- Kiểm tra giám sát các hoạt động
3.3.1.2. Xây dựng chiến lược, kế hoạch, quy hoạch phát triển kinh tế biển của thành phố Hải Phòng
biển của thành phố Hải Phòng
Thành phố Hải Phòng là một trong những địa phương được chính phủ quan tâm sâu sắc và đánh giá cao trong chiến lược phát triển kinh tế biển. Nhiều văn bản liên quan đến phát triển thành phố nói chung và phát triển kinh tế biển nói riêng đã được Chính phủ phê duyệt:
- Quyết định số 1567/QĐ-TTg ngày 31/10/2008 về việc ban hành Kế hoạch triển khai tiếp Nghị quyết số 32-NQ/TW ngày 05/8/2003 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Hải Phòng giai đoạn 2008 - 2015;
- Quyết định số 1448/QĐ-TTg, ngày 16/9/2009 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng thành phố Hải Phịng đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050;
- Nghị quyết số 44/NQ-CP, ngày 28/03/2013 về Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) thành phố Hải Phòng;
- Kết luận số 60-KL/TW ngày 16/4/2013 của Bộ Chính trị về kết quả sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa X về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020;
- Kết luận số 72-KL/TW ngày 10/10/2013 của Bộ Chính trị, về việc tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 32-NQ/TW ngày 05/8/2003 của Bộ Chính trị khóa IX về Xây dựng và Phát triển thành phố Hải Phòng trong thời kỳ CNH-HĐH.
Trên cơ sở chiến lược phát triển kinh tế biển, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng Vịnh Bắc Bộ, văn bản pháp luật của Trung ương và Chính phủ, các thơng tư, quyết định của các bộ liên quan, chính quyền thành phố Hải Phòng đã chủ động, nỗ lực trong việc cụ thể hóa phát triển kinh tế biển ở địa phương. Thành phố đã tiến hành nghiên cứu kỹ lưỡng những đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội và được báo cáo trong Chuyên đề số 3: "Nghiên cứu định hướng Chiến lược biển Hải Phòng đến năm 2015 và 2020, nhiệm vụ và giải pháp thực hiện". Công tác quy hoạch đã đi trước một bước, làm cơ sở cho việc triển khai các chương trình, đề án, dự án về phát triển kinh tế biển và khơng gian biển. Nhiều quy hoạch có liên quan đến phát triển kinh tế biển đã được phê duyệt như: Quy hoạch chung xây dựng thành phố Hải Phịng đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050; Quy hoạch phát triển kinh tế biển thành phố Hải Phòng đến năm 2020; Quy hoạch tài nguyên nước thành phố Hải Phịng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Quy hoạch giao thông vận tải đường bộ thành phố Hải Phòng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; Quy hoạch tổng thể các khu bảo tồn biển thành phố Hải Phòng đến năm 2020; Quy hoạch chi tiết Phát triển nuôi trồng hải sản trên vùng biển thành phố Hải Phòng đến năm 2015, định hướng đến năm 2020; Quy hoạch cảng
cửa ngõ quốc tế Hải Phòng; Quy hoạch phát triển ni trồng hải sản trên vùng biển Hải Phịng đến năm 2015, định hướng đến năm 2020; Quy hoạch chi tiết 1:2.000 huyện đảo Bạch Long Vỹ; Quy hoạch phát triển các ngành dịch vụ thành phố Hải Phòng đến năm 2020 ban hành ngày 21/12/2010; Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch bền vững trên quần đảo Cát Bà; Quy hoạch phát triển hệ thống dịch vụ logistics thành phố Hải Phòng đến năm 2020, định hướng đến năm 2025; Quy hoạch phát triển kinh tế thủy sản thành phố Hải Phòng giai đoạn 2011 - 2020, định hướng đến năm 2025… Các quy hoạch này được phê duyệt đã bước đầu thể hiện tốt vai trò định hướng cho các hoạt động thực hiện Chiến lược biển. Căn cứ Quyết định số 107/2002/QĐ-TTg ngày 12/8/2002 của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Chỉ huy Quân sự thành phố lập quy hoạch các khu vực biển, đảo dành riêng cho nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, bảo đảm nguyên tắc giữ vững thế bố trí quốc phịng trong thế trận phòng thủ, bảo đảm sẵn sàng triển khai lực lượng khi có tình huống tác chiến. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch từng bước di dân ra vùng ven biển, đảo để có lực lượng xây dựng căn cứ hậu phương, trụ bám vừa phát triển kinh tế vừa bảo vệ vùng biển, đảo một cách vững chắc lâu dài.
