Kinh tế biển là một lĩnh vực rộng lớn và quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Cho đến nay, nhiều quốc gia biển trên thế giới vẫn chưa đồng thuận về khái niệm kinh tế biển mà nhân loại đang khai thác, chỉ cơng nhận vai trị động lực thời đại trong bối cảnh loài người đang tiến ra biển và đại dương.
Theo Tổ chức Hợp tác khu vực trong quản lý môi trường các biển Đông Á (PEMSEA), kinh tế biển bao gồm:
a. Thương mại theo đường biển: là hoạt động trao đổi, bn bán hàng hóa, vận chuyển bằng đường biển giữa các quốc gia trong cùng khu vực hoặc giữa các châu lục, thể hiện qua giá trị hoặc khối lượng hàng hóa được luân chuyển trong một năm.
b. Hệ thống các khu kinh tế, khu cơng nghiệp và các cảng biển: đóng vai trị quan trọng trong việc cung cấp các cơ sở hạ tầng vật chất, kỹ thuật thúc đẩy các hoạt động kinh tế biển.
c. Vận tải biển: gắn liền với hoạt động thương mại trên biển, giúp nhanh chóng vận chuyển hàng hóa giữa các nước, đem lại nguồn thu từ cước phí vận tải.
d. Cơng nghiệp đóng và sửa chữa tàu biển: sản xuất và sửa chữa phương tiện vận chuyển bằng đường biển.
e. Khai thác đánh bắt thủy sản phục vụ nhu cầu thực phẩm trong nước và chế biến xuất khẩu.
g. Khai thác dầu và khí đốt trong thềm lục địa để đảm bảo an ninh năng lượng và xuất khẩu.
h. Du lịch biển và dịch vụ nghỉ dưỡng.
f. Các hoạt động phụ trợ khác như: hậu cần, giao nhận vận tải, bảo hiểm, đánh giá kiểm định chất lượng tàu biển, tiếp nhiên liệu tại cảng, đào tạo đội ngũ thủy thủ, ngân hàng [69, 35].
Ở Việt Nam, Nghị quyết số 09 ngày 09/02/2007 của của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng Sản Việt Nam khóa X về "Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020" khẳng định: Kinh tế biển là khái niệm mang tính thực tiễn có thể chia ra làm hai phần chủ yếu:
1. Toàn bộ hoạt động kinh tế diễn ra trên biển: khai thác dầu khí trên biển; du lịch biển; nghề muối biển; dịch vụ tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn trên biển; kinh tế hải đảo.
2. Những hoạt động trực tiếp liên quan đến khai thác biển có thể khơng diễn ra ngay trên biển nhưng dựa vào yếu tố biển và diễn ra trên đất liền: đóng mới và sửa chữa tàu biển (có nước xếp vào kinh tế hàng hải); cơng nghiệp chế biến dầu khí; cơng nghiệp chế biến hải sản; cung cấp dịch vụ biển (khí tượng thủy văn, tìm luồng cá và một số lĩnh vực khác); thơng tin liên lạc biển (đài phát tín ven biển, hệ thống định vị); nghiên cứu khoa học - công nghệ biển; điều tra cơ bản về tài nguyên và môi trường biển; đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế biển; bảo vệ môi trường sinh thái biển [6].
Như vậy, kinh tế biển là khái niệm mang tính thực tiễn, một phần hoạt động ngay trên biển, một phần ở đất liền nhưng liên quan đến yếu tố biển. Từ đó, với ý nghĩa tổng quát, có thể định nghĩa: kinh tế biển là lĩnh vực kinh tế
được hình thành và phát triển từ tác động trực tiếp hoặc gián tiếp của biển nhằm sử dụng các nguồn lực của biển để mang lại lợi ích cho các chủ thể.
Do đặc thù của thành phố Hải Phịng, ngành khai thác dầu khí khơng có điều kiện để thực hiện, nghề làm muối cũng khó phát triển, để đảm bảo cho sự tập trung trong khi phân tích về phát triển kinh tế biển ở Hải Phịng, luận án chỉ nhấn mạnh và phân tích kinh tế biển bao gồm những lĩnh vực sau: kinh tế hàng hải; đánh bắt, nuôi trồng, chế biến thủy sản; du lịch biển.