- Kiểm tra giám sát các hoạt động
8 Cty CP Chế biến và DV thủy sản Cát Hải 4 triệu lít
4.3.2.2. Huy động mọi nguồn vốn đầu tư cho phát triển kinh tế biển
Đa dạng hóa việc thu hút các nguồn lực đầu tư phát triển kinh tế biển. Khai thác tốt và sử dụng có hiệu quả các cơ chế hỗ trợ của Trung ương đối với đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế biển.
Đối với nguồn vốn ngân sách nhà nước
Tiếp tục kiến nghị với Trung ương tăng cường đầu tư đối với các dự án sử dụng nguồn vốn Trung ương thực hiện Chiến lược biển. Phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành thực hiện tốt Quyết định số 1567/QĐ-TTg ngày 31/10/2008 của Thủ tướng Chính phủ về Kế hoạch triển khai tiếp Nghị quyết số 32- NQ/TW ngày 05/8/2003 của Bộ Chính trị.
Chủ động, tích cực phối hợp với các bộ, ngành Trung ương và các chủ đầu tư thúc đẩy nhanh q trình thực hiện các cơng trình thực hiện Chiến lược biển như: cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng tại Lạch Huyện, cầu Đình Vũ - Cát Hải... các tuyến giao thơng đường sắt nối với cảng biển, cảng bốc dỡ nội địa, đường bộ.
Đẩy mạnh thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất một cách hiệu quả để huy động nguồn thu từ đất. Đấu thầu dự án, đấu giá các tài sản công sử dụng không hiệu quả để tập trung vốn thực hiện các dự án lớn, trọng điểm của thành phố về kinh tế biển. Bổ sung đủ nguồn vốn cho Quỹ phát triển đất phục
vụ công tác giải phóng mặt bằng các dự án đầu tư trên địa bàn. Tổ chức giám sát, quản lý tốt việc sử dụng nguồn thu tiền đất tại các quận, huyện. Đề xuất Chính phủ, các bộ cho phép thu thêm một số phí, lệ phí thẩm định ngồi những quy định đã có để tăng thu ngân sách, bổ sung nguồn vốn đầu tư cho các dự án kinh tế biển.
Đầu tư có trọng tâm, trọng điểm cho những cơng trình kết cấu hạ tầng kinh tế biển có khả năng thúc đẩy việc huy động vốn từ các nguồn khác. Thí điểm phát hành trái phiếu chính quyền địa phương và trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh.
Đối với nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước
Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư tìm hiểu, thực hiện đầu tư về kinh tế biển. Cung cấp kịp thời, đầy đủ, chính xác các thơng tin kinh tế - xã hội, quy hoạch, định hướng đầu tư cho các nhà đầu tư. Tổ chức các hội thảo xúc tiến đầu tư theo chủ đề, có chọn lọc, hướng tới các quốc gia tiềm năng, các tập đoàn kinh tế lớn đầu tư cho kinh tế biển.
Ban hành danh mục các dự án kêu gọi đầu tư trong và ngoài nước theo hướng ưu tiên các dự xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế biển. Ban hành danh mục dự án cần huy động vốn đầu tư theo các hình thức BT, BOT, BTO, PPP để kêu gọi các nhà đầu tư có kinh nghiệm, năng lực tài chính vào thực hiện. Trong đó, ưu tiên các dự án xây dựng hạ tầng kinh tế biển có quy mô lớn.
Tập trung cao, tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục, mặt bằng, giúp các chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ các dự án xây dựng hạ tầng các khu, cụm công nghiệp ven biển theo quy hoạch đã được duyệt để tạo mặt bằng sạch, huy động nguồn vốn đầu tư từ các doanh nghiệp.
Khuyến khích các doanh nghiệp chế biến thuỷ sản đầu tư công nghệ tiên tiến, đa dạng hoá sản phẩm. Nâng cao tỷ trọng sản phẩm chế biến cao cấp và có thị trường phong phú, tiềm năng. Thu hút các dự án đầu tư chế biến
thủy sản có gắn với ni trồng và phát triển nguồn ngun liệu, có thiết bị cơng nghệ chế biến tiên tiến, có sản phẩm đa dạng, giá trị cao. Đầu tư cơ sở chế biến mới gắn với phát triển vùng nguyên liệu và sản phẩm đầu ra có thị trường ổn định.
Đối với nguồn vốn ODA
Xây dựng kế hoạch thu hút ODA, danh mục các dự án cần sử dụng vốn ODA chi tiết. Bám sát quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực của thành phố để có thể tiếp nhận và sử dụng nguồn vốn ODA có hiệu quả cao nhất. Trong đó, ưu tiên cho các mục tiêu phát triển kết cấu hạ tầng quan trọng như: đường giao thông huyết mạch nối huyện ven biển và bên ngoài hệ thống các vùng; hệ thống cấp, thoát nước; điện; xử lý rác thải tại đô thị ven biển…
Đẩy mạnh vận động các đối tác, các nhà tài trợ tiếp tục cung cấp ODA để phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế biển, nhất là các cơng trình lớn, cơng trình chiến. Cần tạo mọi điều kiện để đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân vốn ODA, ưu tiên cân đối vốn đối ứng phục vụ cơng tác giải phóng mặt bằng. Giải quyết nhanh các thủ tục liên quan, tháo gỡ các khó khăn để giải ngân nguồn vốn ODA đúng tiến độ, đúng cam kết với các nhà tài trợ, tạo uy tín và điều kiện để tiếp tục thu hút nguồn vốn ODA.
Đối với chính sách thu hút FDI, cần có chính sách nhất qn, hấp dẫn, có tính lâu dài. Tránh sự mâu thuẫn, chồng chéo giữa các văn bản pháp luật, gây khó khăn cho các nhà tài trợ. Cần ưu tiên cho các nhà đầu tư lớn, công ty xuyên quốc gia tham gia đầu tư vào các ngành, lĩnh vực: phát triển các khu du lịch Đồ Sơn và Cát Bà; đội tàu đánh bắt xa bờ, chế biến thủy sản cao cấp; đội tàu vận tải viễn dương và phát triển các dịch vụ hàng hải…