- Kiểm tra giám sát các hoạt động
2.2.2. Bài học kinh nghiệm cho Hải Phòng
Mỗi địa phương khác nhau có điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội khác nhau nên việc phát triển kinh tế biển sẽ có những đặc thù và ưu tiên phát triển khác nhau. Việc nghiên cứu sự phát triển kinh tế biển ở các địa phương nêu trên giúp cho Hải Phịng có những kinh nghiệm sau:
Thứ nhất: có quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế biển cụ thể, khoa học Để phát triển kinh tế biển cần có quy hoạch, kế hoạch phát triển hợp lý khoa học. Trên cơ sở nghiên cứu cụ thể các điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, những tác động của các điều kiện đó đối với phát triển, đưa ra quy hoạch cho phù hợp nhằm sử dụng có hiệu quả những nguồn lực sẵn có, thúc đẩy kinh tế biển nói riêng và kinh tế của địa phương nói chung phát triển, đóng góp vào quá trình phát triển kinh tế quốc gia.
Thứ hai: phát triển cơ sở hạ tầng cho phát triển kinh tế biển
Một trong những nguyên nhân quan trọng tạo nên sự phát triển mạnh mẽ kinh tế biển của Singapore, Quảng Ninh, Đà Nẵng và Bà Rịa - Vũng Tàu là do các địa phương này quan tâm, ưu tiên phát triển cơ sở hạ tầng cho kinh tế biển. Việc phát triển cơ sở hạ tầng tốt đã giúp cho các ngành kinh tế biển: cảng biển, du lịch, khai thác và chế biến thủy sản… ở các địa phương có kết quả khả quan.
Thứ ba: tạo điều kiện phát triển khoa học - cơng nghệ
Đây chính là vấn đề quan trọng để phát triển các ngành kinh tế biển. Chỉ có làm chủ được khoa học - cơng nghệ mới có thể tiến hành khai thác tài nguyên biển như: tài nguyên nước, gió, khống sản trong lòng biển và phát triển được đa dạng các ngành nghề kinh tế biển.
Biển Đơng là khu vực nhạy cảm về chính trị và quân sự. Việc phát triển kinh tế biển trong điều kiện quốc tế hóa, tồn cầu hóa nền kinh tế thế giới, trong điều kiện cịn có những khác biệt quan điểm rất lớn của các quốc gia trong khu vực về chủ quyền, lãnh hải, việc phát triển kinh tế cần đảm bảo an ninh - quốc phòng nhằm giữ vững chủ quyền lãnh thổ. Việc khẳng định chủ quyền lãnh thổ tạo điều kiện để kinh tế biển phát triển ổn định bền vững.
Thứ năm: phát triển kinh tế biển phải đảm bảo phát triển bền vững biển Khai thác hải sản phải đi đôi bảo vệ mơi trường biển, chú ý ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Việc khai thác quá mức dẫn tới tình trạng tài nguyên hải sản bị cạn kiệt. Điều này đã buộc các ngư dân ngày càng phải đánh bắt xa bờ hơn, thậm chí đánh bắt cả trên các vùng biển không thuộc phạm vi của mình. Việc phát triển cảng biển và du lịch quá mức cũng khiến cho môi trường biển bị tổn thương nghiêm trọng… Quá trình phát triển kinh tế biển cần quan tâm, gìn giữ tài ngun, mơi trường biển cho các thế hệ mai sau.
Chƣơng 3