- Kiểm tra giám sát các hoạt động
2.1.2.3. Nội dung phát triển kinh tế biển và các chỉ tiêu đo lường
a. Xây dựng chiến lược, kế hoạch, quy hoạch phát triển kinh tế biển khoa học và chỉ tiêu đo lường.
* Xây dựng chiến lược, kế hoạch, quy hoạch phát triển kinh tế biển Chiến lược phát triển kinh tế biển là hệ thống các phân tích, đánh giá, lựa chọn về quan điểm mục tiêu tổng quát, định hướng phát triển các lĩnh vực chủ yếu của kinh tế biển và các giải pháp cơ bản, trong đó bao gồm các chính sách về cơ cấu, cơ chế vận hành hệ thống kinh tế, nhằm thực hiện mục tiêu đặt ra trong một khoảng thời gian dài.
Chiến lược kinh tế biển là tập hợp một cách thống nhất chuỗi các mục tiêu, các chính sách và kế hoạch cho một tầm nhìn dài hạn. Nó thể hiện tầm nhìn "hướng ra biển" của quốc gia, thúc đẩy nền kinh tế biển lên tầm tương xứng với tiềm năng của biển.
Chiến lược phát triển kinh tế biển Mục tiêu phát triển kinh tế biển Chính sách phát triển kinh tế biển Kế hoạch phát triển kinh tế biển
Hình 2.2. Chiến lƣợc phát triển kinh tế biển [3.19]
Chiến lược phát triển kinh tế biển phải đảm bảo một số nguyên tắc như: đảm bảo có tính thống nhất, đồng bộ và nhất quán ở tầm quốc gia; tính ổn định, lâu dài; tính khả thi.
Kế hoạch phát triển kinh tế biển là một công cụ quản lý, điều hành vĩ mơ nền kinh tế, nó là sự cụ thể hố các mục tiêu định hướng của chiến lược phát triển kinh tế biển theo từng thời kỳ bằng hệ thống các mục tiêu, biện
pháp định hướng phát triển và hệ thống các chính sách, cơ chế áp dụng trong thời kỳ kế hoạch.
Quy hoạch phát triển kinh tế biển là định hướng và tổ chức không gian cho việc phát triển kinh tế biển trong thực tiễn phát triển kinh tế xã hội địa phương. Quy hoạch phát triển thể hiện tầm nhìn, sự bố trí chiến lược về thời gian và không gian lãnh thổ, xây dựng khung vĩ mô về tổ chức không gian để chủ động hướng tới mục tiêu đạt hiệu quả cao, phát triển bền vững trong tương lai.
Theo Luật biển 2012, nội dung quy hoạch phát triển kinh tế biển bao gồm: a) Phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và hiện trạng khai thác, sử dụng biển;
b) Xác định phương hướng, mục tiêu, định hướng sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường biển;
c) Phân vùng sử dụng biển cho các mục đích phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh; xác định các vùng cấm khai thác, các vùng khai thác có điều kiện, khu vực cần bảo vệ đặc biệt cho mục đích quốc phịng, an ninh, bảo vệ môi trường và bảo tồn hệ sinh thái và đảo nhân tạo, các thiết bị, cơng trình trên biển;
d) Xác định vị trí, diện tích và thể hiện trên bản đồ các vùng sử dụng mặt biển, đáy biển, đảo;
đ) Xác định cụ thể các vùng bờ biển dễ bị tổn thương như bãi bồi, vùng bờ biển xói lở, rừng phịng hộ, đất ngập nước, cát ven biển, xác định vùng đệm và có các giải pháp quản lý, bảo vệ phù hợp;
e) Giải pháp và tiến độ thực hiện quy hoạch [88].
Việc phát triển kinh tế biển phải gắn với củng cố bảo vệ an ninh biển, đảo, phải được thể hiện ngay trong việc xây dựng các chiến lược, kế hoạch, quy hoạch. Điều này thể hiện cụ thể ở những nội dung sau: xây dựng chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế biển đồng thời với xây dựng chiến
lược quốc phòng - an ninh của thành phố. Quy hoạch kinh tế biển phải gắn với xây dựng các khu phòng thủ chiến đấu trên địa bàn. Quá trình phân bố lại dân cư phải gắn với sắp xếp, bố trí lực lượng quốc phịng, an ninh trên địa bàn. Bảo đảm ln có dân và có lực lượng quốc phịng, an ninh để bảo vệ cơ sở kinh tế, bảo vệ cho việc phát triển kinh tế biển. Sự phát triển kinh tế biển giúp tăng cường bảo vệ an ninh biển, đảo, tạo thành sức mạnh tổng hợp, quy tụ mọi nguồn lực, lực lượng trong thành phố, trong nước và quốc tế nhằm hoàn thành thắng lợi mục tiêu của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội.
