Một là, kinh tế biển là lĩnh vực đa ngành, đa lĩnh vực, bao gồm nhiều ngành nghề khác nhau và có tác động qua lại lẫn nhau.
Có thể nói, dù có thể tiếp cận theo nhiều hướng khác nhau, nhưng đều thống nhất ở quan điểm: kinh tế biển là lĩnh vực bao gồm nhiều ngành nghề. Nó bao gồm tồn bộ hoạt động kinh tế: kinh tế hàng hải; khai thác dầu khí trên biển; khai thác thủy sản; du lịch biển; nghề muối biển; dịch vụ tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn trên biển; công nghiệp chế biến dầu khí; cơng nghiệp chế biến hải sản; cung cấp dịch vụ biển (khí tượng thủy văn, tìm luồng cá và một số lĩnh vực khác); thơng tin liên lạc biển (đài phát tín ven biển, hệ thống định vị); nghiên cứu khoa học - công nghệ biển; điều tra cơ bản về tài nguyên và môi trường biển; đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế biển; bảo vệ môi trường sinh thái biển… Các hoạt động này có mối quan hệ mật thiết và tác động qua lại lẫn nhau. Các hoạt động của kinh tế hàng hải có ảnh hưởng rất lớn đến cung cấp dịch vụ biển, nghiên cứu khoa học - công nghệ biển, đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế biển. Kinh tế hàng hải càng phát triển, nhu cầu về tàu, về nhân lực, khoa học - công nghệ… càng lớn. Ngược lại, sự phát triển của các ngành này cũng góp phần làm cho kinh tế hàng hải có điều kiện mở rộng và phát triển hơn. Việc phát triển cơng nghiệp dầu khí địi hỏi nhiều thành tựu trong việc điều tra cơ bản về tài nguyên và môi trường biển, nghiên cứu khoa học - công nghệ biển. Đồng thời, việc phát triển của các lĩnh vực này cũng tạo điều kiện để cho cơng nghiệp dầu khí phát triển…
Hai là, quá trình phát triển kinh tế biển phụ thuộc nhiều vào vị trí địa lý, tiềm năng tài nguyên, điều kiện tự nhiên
Vị trí địa lý, tiềm năng tài nguyên, điều kiện tự nhiên là nhân tố vô cùng quan trọng đối với phát triển kinh tế biển. Với vị trí địa lý thuận lợi, gần những tuyến hàng hải quan trọng của thế giới sẽ góp phần làm cho dịch vụ
vận tải biển, dịch vụ cảng biển phát triển. Với nguồn tài nguyên phong phú, đa dạng sẽ tạo thuận lợi cho việc phát triển: khai thác dầu khí; khai thác, ni trồng và chế biến thủy hải sản; làm muối… Còn với điều kiện tự nhiên ưu đãi, phong cảnh đẹp thì có thể phát triển du lịch biển. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật chủ yếu và quan trọng của kinh tế biển chính là các tuyến đường biển, hệ thống cảng biển và các phương tiện vận tải. Trong đó, các tuyến đường vận tải trên biển hầu hết là những đường giao thơng tự nhiên. Vì thế, để có thể phát triển kinh tế biển thì cần phải có những tuyến đường biển. Điều kiện tự nhiên, đặc điểm vùng biển có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình xây dựng cũng như quá trình khai thác cảng. Bản thân hoạt động đầu tư xây dựng cảng biển cũng địi hỏi cơng nghệ hiện đại, thời gian thực hiện tương đối dài do khối lượng công việc khổng lồ. Sự lệ thuộc vào tự nhiên của kinh tế biển còn thể hiện qua bản thân các hoạt động kinh tế: vận tải biển, khai thác dầu khí, ni trồng và khai thác thủy sản là hoạt động diễn ra chủ yếu trên biển, nơi ln gặp khó khăn trong việc chống đỡ sự khắc nghiệt của tự nhiên. Hàng năm, vào mùa bão, lũ thì việc ra khơi của các tàu biển thường gặp nguy hiểm, ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả kinh tế của các ngành kinh tế biển… Có thể nói, các ngành, các lĩnh vực kinh tế biển của mỗi quốc gia phát triển phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý, tiềm năng tài nguyên của quốc gia mình.
Ba là, các hoạt động kinh tế biển tác động lớn đến môi trường sinh thái biển
Như chúng ta đã thấy, tất cả các lĩnh vực của kinh tế biển đều gắn chặt với biển, chúng chịu ảnh hưởng đồng thời tác động rất lớn đến môi trường sinh thái biển. Việc khai thác các tài nguyên, nguồn lực của biển để phát triển kinh tế biển làm cho môi trường sinh thái biển bị biến đổi, suy thối nếu khơng khai thác một cách khoa học. Việc khai thác các nguồn lợi thủy sản quá mức sẽ dẫn đến diệt chủng các loài thủy sản; việc khai thác dầu khí dẫn đến cạn kiệt; việc phát triển các ngành cơng nghiệp đóng tàu, cơng nghiệp chế biến dầu khí, dịch vụ hàng hải… dẫn đến thải loại chất thải độc hại vào trong
mơi trường biển. Chính vì lẽ đó, trong q trình phát triển kinh tế biển, địi hỏi phải quan tâm sâu sắc đến môi trường sinh thái biển. Cần phát triển kinh tế biển hài hịa với điều kiện tự nhiên, đảm bảo mơi trường sinh thái được bảo vệ khơng chỉ cho hiện tại mà cịn cho các thế hệ tương lai.
Bốn là, kinh tế biển gắn với quốc phòng - an ninh
Biển đóng vai trị ngày càng quan trọng đối với thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Nơi đây đang diễn ra những tranh chấp phức tạp và quyết liệt về chủ quyền giữa các quốc gia, đẩy tới xu hướng tăng cường lực lượng quân sự, đặc biệt là hải quân của các nước, nhất là những nước có tiềm lực lớn về kinh tế, quân sự. Họ tận dụng ưu thế của mình trên biển để đe dọa chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của nước nhỏ. Việc tranh chấp trên biển diễn ra thường xuyên và phức tạp. Vì vậy, việc phát triển kinh tế biển khơng thể tách rời việc củng cố quốc phòng - an ninh. Phát triển kinh tế biển tạo điều kiện cho quốc phòng - an ninh được củng cố vững chắc, ngược lại việc đảm bảo quốc phòng - an ninh sẽ tạo điều kiện để kinh tế biển nói riêng và nền kinh tế quốc gia nói chung được phát triển.