- Kiểm tra giám sát các hoạt động
8 Cty CP Chế biến và DV thủy sản Cát Hải 4 triệu lít
3.3.3.3. Sử dụng và huy động các nguồn lực cho phát triển kinh tế du lịch
du lịch
Du lịch là một trong những ngành quan trọng của kinh tế biển. Việc phát triển du lịch góp phần thúc đẩy kinh tế biển phát triển mạnh mẽ hơn nữa. Từ năm 2006 đến nay, nguồn vốn từ ngân sách thành phố đầu tư cho du lịch là 622,294 tỷ đồng. Nguồn vốn này dùng để xây dựng cơ sở hạ tầng công cộng phục vụ cho du lịch. Nguồn vốn ngoài ngân sách được đăng ký đầu tư tới 52.559,857 tỷ đồng và 173,5 triệu USD trong 34 dự án vào các lĩnh vực chủ yếu: các khu du lịch, khu vui chơi giải trí, khu nghỉ dưỡng, sân golf… Bên cạnh đó, tổng số vốn đầu tư nước ngồi cho ngành du lịch trong giai đoạn 2006 đến 2015 là 931,54 triệu USD [100].
Bảng 3.19: Nguồn vốn cho dịch vụ lƣu trú và ăn uống của Hải Phòng giai đoạn 2008 - 2014 Đơn vị : tỷ đồng Vốn đầu tƣ cho dịch vụ lƣu trú và ăn uống Tổng số vốn đầu tƣ của thành phố Cơ cấu vốn Chỉ số phát triển vốn đầu tƣ cho dịch vụ lƣu
trú và ăn uống 2008 133,4 24.800,2 0,54 2009 251,8 27.039,0 0,93 188,7% 2010 308,9 31.653,6 0,98 122,7% 2011 1.024,2 35.500,9 2,88 331,5% 2012 280,9 37.931,1 0,74 27.4% 2013 314,4 40.854,7 0,77 111,9% 2014 317,7 45.171,4 0,70 101,0%
Nguồn: Niên giám thống kê Hải Phòng năm 2011, 2014[31;34]
Năm 2008, nguồn vốn đầu tư cho lĩnh vực dịch vụ lưu trú và ăn uống của thành phố là 133,4 tỷ đồng. Năm 2014, nguồn vốn này là 317 tỷ đồng. Nguồn vốn đầu tư của thành phố cho lĩnh vực dịch vụ, du lịch của thành phố tương đối ổn định. Cá biệt năm 2011, tổng vốn đầu tư của thành phố cho lĩnh vực này là 1.024,2 tỷ đồng tăng 331,5% so với năm 2010 chiếm 2,88% tổng cơ cấu tổng nguồn vốn của thành phố. Điều này giải thích bởi việc chính quyền thành phố chọn năm 2011 là năm du lịch. Các nguồn lực trong thành phố tập trung cho năm này nhằm quảng bá hình ảnh, xây dựng thương hiệu, thúc đẩy du lịch phát triển.
Bảng 3.20: Vốn đầu tƣ thực hiện của lĩnh vực khách sạn nhà hàng trên địa bàn Hải Phòng theo giá thực tế qua các năm giai đoạn 2007 - 2015
Đơn vị: tỷ đồng
2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015
Khách sạn,
nhà hàng 382.3 449.9 251.8 308.9 1024.2 280.9 8 314.4 158.8 1602.8
Số vốn đầu tư thực hiện của lĩnh vực khách sạn, nhà hàng trên địa bàn thành phố theo giá thực tế năm 2007 đạt 382,3 tỷ; năm 2008 đạt 449,9 tỷ đồng đặc biệt, năm 2011 đạt 1024,2 tỷ đồng và năm 2015 đạt 1602,8 tỷ đồng. Những năm này, hoạt động đầu tư cho lĩnh vực khách sạn, nhà hàng có những chuyển biến tích cực bởi hoạt động đầu tư của các tập đoàn vào thành phố. Tập đồn BRG khởi cơng dự án khách sạn "5 sao" thương hiệu Hilton với tổng vốn đầu tư 2.200 tỷ đồng. Tập đoàn Vingroup - xây dựng đảo Vũ Yên thành khu vui chơi giải trí, nhà ở và cơng viên sinh thái xứng tầm quốc tế. Tập đoàn Xuân Trường khảo sát đầu tư dự án du lịch tâm linh tại đảo Cái Tráp. Tập đồn Him Lam quyết tâm khởi cơng dự án khu đô thị du lịch và vui chơi giải trí tại đảo Hịn Dáu. Cơng ty CP Tập đồn đầu tư quốc tế GIICO đầu tư vào dự án Venus Cát Bà với số vốn 2 tỷ USD. Tập đoàn Tuần Châu khảo sát, đề nghị đầu tư 8 dự án tại Cát Bà với mức đầu tư 2,3 tỷ USD. Cát Bà, Đồ Sơn đang là hạt nhân để tập trung đầu tư và du lịch sinh thái biển được xác định ưu tiên phát triển.
Nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế du lịch.
