- Kiểm tra giám sát các hoạt động
8 Cty CP Chế biến và DV thủy sản Cát Hải 4 triệu lít
3.4.2. Những hạn chế trong phát triển kinh tế biển ở Hải Phịng
Cơng tác xây dựng các đề án, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế biển
Công tác lập, phê duyệt các quy hoạch có liên quan đến phát triển kinh tế biển nhìn chung đã đáp ứng được yêu cầu. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt đã đạt được như đã phân tích ở trên, vẫn tồn tại những hạn chế cần khắc phục để thúc đẩy hơn nữa quá trình phát triển kinh tế biển: quy hoạch cảng biển và quy hoạch giao thông chưa theo kịp xu thế phát triển hệ thống cảng biển thế giới, luôn "chạy" sau so với sự phát triển của hệ thống cảng biển là những bất cập cần được tháo gỡ.
Quy hoạch ngành thủy sản của thành phố được triển khai từ năm 1999, được rà soát, điều chỉnh vào năm 2005, tuy nhiên đã dừng triển khai do khơng cịn phù hợp, đến năm 2012 mới triển khai thực hiện quy hoạch này. Cơng tác rà sốt, điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển thuỷ sản tiến hành chậm; khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu thuỷ sản còn hạn chế; sản phẩm có giá trị gia tăng cao cịn ít, chậm được cải tiến phù hợp với yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.
Chưa có một chiến lược phát triển khoa học về du lịch của các cấp ngành quản lý. Thiếu sự tham gia phát triển du lịch của cộng đồng do thiếu cơ chế khuyến khích, của các cơ quan chức năng.
Đặc biệt, cần xây dựng những tiêu chí trong đề án, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế biển cụ thể và thiết thực hơn nữa.
Xây dựng cơ sở hạ tầng cho phát triển kinh tế biển
Hệ thống kết cấu hạ tầng tuy đã có nhiều cải thiện, đặc biệt là cảng biển, nhưng vẫn còn những hạn chế cần tháo gỡ để đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế biển: hạ tầng cảng biển bị chia cắt bởi nhiều công ty và chưa đáp ứng được mức độ tăng trưởng của hàng hóa và lượt tàu. Hệ thống đường bộ, đường sắt kết nối cảng lạc hậu, xuống cấp và thường xuyên tắc nghẽn. Luồng, lạch cảng Hải Phịng bị bồi lắng khơng đạt tiêu chuẩn thiết kế. Tàu ra vào khó khăn phải chuyển tải. Hạ tầng giao thơng khu vực cảng và giao thông kết nối với các tỉnh, thành phố chậm được được cải tạo, nâng cấp.
Cơ sở hạ tầng của ngành thủy sản như: chế biến, sản xuất giống, còn lạc hậu và chưa đồng bộ. Phần lớn các dự án đầu tư trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản đều thực hiện dở dang hoặc tạm dừng, không đạt mục tiêu đề ra. Các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng cảng cá, bến cá, khu neo đậu tàu thuyền, nhìn chung tiến độ triển khai chậm.
Hạ tầng du lịch thiếu đồng bộ, cơ sở lưu trú có thứ hạng phát triển chậm, chủ yếu thứ hạng thấp (chưa có khách sạn 5 sao). Các dịch vụ bổ trợ còn nghèo nàn, thiếu khu vui chơi giải trí tổng hợp, cao cấp, hiện đại. Sự phát triển du lịch thì thiếu quản lý chung, chưa có sự liên kết tạo thành mạch phát triển giữa cơ sở ăn uống, vui chơi giải trí, các điểm du lịch, đã làm du lịch biển Hải Phòng phát triển kém bền vững.
Sử dụng nguồn lực cho phát triển kinh tế biển
Khả năng khai thác cầu cảng khơng cao, năng suất bình qn của 1m cầu cảng chỉ đạt khoảng 4.000 tấn/năm. Trong khi đó, khả năng thơng qua thực tế 1m chiều dài bình quân là 4.500 tấn/m/năm, tương ứng với khoảng 48 triệu tấn/năm. Nếu so với cảng tại khu vực thành phố Hồ Chí Minh với khoảng 5.500 tấn đến 6.000 tấn/m/năm thì lượng hàng hóa thơng qua cảng biển Hải Phòng vẫn thấp.
số lượng và chưa bảo đảm về chất lượng. Tổ chức sản xuất nhỏ và phân tán. Chất lượng nguồn nhân lực còn nhiều hạn chế, chủ yếu là lao động phổ thông ( trên 70% chưa qua đào tạo), đã ảnh hưởng rất lớn đến việc tiếp thu, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất. Công nghệ bảo quản sau thu hoạch trong sản xuất thủy sản còn hạn chế, chủ yếu bảo quản bằng nước đá. Vì vậy, tỷ lệ hao hụt sản phẩm còn chiếm tỷ trọng cao, đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng tăng trưởng và phát triển bền vững của ngành.
Nguồn nhân lực cho du lịch của vùng biển Hải Phòng thực tế rất thiếu: kinh nghiệm, ngoại ngữ, trình độ cao trong quản lý kinh doanh du lịch. Sự yếu kém trong việc quảng bá và bảo đảm uy tín tại cơ sở du lịch làm cho lượng khách quay lại với cơ sở du lịch rất thấp, ước tính chỉ đạt hơn 10%. Điều này đã và đang là vấn đề không nhỏ trong tiến trình phát triển du lịch bền vững của vùng biển Hải Phòng.
Kiểm tra, giám sát các hoạt động phát triển kinh tế biển
Việc tổ chức triển khai thực hiện nghị quyết còn chậm, thiếu đồng bộ, chủ yếu tập trung triển khai ở Ủy ban nhân dân thành phố. Đa số các cấp ủy, chính quyền khơng có chương trình, kế hoạch hành động riêng để thực hiện nghị quyết. Ban chỉ đạo thành phố về phát triển kinh tế biển chưa được thành lập. Q trình triển khai thiếu sự kiểm tra, đơn đốc, báo cáo định kỳ kết quả thực hiện nghị quyết ở tất cả các cấp, ngành.
Công tác quản lý nhà nước về thủy sản còn tồn tại nhiều hạn chế, nguồn lợi thủy sản vùng biển ven bờ và nước ngọt bị khai thác vượt giới hạn, năng suất khai thác trên một đơn vị mã lực giảm; việc truy xuất nguồn gốc theo mơ hình quản lý chuỗi sản phẩm thủy sản và quy định chống đánh bắt bất hợp pháp được triển khai chậm; vẫn còn hiện tượng khai thác thủy sản không thân thiện với môi trường.
Công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực biển, đảo còn chồng chéo, thiếu thống nhất, chưa thường xuyên, chặt chẽ. Quản lý nhà nước về cảng còn hạn
chế trong việc chia sẻ thông tin. Cổng khai báo điện tử dùng chung cho các cơ quan quản lý chuyên ngành tại cảng chưa được xây dựng.
Công tác quản lý môi trường tồn tại nhiều bất cập. Nhiều nhà máy, cơ sở sản xuất, khách sạn... có nước thải không được xử lý đều đổ thẳng ra sông, biển.
An ninh trên biển cịn nhiều diễn biến phức tạp, tình trạng khai thác thuỷ sản trái phép, hiện tượng bn lậu, xuất nhập cảnh trái phép vẫn cịn diễn ra.