* Chỉ tiêu đo lường việc xây dựng chiến lược, kế hoạch, quy hoạch, phát triển kinh tế biển:
+ Tính thống nhất, đồng bộ và nhất quán ở tầm quốc gia: việc xây dựng chiến lược phát triển kinh tế biển phải thống nhất, đồng bộ, nhất quán trên phạm vi toàn quốc gia. Sự thống nhất, đồng bộ nhất quán được hiểu là các nội dung của chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phải đồng bộ, ăn khớp, không chồng chéo, không mâu thuẫn với nhau, đảm bảo thứ bậc của hệ thống các văn bản. Việc thống nhất, đồng bộ, nhất quán này tạo điều kiện để thực hiện các mục tiêu đề ra một cách rõ ràng. Khơng chỉ có vậy, nó cũng giúp cho các địa phương triển khai các kế hoạch của mình một cách hiệu quả hơn.
+ Tính ổn định, lâu dài: chiến lược kinh tế nói chung và chiến lược kinh tế biển nói riêng phải đảm bảo tính ổn định, lâu dài. Các nội dung trong chiến lược, kế hoạch, quy hoạch, cần phải được nghiên cứu kỹ lưỡng tất cả những điều kiện thuận lợi cũng như khó khăn nhằm đảm bảo tính ổn định, lâu dài. Một chiến lược khơng có tính ổn định thì gây rất nhiều khó khăn cho q trình thực hiện, thậm chí cịn khơng đạt được các mục tiêu đã đề ra.
+ Tính khả thi: chiến lược, kế hoạch, quy hoạch đưa ra phải mang tính khả thi, phải được đưa vào thực hiện. Nếu chiến lược, kế hoạch, quy hoạch khơng có tính khả thi thì ngay từ đầu mục tiêu phát triển kinh tế biển đã không thực hiện được, công tác chuẩn bị chiến lược, kế hoạch, quy hoạch trở nên vô nghĩa.
+ Tính bền vững: bản kế hoạch phải đảm bảo mối quan hệ hài hòa giữa phát triển kinh tế với phát triển xã hội và quản lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ mơi trường, khắc phục tình trạng các địa phương thường tập trung vào phát triển kinh tế mà ít chú trọng đến các lĩnh vực khác, đặc biệt là bảo vệ mơi trường.
+ Tính dựa trên kết quả: khi lập và thực hiện kế hoạch cần phải làm rõ các đầu vào, đầu ra, kết quả phát triển, đặc biệt quan tâm đến các kết quả tác động trung hạn và dài hạn.
+ Tuân thủ các quy luật của thị trường: các mục tiêu phát triển đề ra của địa phương, ngành phải phù hợp với các quy luật kinh tế thị trường. Các mục tiêu đó được xác định dựa trên quan hệ cung cầu, phải đảm bảo mang lại lợi ích cho người sản xuất cũng như cho xã hội. Điều này đòi hỏi những người lập kế hoạch phải hiểu và tôn trọng các quy luật kinh tế thị trường.
+ Có sự tham gia: các bản kế hoạch cần huy động được sự tham gia rộng rãi của các bên liên quan (chính quyền, doanh nghiệp địa phương, các tổ chức xã hội và cộng đồng) ở tất cả các bước. Điều này góp phần tăng cường tính liên kết của kế hoạch theo chiều dọc giữa trung ương và địa phương, quản lý ngành dọc và quan hệ chiều ngang (lãnh thổ), đảm bảo các yêu cầu phát triển ưu tiên của địa phương được thể hiện trong các bản kế hoạch.
+ Có đầy đủ các chỉ tiêu theo dõi và đánh giá đi cùng. Việc này giúp xác định được các hoạt động cụ thể, nhờ đó thực hiện cơng việc quản lý, giám sát có hiệu quả
b. Xây dựng kết cấu hạ tầng cho phát triển kinh tế biển và chỉ tiêu đo lường.
