- Kiểm tra giám sát các hoạt động
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN Ở HẢI PHÒNG 3.1 ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI CỦA HẢI PHÒNG
3.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA HẢI PHÒNG 3.1.1. Đặc điểm tự nhiên của Hải Phòng
Hải Phòng nằm trên bờ biển Vịnh Bắc Bộ, ở tọa độ 20030’39’’ - 21001’15’’ vĩ độ Bắc và 106023’39’’ - 107008’39’’ kinh tuyến Đông, cách thủ đơ Hà Nội 102 km về phía Đơng Đơng Bắc; phía Tây giáp tỉnh Hải Dương, phía Nam giáp tỉnh Thái Bình, phía Bắc giáp tỉnh Quảng Ninh.
Hải Phịng nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình 23ºC - 24ºC, lượng mưa hàng năm 1.600 - 1.800 mm, quanh năm thời tiết ấm áp, bốn mùa cây cối xanh tươi [116].
Phía Bắc của Hải Phịng là vùng trung du, có đồi xen kẽ với đồng bằng và ngả thấp dần về phía Nam ra biển. Tổng diện tích đất tự nhiên của Hải Phòng khoảng 151.921 ha, trong đó có trên 57.000 ha đất canh tác. Tài nguyên rừng phong phú và đa dạng, có rừng nước mặn, rừng cây lấy gỗ, cây ăn quả, tre, mây... đặc biệt có khu rừng nguyên sinh Cát Bà với thảm thực vật đa dạng và phong phú. Trong đó, có nhiều loại thảo mộc, động vật quý hiếm, đặc biệt là Voọc đầu trắng - loại linh trưởng hiện chỉ còn ở Cát Bà.
Thành phố Hải Phịng có mạng lưới sơng ngịi khá dày đặc, mật độ trung bình từ 0,6 - 0,8 km/km². Các con sơng chính ở Hải Phịng gồm: sơng Đá Bạc, sông Cấm, sông Lạch Tray, sông Văn Úc, sơng Thái Bình, sơng Bạch Đằng. Tại Tiên Lãng cịn có mạch suối khống ngầm tạo ra khu du lịch suối khống nóng Tiên Lãng được nhiều người biết đến.
Một trong những nguồn tài nguyên quan trọng của thành phố chính là tài ngun biển. Biển Hải Phịng có nhiều bãi cá với trữ lượng cao và ổn định, có các ngư trường trọng điểm với nguồn lợi thuỷ sản đa dạng, trữ lượng lớn cho phép hàng năm khai thác từ 4 - 5 vạn tấn; với gần 1.000 lồi tơm, cá có
giá trị kinh tế cao như tôm rồng, tôm he, cua bể, đồi mồi, sò huyết, ngọc trai, tu hài, bào ngư... Tại các vùng triều ven bờ, ven đảo và các vùng bãi triều ở các vùng cửa sông rộng tới trên 12.000 ha vừa có khả năng khai thác, vừa có khả năng nuôi trồng thuỷ sản nước mặn và nước lợ có giá trị kinh tế cao [115]. Biển, bờ biển, hải đảo đã tạo nên cảnh quan thiên nhiên đặc sắc của thành phố với những bãi tắm: Cát Bà, Đồ Sơn... Đây cũng là một thế mạnh tiềm năng về phát triển du lịch biển đảo.
Hình 3.1. Bản đồ thành phố Hải Phịng 3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội của Hải Phòng
Hải Phòng được xác định là một trung tâm phát triển kinh tế biển của đất nước, là thành phố cảng quốc tế, đô thị loại I cấp quốc gia, trung tâm công nghiệp, thương mại, dịch vụ, du lịch của Việt Nam và khu vực duyên hải. Hải Phòng giữ vị trí trọng yếu về an ninh - quốc phịng, là cửa chính ra biển của miền Bắc; đồng thời là cửa ngõ của các nước ASEAN đi vào thị trường Tây Nam Trung Quốc.