Trên cơ sở những kết quả đã thực hiện ở trên, Đề án số 1843/ĐA- UBND ngày 17/4/2009 của Uỷ ban nhân dân thành phố về phát triển kinh tế biển thành phố Hải Phòng đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 đã được triển khai thực hiện. Đề án khẳng định: Hải Phòng là thành phố cảng, là cửa chính ra biển của vùng châu thổ sơng Hồng và các tỉnh phía Bắc, có tiềm năng đa dạng, phong phú để phát triển kinh tế biển, có vị trí chiến lược, đóng vai trị đặc biệt quan trọng để phát triển vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và miền Bắc, trong hợp tác hai hành lang một vành đai kinh tế giữa Việt Nam và Trung Quốc và hội nhập với khu vực, quốc tế. Đề án cũng chỉ rõ thực trạng các ngành, các lĩnh vực biển của Hải Phịng giai đoạn 2001 - 2007 trên cơ sở đó khái quát các mục tiêu, định hướng và giải pháp phát triển chiến lược biển của thành phố.
Thành phố Hải Phịng cũng đưa ra những kế hoạch, chương trình hành động cụ thể về việc thực hiện Chiến lược biển Việt Nam. Thành phố đã xác định 9 nhiệm vụ cụ thể trong chương trình hành động của thành phố đến năm 2020. Đồng thời, xây dựng nhiệm vụ, công việc triển khai thực hiện nhằm phát huy tối đa các nguồn lực, lợi thế để Hải Phòng trở thành thành phố cảng xanh, văn minh, hiện đại, trung tâm dịch vụ, cơng nghiệp lớn có sức cạnh tranh cao; trọng điểm phát triển kinh tế biển của cả nước. Điều chỉnh cơ cấu kinh tế thành phố theo hướng ưu tiên phát triển dịch vụ - công nghiệp kinh tế biển, kinh tế đô thị hiện đại, hiệu quả, tăng trưởng nhanh, bền vững. Nhiều kế hoạch cụ thể đã được triển khai, thực hiện: kế hoạch Tuyên truyền về quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững biển và hải đảo trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn 2011 - 2015 với nội dung: tuyên truyền về quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững biển, hải đảo của thành phố phải gắn kết chặt chẽ với chương trình tuyên truyền của quốc gia và theo đúng định hướng của Trung ương; huy động mọi nguồn lực và phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị và cộng đồng xã hội tham gia vào công tác tuyên truyền; tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá, sơ tổng kết việc thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền về quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững biển, đảo Việt Nam trong hệ thống tuyên giáo các cấp và báo chí thành phố; chương trình nghiên cứu khoa học và phát triển cơng nghệ phục vụ sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế thành phố Hải Phòng đến năm 2020: lĩnh vực Nông, Lâm nghiệp, Thủy sản; Đề án "Bảo đảm trật tự an ninh, an toàn cho nhân dân và các hoạt động kinh tế trên biển, đảo"…
Ủy ban nhân dân thành phố đã thành lập Chi cục Biển và Hải đảo thuộc Sở Tài ngun và Mơi trường, có nhiệm vụ tham mưu cho Ủy ban nhân dân thành phố thực hiện chức năng quản lý nhà nước tổng hợp và thống nhất quản lý các vấn đề về biển, đảo, tài nguyên nước, khí tượng thủy văn và biến đổi khí hậu trên địa bàn thành phố. Lập quy hoạch phát triển không gian biển để
khai thác, sử dụng, bảo tồn tài nguyên các vùng biển, ven biển và hải đảo của thành phố.