* Xây dựng kết cấu hạ tầng cho phát triển kinh tế biển
Kết cấu hạ tầng là tổng thể những hệ thống cấu trúc, thiết bị và các cơng trình vật chất - kỹ thuật được tạo lập, tồn tại và phát huy tác dụng trong mỗi quốc gia, khu vực hay vùng lãnh thổ; đóng vai trị là nền tảng, điều kiện
chung cho phát triển kinh tế - xã hội, cho quá trình sản xuất, nâng cao đời sống dân cư nói chung và phát triển kinh tế biển nói riêng [127].
Các nhà kinh tế chia kết cấu hạ tầng thành hai loại: kết cấu hạ tầng kỹ thuật và kết cấu hạ tầng xã hội.
Kết cấu hạ tầng kỹ thuật là các cơng trình phục vụ cho sản xuất và đời sống con người như: giao thông vận tải, bưu chính viễn thơng, mạng lưới cấp thốt nước, hệ thống cung cấp điện cho sinh hoạt và sản xuất… Các cơng trình này phục vụ trực tiếp và gián tiếp cho nền kinh tế nói chung, các vùng kinh tế nói riêng, trong đó có các vùng biển, các hoạt động kinh tế biển.
Kết cấu hạ tầng xã hội như nhà ở, đô thị, bệnh viện, trường học, các khu văn hóa, thể thao… Hệ thống này khơng kém phần quan trọng để đảm bảo cho sự phát triển kinh tế biển. Trong quá trình phát triển, việc xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội của đất nước nói chung, của mỗi vùng nói riêng, trong đó có vùng biển khơng thể coi nhẹ việc đảm bảo kết cấu hạ tầng xã hội.
* Chỉ tiêu đo lường việc xây dựng kết cấu hạ tầng cho kinh tế biển - Số lượng các cơng trình cơ sở hạ tầng cho phát triển kinh tế biển. Số lượng các cơng trình này phản ánh thực trạng của cơ sở hạ tầng cho phát triển kinh tế biển. Số lượng các cơng trình này càng tăng cao, cơ sở hạ tầng cho kinh tế biển càng cải thiện.
Cụ thể, các lĩnh vực kết cấu hạ tầng kỹ thuật thể hiện ở những mặt sau đây:
+ Đường bộ: đo mật độ đường.
+ Đường biển: số lượng cảng và công suất các cảng. + Hàng không: số sân bay và công suất.
+ Đường sắt: mật độ đường sắt.
+ Điện: khả năng cung cấp điện cho địa phương. + Kết cấu hạ tầng khác:
- Số lượng các cơ sở sản xuất con giống, cung cấp dịch vụ thức ăn và thuốc thú y, hóa chất phục vụ ni trồng thủy sản.
- Số lượng các doanh nghiệp chế biến thủy sản.
- Số lượng các cơ sở hoạt động lưu trú, ăn uống và lữ hành. - Số ô tô, tàu thuyền phục vụ du lịch biển.
Kết cấu hạ tầng xã hội được đo lường bằng các chỉ số:
- Số cơ sở y tế: cơ sở y tế là nơi khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe, bao gồm: bệnh viện đa khoa, chuyên khoa; bệnh viện điều dưỡng và phục hồi chức năng, phòng khám đa khoa khu vực, trạm y tế cơ sở.
- Số bác sĩ bình quân trên một vạn dân.
Số cơ sở y tế và đội ngũ cán bộ y tế bình quân trên người dân càng lớn thì kết cấu hạ tầng càng phát triển.
- Số trường học trên địa bàn: khi nói đến trường học là nói đến tất cả các cấp học từ mẫu giáo, mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, trường trung cấp chuyên nghiệp, trường cao đẳng và trường đại học.
- Tỷ lệ hộ nghèo…
Các chỉ số này phản ánh sự phát triển của kết cấu hạ tầng xã hội, là yếu tố cho biết đời sống văn hóa tinh thần của người dân, cho biết sự phát triển con người cả về thể chất và tinh thần.