Với kết cấu hạ tầng, giao thơng vận tải khá phát triển. Từ Hải Phịng có thể rất dễ dàng đến các địa phương khác trong nước và ra thế giới bằng đường biển, đường sắt, đường bộ, đường thủy, đường hàng không. Thành phố cũng là nơi tập trung nhiều ngành kinh tế mũi nhọn như dịch vụ cảng, vận tải biển, du lịch và cơng nghiệp chế biến thủy sản…
Hải Phịng có dân số gần 2 triệu người, mật độ dân số 1257 người/km2. trong đó 46,23% là dân thành thị, cịn lại là 53,77% dân cư sống ở nông thôn, 7 quận nội thành và 8 huyện ngoại thành, chia theo đơn vị hành chính. [35]
Bảng 3.1: Các đơn vị hành chính Hải Phịng (năm 2015) Đơn vị hành chính Số phƣờng (xã, thị trấn) Diện tích (km²) Dân số (nghìn ngƣời) Mật độ (ngƣời/ km²) TP. Hải Phịng 70 phƣờng, 10 thị trấn, 143 xã 1.561,8 1.963,3 1.257
1. Quận Dương Kinh 6 phường 46,8 55,0 1.176
2. Quận Đồ Sơn 7 phường 45,9 48,1 1.046
3. Quận Hải An 8 phường 103,7 112,7 1.086
4. Quận Hồng Bàng 11 phường 14,5 106,0 7322
5. Quận Kiến An 10 phường 29,6 110,4 3.726
6. Quận Lê Chân 15 phường 11,9 221,0 18.566
7. Quận Ngô Quyền 13 phường 11,3 172,3 15.185
8. Huyện An Dương 1 thị trấn + 15 xã 104,2 174,4 1.674 9. Huyện An Lão 2 thị trấn + 15 xã 117,7 143,9 1.223 9. Huyện An Lão 2 thị trấn + 15 xã 117,7 143,9 1.223 10. Huyện đảo Cát Hải 2 thị trấn + 10 xã 325,6 32,3 99
11. Huyện Bạch Long Vĩ 3,1 1,1 343
12. Huyện Kiến Thụy 1 thị trấn + 17 xã 108,9 137,4 1.262 13. Huyện Thủy Nguyên 2 thị trấn + 35 xã 261,9 321,1 1.226 13. Huyện Thủy Nguyên 2 thị trấn + 35 xã 261,9 321,1 1.226 14. Huyện Tiên Lãng 1 thị trấn + 22 xã 193,4 150,5 778 15. Huyện Vĩnh Bảo 1 thị trấn + 29 xã 183,3 177,3 967
Nguồn: Niên giám thống kê Thành phố Hải Phòng, năm 2015 [35].
53,77% %
46,23% %
Hải Phòng là một trung tâm giáo dục lớn của Việt Nam với 4 trường Đại học, 15 trường Cao đẳng, 8 trường Trung cấp chuyên nghiệp, 57 trường Trung học phổ thông, nhiều trung tâm nghiên cứu khoa học và đào tạo nguồn nhân lực biển hàng đầu cả nước như: Viện Tài nguyên và Môi trường biển, Viện Nghiên cứu hải sản, Viện Y học biển…
Tổng GDP năm 2015 là 126,776.92 tỷ đồng. Thu nhập bình quân đầu người của thành phố năm 2008 đạt 1199,4; năm 2015 đạt 4.236,8 nghìn đồng/tháng [31].Tính đến 15/12/2015, Hải Phịng có 454 dự án cịn hiệu lực với tổng vốn đầu tư: 10.891,18 triệu USD; kim ngạch hàng hóa xuất khẩu ước đạt 4.225.770 ngàn USD, tăng 18,16% so với cùng kỳ năm 2014, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 1.452.015 ngàn USD, tăng 12,66%; khu vực có vốn đầu tư nước ngồi đạt 2.773.755 ngàn USD, tăng 21,27%. Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu ước đạt 4.322.286 ngàn USD, tăng 21,04% so với cùng kỳ năm 2014; trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 1.197.288 ngàn USD, tăng 12,69%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 2.973.011 ngàn USD, tăng 25,24%.
Như vậy, với điều kiện tự nhiên thuận lợi, tiềm năng đa dạng, phong phú, nguồn nhân lực dồi dào, truyền thống văn hóa lâu đời, giàu bản sắc, Hải Phòng hội đủ các yếu tố để phát triển kinh tế biển.