Thành phố tổ chức hội thảo, tập huấn liên quan đến thực hiện Chiến lược biển và vị trí, vai trị của Hải Phịng trong thực hiện Chiến lược biển: tổ chức tập huấn về quan trắc kinh tế xã hội phục vụ các khu bảo tồn biển Việt Nam; tập huấn kỹ thuật quy hoạch khơng gian biển thành phố Hải Phịng cho cán bộ làm công tác quy hoạch của các sở, ban, ngành thành phố. Sở Tài nguyên và Môi trường đã ký và thực hiện cam kết Quản lý tổng hợp vùng bờ biển giữa Sở Tài nguyên và Môi trường của 10 tỉnh/thành phố ven biển với Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam và Tổ chức đối tác về Quản lý môi trường biển Đông Á. Xây dựng Đề cương Đề án đánh giá tổng hợp hiện trạng vùng bờ thành phố Hải Phòng.
Trên cơ sở những nghị quyết, kế hoạch của thành phố, các đơn vị đã xây dựng chương trình, kế hoạch hành động riêng hoặc kết hợp với Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 như huyện ủy Cát Hải, huyện ủy Bạch Long Vỹ...
Có thể nói, thành phố Hải Phịng đã tích cực, chủ động trong việc thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước trong việc phát triển kinh tế biển. Trên cơ sở Chiến lược biển Việt Nam, những quyết định của Chính phủ, thành phố Hải Phòng đã tiến hành xây dựng đề án phát triển kinh tế biển, đưa ra các nghị quyết, các quyết định, xây dựng các kế hoạch thực hiện một cách cụ thể đến từng sở, ban, ngành của thành phố nhằm thực hiện các mục tiêu đã đề ra. Việc xây dựng các đề án, các kế hoạch thực hiện phát triển kinh tế biển của thành phố đã đảm bảo tính bền vững, gắn việc phát triển kinh tế với việc ổn định an sinh xã hội, đảm bảo an ninh - quốc phòng.
- Việc xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế biển được thể hiện thơng qua các chỉ tiêu:
+ Tính thống nhất, đồng bộ và nhất quán: các đề án, kế hoạch phát triển kinh tế biển của Hải Phịng có tính thống nhất, đồng bộ và nhất quán cao. Chúng được xây dựng trên cơ sở Nghị quyết số 09-NQ/TW, ngày 09/02/2007 của Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020; Nghị quyết số 27/NQ-TW ngày 30/5/2007 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 và các chỉ thị, nghị quyết quan trọng khác của Trung ương có liên quan. Kết quả điều tra cho thấy, hầu hết các đơn vị được hỏi đều cho rằng, các đề án, kế hoạch phát triển kinh tế biển của thành phố đều có tính thống nhất, đồng bộ và nhất quán cao với đường lối chiến lược phát triển kinh tế biển của Đảng và Chính phủ với 90% số phiếu.
+ Tính ổn định, lâu dài: các đề án, kế hoạch đều nêu ra thời gian cụ thể và kế hoạch thực hiện nó. Các kết quả điều tra cũng cho thấy, các đề án, kế hoạch có tính ổn định, lâu dài, đưa ra thời gian cụ thể và kế hoạch thực hiện. Điều này được thể hiện ở 90% phiếu trả lời.
+ Tính khả thi: các đề án, kế hoạch phát triển kinh tế biển của thành phố đều được xây dựng trên cơ sở nghiên cứu kỹ tất cả các điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội, được thơng báo, triển khai sâu rộng trong mọi tầng lớp nhân dân và các đơn vị liên quan. Kết quả điều tra cho thấy tính khả thi của các đề án, kế hoạch đạt 93,3%.
