gợi mở một cái nhìn bao quát đối với vấn đề đổi mới chính sách tơn giáo nói riêng và với việc giải quyết mối quan hệ giữa nhà nước và tôn giáo ở Việt Nam nói chung. Rõ ràng việc hồn thiện chính sách tôn giáo hướng tới phát triển đất nước một cách bền vững là một mắt xích quan trọng trong một tổng thể lớn đó là mơ hình nhà nước mà Việt Nam lựa chọn cũng như cách thức chúng ta thực hiện chính sách ở các cấp độ khác nhau. Từ đó gợi ra những yêu cầu, giải pháp đối với các chủ thể cụ thể trong hệ thống chính trị Việt Nam khi hồn thiện chính sách tơn giáo thời gian tới. Riêng với chính sách tơn giáo, đó phải là chính sách cơng, phải đảm bảo tính hợp pháp, tính cơng khai, tính phổ quát, là quyết sách của nhà nước về

những điều cần phải làm trong lĩnh vực tôn giáo. Để tiến tới khẳng định một chính sách cơng về tơn giáo cịn nhiều vấn đề đặt ra từ việc xây dựng chính sách, luật pháp về tơn giáo (trong đó u cầu tính chun nghiệp là cấp bách) cũng như tính cơng khai, đồng bộ, liên thơng giữa người quản lý và người thụ hưởng chính sách...

Trong bài viết Tìm một mơ hình quản lý nhà nước về tơn giáo thích hợp, tác giả vạch ra một số nguyên tắc quan trọng đối với việc xây dựng,

thực thi chính sách tơn giáo, dù Việt Nam lựa chọn bất kỳ mơ hình nào thì cũng cần đáp ứng những nguyên tắc cơ bản như: đảm bảo sự lãnh đạo, cầm quyền của Đảng và Nhà nước, tính cách dân tộc đối với công tác tôn giáo cũng như đảm bảo tính hội nhập với luật pháp và cơng ước quốc tế về tơn giáo.

Hay bài Chính sách tơn giáo trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, của tác giả Vũ Hồng Cơng, trên cơ sở khẳng định tơn

giáo có thể đồng hành cùng nhà nước pháp quyền, tác giả cho rằng các chính sách tôn giáo ở Việt Nam hiện nay là đúng đắn và tiến bộ. Tác giả cũng đưa ra nhiều góp ý về việc bổ sung các quy định pháp luật cụ thể hơn nữa nhằm thực hiện chính sách tơn giáo đúng đắn của Đảng và Nhà nước.

Tác giả Ngô Hữu Thảo với bài Vai trò của Đảng và Nhà nước trong việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa về tôn giáo, đã chỉ ra

cụ thể vai trò của Đảng là: 1. Vai trò trong hoạch định đường lối, quan điểm, chính sách về tín ngưỡng tôn giáo, phù hợp với xã hội Việt Nam thời kỳ phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và phù hợp với tình hình thế giới trong bối cảnh tồn cầu hóa; 2. Đảng chăm lo bồi dưỡng tri thức về tín ngưỡng, tơn giáo cho cán bộ đảng viên của Đảng; 3. Kết nạp và sử dụng đảng viên là người có đạo. Vai trị của Nhà nước là: 1. Thể chế hóa kịp thời nội dung lãnh đạo của Đảng đối với công tác tôn giáo; 2. Phát huy chức năng của nhà nước trong xây dựng pháp luật tôn giáo và quản lý nhà nước đối với tôn giáo; 3. Luật pháp về tôn giáo và liên quan đến tôn giáo nên tập trung vào một số vấn đề cụ thể như: bổ sung, sửa đổi các văn

bản pháp luật đã ban hành; xây dựng mới các văn bản pháp luật (cần làm rõ vấn đề thể nhân tôn giáo và pháp nhân tôn giáo; biện pháp chế tài và cơ quan xử lý hành vi vi phạm pháp luật; chọn 4 phạm vi điều chỉnh; phương pháp điều chỉnh); nghiên cứu về các mơ hình nhà nước thế tục với tôn giáo và hoạt động quản lý nhà nước với tôn giáo; đổi mới tổ chức bộ máy, cán bộ các cơ quan nhà nước làm cơng tác tơn giáo.

Bên cạnh đó khơng thể khơng kể đến các tài liệu là đề tài khoa học, các chương trình khoa học… về tơn giáo và chính sách tơn giáo của các bộ, ban, ngành liên quan. Thời gian gần đây loại tài liệu này ngày một nhiều, điều đó cho thấy sự gia tăng vai trị của tôn giáo trong đời sống xã hội hiện nay đồng thời cũng thể hiện sự quan tâm của các cơ quan chức năng đối với vấn đề này.

Bài “Suy nghĩ về tôn giáo và sự ổn định: Sự bất hịa hay ổn định xã hội?” (Chris Seiple, Tạp chí Nghiên cứu tơn giáo, Số 1, 2007, tr.14-23) chỉ ra vai trị của tơn giáo đối với xã hội ở một chiều cạnh được coi là nhạy cảm nhất, đó là an ninh xã hội. Trong bài viết này, tác giả nhìn nhận tơn giáo như một biến số và chính sách tơn giáo là nhân tố quan trọng để nó có thể trở nên tốt hay khơng tốt. Từ đó tác giả phân tích mối quan hệ nhà nước và tôn giáo dựa trên hai giả định: thứ nhất tơn giáo đóng góp cho xã hội và nhà nước tạo điều kiện và thứ hai là tôn giáo gây bất ổn chính trị, xã hội và các nhà nước ngăn cản, hạn chế. Từ đó, tác giả đưa ra hai cách tiếp cận vấn đề, đó là đàn áp tơn giáo và tạo điều kiện thuận lợi cho đức tin và mỗi lối tiếp cận đều có năm bước thực hiện theo kinh nghiệm quốc tế của ơng.

Bài viết “Chính sách, pháp luật hiện hành về việc phát huy nguồn lực tôn giáo” (Nguyễn Thanh Xuân, Tạp chí Cơng tác tơn giáo, số 1-2/2019, tr.28-32) tiếp cận tôn giáo là một nguồn lực của xã hội, dù không mới nhưng bài viết góp phần khẳng định khả năng và vai trị khơng nhỏ của tơn giáo vào việc xây dựng đất nước trên nhiều phương diện từ kinh tế, giáo dục, y tế… Thơng qua việc đối chiếu với hệ thống chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước Việt Nam hiện nay, tác giả bài viết đưa ra một số kiến nghị cụ thể nhằm phát huy hơn nữa vai

trị của tơn giáo với tư cách là một nguồn lực xã hội đối với phát triển của đất nước.

Bài “Biến đổi đời sống tôn giáo – Một yếu tố cần tính đến trong việc hồn

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Đổi mới chính sách tôn giáo trong phát triển bền vững ở Việt Nam hiện nay (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(193 trang)