Xây dựng kết cấu hạ tầng phát triển kinh tế biển khơng chỉ tính đến lợi ích kinh tế mà cịn phải tính đến khả năng đáp ứng nhu cầu quốc phòng - an ninh. Ngược lại, việc xây dựng các cơng trình quốc phịng - an ninh cũng cần lưu ý đến khả năng phục vụ phát triển kinh tế biển nói riêng và phát triển kinh tế - xã hội nói chung. Xây dựng các cơ sở hạ tầng vững mạnh toàn diện gắn với xây dựng các cơ sở quốc phòng vững chắc để sẵn sàng đối phó khi có chiến tranh xâm lược.
c. Huy động, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực cho phát triển kinh tế biển và chỉ tiêu đo lường
* Huy động, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực cho phát triển kinh tế biển Nguồn lực (Resouree) là toàn bộ những yếu tố trong và ngoài nước đã, đang, sẽ tham gia vào quá trình thúc đẩy, phát triển, cải biến xã hội của một quốc gia nói chung và phát triển kinh tế biển nói riêng. Có nhiều quan niệm khác nhau về nguồn lực phát triển kinh tế biển do các tác giả trình bày dưới các cách tiếp cận khác nhau, nhưng về cơ bản, đều thống nhất ở những điểm sau:
- Nguồn lực phát triển kinh tế biển là tổng thể các yếu tố kinh tế, phi kinh tế cả trong nước, nước ngoài đã, đang và sẽ tham gia vào quá trình thúc đẩy, phát triển kinh tế biển.
- Nguồn lực phát triển kinh tế biển là tổng thể nguồn lực tài nguyên thiên nhiên, tài sản quốc gia, nguồn nhân lực, các yếu tố phi vật thể khác, bao gồm cả trong nước và nước ngồi, có khả năng khai thác, sử dụng nhằm thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế biển theo hướng bền vững.
* Phân loại các nguồn lực phát triển kinh tế biển
Có rất nhiều nguồn lực tham gia vào q trình tăng trưởng và phát triển kinh tế biển, sự phân loại chúng cũng có nhiều cách tiếp cận khác nhau.
Tiếp cận theo tính chất của nguồn lực phát triển kinh tế biển, thì người ta chia thành hai loại sau:
Thứ nhất: các nguồn lực vật chất
Nhóm này bao gồm các nguồn lực như: nguồn lực lao động; nguồn lực khoa học - công nghệ; nguồn vốn và nguồn lực tài nguyên thiên nhiên. Đây là các nguồn lực đầu vào trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất, tạo ra các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ kinh tế biển mong muốn. Nhưng mức độ tham gia của các nguồn lực phụ thuộc trước hết vào trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, tính chất của từng loại sản phẩm và hiệu quả sử dụng các nguồn lực. Ngoài ra, mức độ tham gia của các nguồn lực vào quá trình phát triển kinh tế biển còn phụ thuộc vào cơ chế quản lý và hệ thống chính sách của nhà nước.
Thứ hai: các nguồn lực phi vật chất
Nhóm này bao gồm rất nhiều yếu tố tác động đến phát triển kinh tế biển: thể chế chính trị; cơ chế quản lý và hệ thống chính sách; đặc điểm tôn giáo, truyền thống, dân tộc, tính cộng đồng; kinh nghiệm quản lý sản xuất kinh doanh. Nhóm này cũng có tác động rất lớn đối với quá trình phát triển kinh tế biển. Thể chế chính trị ổn định, cơ chế quản lý hiệu quả, minh bạch, có kinh nghiệm quản lý sản xuất kinh doanh sẽ thúc đẩy kinh tế biển phát triển và ngược lại.
Tiếp cận theo khu vực hành chính quốc gia, nước ta chia các nguồn lực phát triển thành hai loại là nguồn lực trong nước và nước ngoài. Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực, nguồn lực nước ngồi có ý nghĩa rất quan trọng đối với mọi quốc gia. Nhưng nguồn lực nước ngoài chỉ bao gồm các nguồn lực vật chất và kinh nghiệm quản lý. Các nguồn lực trong nước bao gồm các nguồn lực vật chất và các nguồn lực phi vật chất. Nguồn lực trong nước nhiều hay ít, mạnh hay yếu phụ thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh lịch sử nhất định của mỗi quốc gia.
Qua đó có thể thấy, các nguồn lực có vai trị hết sức to lớn trong q trình phát triển kinh tế nói chung và kinh tế biển nói riêng. Việc khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực vật chất (nguồn lực lao động; nguồn lực khoa học - công nghệ; nguồn vốn và nguồn lực tài nguyên thiên nhiên) và các nguồn lực phi vật chất: thể chế chính trị, kinh nghiệm quản lý sản xuất, kinh doanh, cơ chế quản lý và hệ thống chính sách, đặc điểm tơn giáo, truyền thống, dân tộc, tính cộng đồng sẽ làm cho kinh tế biển phát triển, an ninh -