- Kiểm tra giám sát các hoạt động
8 Cty CP Chế biến và DV thủy sản Cát Hải 4 triệu lít
3.3.3.1. Sử dụng và huy động các nguồn lực cho kinh tế hàng hả
a. Sử dụng và huy động các nguồn lực cho phát triển vận tải biển
Bảng 3.15: Vốn đầu tƣ cho ngành vận tải và kho bãi của thành phố giai đoạn 2008 - 2015
Đơn vị : Tỷ đồng
Tổng số vốn đầu tƣ của thành phố
Vốn đầu tƣ cho vận tải và kho bãi
Cơ cấu vốn(%)
Chỉ số phát triển vốn đầu tƣ cho vận tải và
kho bãi(%) 2008 24.800.200 5.429.500 21,89 2009 27.039.000 5.766.200 21,33 106,2 2010 31.653.631 4.927.480 15,57 85,5 2011 35.500.977 5.861.783 16,51 118,9 2012 37.931.152 4.966.890 13,09 84,7 2013 40.854.754 5.508.939 13,48 110,9 2014 45.171.413 6.341.006 14,04 115,1 2015 47.920.469 8.577.7 64 17.9 127,5
Nhìn vào bảng thống kê ta thấy, lượng vốn đầu tư cho ngành vận tải và kho bãi của thành phố giao động từ khoảng 13% đến 16% giai đoạn từ 2010 đến 2014. Năm 2015, số vốn đầu tư tăng lên 17,9% so với năm 2014. Những năm 2008, 2009 vốn đầu tư cho ngành này chiếm hơn 21% vốn đầu tư của thành phố. Điều này được lý giải bởi sự quan tâm đến ngành kinh tế biển, tạo điều kiện cho ngành kinh tế này trong giai đoạn ngành chịu ảnh hưởng lớn bởi khủng hoảng kinh tế.
Nhân lực trong lĩnh vực vận tải kho bãi là một trong những nguồn lực quan trọng cho phát triển kinh tế biển.
Bảng 3.16: Số lao động hoạt động trong lĩnh vực vận tải, kho bãi giai đoạn 2007 - 2014
Đơn vị : Người
Tổng số lao động của thành phố
Số lao động trong ngành vận tải, kho bãi.
Cơ cấu lao động (%) 2007 266.545 31.632 11,87% 2008 291.059 34.206 11,75% 2009 302.689 36.625 12,1% 2010 303.511 35.230 11,61% 2011 331.255 38.028 11,47% 2012 332.884 38.631 11,6% 2013 346.520 39.456 11,38% 2014 344.529 40.468 11,7%
Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Hải Phòng năm 2010, 2015[30;35]
Số người lao động trong ngành vận tải kho bãi không ngừng tăng qua các năm. Nếu năm 2007 là 31.632 thì năm 2013 là 39.456 người. Tỷ lệ lao động trong ngành vận tải và kho bãi luôn chiếm khoảng từ 11% đến 12% trong tổng lực lượng lao động của thành phố. Có thể nói, ngành này đã góp phần không nhỏ trong việc ổn định kinh tế - xã hội của thành phố nói riêng và cả nước nói chung.
b. Sử dụng và huy động các nguồn lực cho phát triển dịch vụ cảng biển
Mấy năm gần đây, hệ thống cảng biển Hải Phịng khơng ngừng được đầu tư cải tạo, mở rộng và phát triển theo hướng tiến ra biển. Cảng Hải Phòng chú trọng đầu tư nâng cao giá trị tài sản cố định, đặc biệt là máy móc thiết bị, phương tiện kĩ thuật hiện đại. Hàng năm, Cảng đều đầu tư một lượng vốn lớn nhằm mua sắm mới, đồng thời sửa chữa, nâng cấp các phương tiện, thiết bị hiện có nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu sản xuất kinh doanh. Trong năm 2008, tổng mức đầu tư thực hiện là 253,1 tỷ đồng tăng 53,9% so với thực hiện năm 2007. Tổng mức đầu tư đã triển khai đạt 157,2 tỷ đồng, tăng 40,2% so với năm trước. Các dự án chính bao gồm: đầu tư kết cấu hạ tầng 75,857 tỷ đồng, đầu tư thiết bị 79,12 tỷ đồng, đầu tư công nghệ thông tin 2.269 tỷ đồng. Hiện nay, Cảng Hải Phòng đang phải đối mặt với vấn đề giao thông nội đô, sa bồi luồng tàu. Trong đó, việc giải quyết độ sâu luồng tàu mặc dù đã được cải thiện và nâng cấp nhưng việc duy tu luồng tàu ra vào luôn là một gánh nặng dẫn đến chi phí dịch vụ vận tải cao, năng lực cạnh tranh với các cảng trong khu vực hạn chế. Cảng đã xây dựng chiến lược đầu tư và phát triển theo hướng "tiến dần ra biển", thông qua các dự án đầu tư xây dựng cơ bản lớn. Dự án nâng cấp Cảng Hải Phòng giai đoạn 1 được phê duyệt với tổng mức đầu tư là 40 triệu USD (vay Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế - OECD 3,975 triệu Yên Nhật), công suất sau xây dựng là 6,2 triệu tấn/năm toàn cảng. Cảng Hải Phòng tiếp tục được đầu tư nâng cấp giai đoạn 2 bằng nguồn vốn ODA (Nhật Bản) kết hợp với nguồn vốn đối ứng trong nước kể từ năm 2004, đến nay cơ bản đã hoàn thành. Tổng mức đầu tư của dự án là 126 triệu USD.
Với mục tiêu tăng cường nguồn hàng cho phép tiếp nhận các tàu có trọng tải lớn, đồng thời bổ sung năng lực chuyển tải để hỗ trợ các vị trí chuyển tải hiện nay, Cảng Hải Phịng đang tích cực triển khai đầu tư khu vực chuyển tải Bến Gót - Lạch Huyện. Quy mô của dự án xây dựng 05 bến phao trong đó 02 bến cho tàu trọng tải 30.000DWT, 03 bến cho tàu trọng tải
50.000DWT và vũng quay tàu, khu bến tập kết phương tiện thủy với công suất 1,2 triệu tấn/năm; độ sâu trước bến sẽ đạt -10,8m. Tổng kinh phí thực hiện trong giai đoạn từ năm 2007 - 2012 là 1.687 tỷ đồng. Trong đó tập trung đầu tư chiều sâu tại khu vực Hoàng Diệu và đầu tư phát triển mở rộng tại Đình Vũ.
Ngồi Cảng Hải Phòng là cảng lớn chủ yếu, một số cảng biển khác cũng đã có kế hoạch phát triển nhằm nâng cao năng lực tiếp nhận tàu. Thành phố đã đưa ra một số dự án trọng điểm cần ưu tiên đầu tư trong giai đoạn 2007 - 2015 nhằm phát huy tốt tiềm năng, thế mạnh của mình. Trong đó, có những dự án lớn đầu tư vào cảng biển với số vốn đầu tư lên đến hàng nghìn tỷ đồng. Riêng đối với dự án Cảng cửa ngõ quốc tế Lạch Huyện, sau khi hồn thành có khả năng tiếp nhận các tàu có sức chở lớn từ 30.000 đến 80.000 tấn, trong đó có tàu container.