Nhìn chung, lao động làm việc trong ngành du lịch ở Hải Phịng nói chung và ở vùng biển Hải Phịng nói riêng ít được đào tạo chun mơn nghiệp vụ một cách có hệ thống. Trình độ nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học... chưa đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách du lịch. Theo báo cáo của Sở Du lịch, Hải Phịng hiện có 24.300 lao động làm việc trong ngành du lịch thì có tới gần 70% số lao động này làm việc cho du lịch biển Hải Phịng, trong số những người này thì có tới 50% không qua đào tạo. Lao động trong một số doanh nghiệp liên doanh với nước ngồi, một số doanh nghiệp nhà nước có quy mơ lớn chất lượng có tốt hơn, đáp ứng được yêu cầu và được đánh giá khá tốt [100]. Du lịch tại Hải Phịng mang tính thời vụ rất cao. Các cơ sở kinh doanh du lịch theo mùa sử dụng một số lao động nhất định làm việc quanh năm, số còn lại hợp đồng theo thời vụ, theo tháng, theo ngày. Số lao động hợp
đồng theo thời vụ có trình độ chun mơn không cao nên ảnh hưởng đến chất lượng phục vụ trong ngành du lịch. Bảng 3.21: Số lao động làm trong các nhà hàng, khách sạn giai đoạn 2007 - 2014 Số lao động làm trong lĩnh vực khách sạn, nhà hàng(ngƣời) Tốc độ tăng của lao động% Tổng số lao động của thành phố(ngƣời)
Cơ cấu lao động làm trong lĩnh vực khách sạn, nhà hàng % 2007 3.379 266.545 1,27 2008 3.922 116,0 291.059 1,35 2009 3.917 99,9 302.698 1,3 2010 3.974 101,4 303.511 1,3 2011 5.579 140,3 331.255 1,7 2012 4.999 89,6 332.884 1,5 2013 5.253 105,0 346.520 1,5 2014 5.009 95,4 344.529 1,5
Nguồn: Niên giám thống kê Hải phòng 2010, 2015[30;35]
Qua bảng trên, có thể thấy, tốc độ tăng trưởng lao động trong lĩnh vực dịch vụ, du lịch của thành phố là không đồng đều, số lượng lao động tăng cao trong năm 2011 đạt 5.579 người, tăng 140,3% so với năm 2010 nhưng năm 2012 giảm xuống còn 4.999 chỉ đạt 89,6% so với năm 2011. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng của lao động làm trong ngành dịch vụ du lịch luôn giữ cơ cấu ổn định trong tổng lượng lao động của toàn thành phố, đạt 1,3% đến 1,7%.
* Khoa học công nghệ:
Hải Phịng hiện có 11 tổ chức khoa học cơng nghệ và 01 trường đại học có hoạt động nghiên cứu chuyên ngành sâu về biển hoặc liên quan đến lĩnh vực biển. Nơi này tập trung một lượng lớn các chuyên gia đầu ngành của trung ương, địa phương với kinh nghiệm lâu năm. Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động điều tra, dự báo, thăm dò, khai thác các loại tài nguyên biển, bảo vệ môi trường biển, đảo, ven biển được đầu tư nâng cấp,
tăng cường. Giá trị tài sản của các tổ chức khoa học công nghệ trung ương trong khoảng từ 20 - 39 tỷ đồng/đơn vị; nhân lực khoa học và công nghệ khoảng 100 người/đơn vị. Từ năm 2009 đến năm 2013 các tổ chức khoa học công nghệ đã triển khai 25 đề tài cấp bộ, 23 đề tài cấp thành phố, trong đó có 05 đề tài hợp tác quốc tế về điều tra, dự báo, thăm dò, khai thác các loại tài nguyên biển, bảo vệ môi trường biển, đảo, ven biển [117]. Các đề tài cấp thành phố tập trung giải quyết các vấn đề mang tính ngắn hạn, đáp ứng các yêu cầu thực tế và trực tiếp của xã hội chủ yếu tập trung cho các vấn đề về nguồn giống thuỷ sản, bảo tồn các khu hệ sinh thái biển… chúng tác động tích cực, mạnh mẽ đến quá trình phát triển kinh tế biển của thành phố.
Việc sử dụng các nguồn lực phát triển kinh tế biển được đánh giá như sau:
Bảng 3.22: Kết quả điều tra về việc sử dụng các nguồn lực phát triển kinh tế biển giai đoạn 2007 - 2015
* Về huy động và sử dụng các nguồn vốn
Có hiệu quả % Chƣa có hiệu quả %
Ngành kho bãi và vận tải 83 17
Ngành cảng biển 77 23
Ngành thủy sản 30 70
Ngành du lịch 43 57
* Về nguồn nhân lực
Có hiệu quả % Chƣa có hiệu quả %
Ngành kho bãi và vận tải 83 17
Ngành cảng biển 80 20
Ngành thủy sản 50 50
Ngành du lịch 57 43
Nguồn: Thống kê của tác giả
Về khoa học công nghệ: hoạt động khoa học công nghệ chưa hiệu quả chiếm 47%, có hiệu quả chiếm 53% số phiếu trả lời.
Thơng qua số liệu điều tra có thể thấy, việc sử dụng các nguồn lực cho phát triển kinh tế biển cũng còn nhiều vấn đề cần giải quyết. Bên cạnh một số lĩnh vực như kho bãi và vận tải, cảng biển, việc sử dụng nguồn vốn và nhân lực được đánh giá có hiệu quả thì cịn một số ngành như: du lịch, thủy sản việc sử dụng các nguồn lực là chưa hiệu quả. Về khoa học cơng nghệ, chỉ có 53% số phiếu trả lời là có hiệu quả. Điều này đặt ra cho chính quyền thành phố cũng như lãnh đạo các ngành cần phải có những giải pháp hiệu quả hơn nữa nhằm giúp các ngành phát triển cũng như giúp kinh tế biển của thành phố phát triển.