- Kiểm tra giám sát các hoạt động
8 Cty CP Chế biến và DV thủy sản Cát Hải 4 triệu lít
4.1.1. Bối cảnh quốc tế
Khoa học - cơng nghệ phát triển rất nhanh cùng quốc tế hóa, tồn cầu hóa và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng tác động mạnh mẽ đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia. Tình hình thế giới diễn biến phức tạp, khó lường. Vấn đề tranh chấp lãnh thổ, tài nguyên, nhất là tài nguyên biển, xung đột sắc tộc, tôn giáo… tiếp tục diễn ra gay gắt ở nhiều khu vực. Kinh tế thế giới phục hồi chậm và gặp nhiều khó khăn. Khu vực châu Á - Thái Bình Dương, trong đó có khu vực Đơng Nam Á, vẫn sẽ là khu vực phát triển năng động nhưng còn tồn tại nhiều nhân tố gây mất ổn định. Tranh chấp lãnh thổ, đặc biệt tranh chấp trên biển Đông diễn ra gay gắt, phức tạp. Các quốc gia đều điều chỉnh chiến lược phát triển, tăng cường liên kết, vừa hợp tác, vừa đấu tranh. Thế giới đang tìm mọi cách để tiến ra biển do các sức ép về dân số, sự xuống cấp của môi trường sống, an ninh lương thực, sự thiếu hụt năng lượng.
Ngay từ những năm 1980, Trung Quốc đã bắt đầu nghiên cứu và xây dựng một cách tồn diện về chính sách biển quốc gia. Chiến lược này hình thành do các áp lực: sự phát triển của trật tự pháp lý quốc tế trên biển dẫn đến đòi hỏi phải mở rộng phạm vi quản lý trên biển của Trung Quốc; dân số của Trung Quốc tăng nhanh, trong khi tài nguyên ngày càng cạn kiệt, buộc Trung Quốc phải tìm kiếm nguồn tài nguyên và năng lượng mới, đặc biệt là biển và đại dương; Trung Quốc muốn phát triển thành cường quốc kinh tế - quân sự, trước tiên phải trở thành cường quốc hàng hải. Chiến lược phát triển đại
dương của Trung Quốc có nhiều mặt và bao gồm khai thác dầu khí, nghề cá, hàng hải, du lịch, năng lượng thủy triều và bảo vệ môi trường...
Từ thập kỷ 60 của thế kỷ trước, Nhật Bản đã rất chú trọng tới việc khai thác và phát triển biển. Nhật Bản đặc biệt chú trọng tới việc nghiên cứu đưa ra một chiến lược biển toàn diện, cố giành vị trí hàng đầu trong cuộc cạnh tranh gay gắt trong khai thác biển trên thế giới. Một trong những trọng tâm của chính sách biển của Nhật Bản hiện nay là tận dụng thế mạnh về công nghệ và kỹ thuật, đi sâu đầu tư nghiên cứu để trở thành nước hàng đầu sản xuất, cung cấp kỹ thuật, máy móc thăm dị, khai thác tài nguyên và năng lượng biển và đại dương.