+ Tính bền vững: những đề án, kế hoạch của thành phố đề ra đã quan tâm và đảm bảo mối quan hệ hài hòa giữa phát triển kinh tế với phát triển xã hội và quản lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường. Việc phát triển kinh tế biển được đặt trong mối quan hệ hài hòa với các lĩnh vực khác: xã hội, môi trường, an ninh - quốc phòng. Các đề án, kế hoạch phát triển kinh tế biển đã hướng tới giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, nâng cao mức sống của người dân thành phố, củng cố an ninh - quốc phòng. Chính việc giải quyết
việc làm này sẽ góp phần giảm bớt tệ nạn xã hội của thành phố. Thành phố đã xây dựng chương trình hành động và kế hoạch triển khai thực hiện xây dựng tiềm lực quốc phòng - an ninh kết hợp phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng Hải Phòng thành pháo đài bất khả xâm phạm về quốc phòng - an ninh; Quy hoạch tổng thể bố trí quốc phịng với phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố đã được xây dựng; Quy hoạch xây dựng thế trận khu vực phòng thủ phù hợp với quy hoạch chung xây dựng thành phố, quy hoạch phát triển kinh tế biển-đảo Việt Nam đến năm 2020 và Đề án Chiến lược biển của thành phố đến năm 2020. Đã hoàn chỉnh Đề án Quy hoạch khu vực biển - đảo dành riêng cho nhiệm vụ quốc phòng - an ninh trên địa bàn thành phố. Bộ chỉ huy quân sự thành phố đã làm tốt công tác tham mưu, tham vấn cho thành phố xây dựng các cơng trình mang tính lưỡng dụng, vừa đảm bảo đời sống dân sinh vừa phục vụ nhiệm vụ quốc phòng - an ninh. Theo số liệu thống kê 93,3% số phiếu trả lời các đề án, kế hoạch của thành phố có tính bền vững. Việc sử dụng các tài nguyên trong quá trình phát triển kinh tế biển được cân nhắc kỹ lưỡng để sử dụng có hiệu quả, tránh khai thác kiệt quệ, không thể tái tạo. Những chất thải của các hoạt động phát triển kinh tế biển cũng đã có kế hoạch kiểm sốt chặt chẽ để khơng gây ơ nhiễm mơi trường. Với vị trí địa lý trọng yếu trên biển Đông, một vùng biển nhạy cảm về chính trị, chủ quyền quốc gia, chính quyền thành phố rất quan tâm đến việc đảm bảo an ninh - quốc phịng trong q trình phát triển kinh tế biển. Cơng tác tuyên truyền về quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững biển và hải đảo trên địa bàn Hải Phòng được tiến hành thường xuyên và sâu rộng đến tất cả các ban ngành, địa phương trong toàn thành phố.
+ Tính dựa trên kết quả: khi lập và thực hiện kế hoạch, thông qua việc điều tra, khảo sát, thành phố đã làm rõ các đầu vào, đầu ra và kết quả phát triển, đặc biệt quan tâm đến các kết quả/tác động trung hạn và dài hạn. Các đề án, kế hoạch phát triển kinh tế biển của thành phố ln cụ thể hóa các mục
tiêu bằng những con số cụ thể. Đối với mỗi lĩnh vực khác nhau, có những kế hoạch cụ thể khác nhau.( Phụ lục Nhiệm vụ, công việc cụ thể triển khai thực hiện Nghị quyết số 27-NQ/TU về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khoá X) về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 và Thông báo kết luận số 85-TB/TU ngày 22/6/2012 của Ban Thường vụ Thành ủy).
+ Tuân thủ các quy luật của thị trường: các mục tiêu đề ra của đề án, kế hoạch, quy hoạch phù hợp với các quy luật kinh tế thị trường, xác định dựa trên quan hệ cung cầu trên thị trường trong nước và quốc tế. Sản xuất và dịch vụ mang lại lợi ích cho người sản xuất/nhà cung ứng dịch vụ cũng như cho xã hội. Các phiếu thu thập thông tin cho thấy, việc các cơ quan chức năng tiến hành khảo sát, thu thập thông tin chiếm 80% số phiếu điều tra.
+ Có sự tham gia: các đề án, kế hoạch phát triển kinh tế biển ở Hải Phòng được triển khai rộng khắp tất cả ban ngành, các tầng lớp nhân dân thông qua việc Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Nghị quyết số 01/2009/NQ-HĐND ngày 05/6/2009; ban hành Kế hoạch số 6323/KH-UBND