- Các hoạt động kinh tế diễn ra trên biển, chủ yếu bao gồm:
2.1.2.1. Khái niệm phát triển kinh tế biển
Phát triển kinh tế là sự tăng trưởng kinh tế gắn liền với sự hoàn thiện
cơ cấu, thể chế kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống và bảo đảm công bằng xã hội [44, 19].
Phát triển kinh tế bao gồm những nội dung chủ yếu sau: tăng trưởng kinh tế; cơ cấu các ngành kinh tế thay đổi theo hướng tiến bộ - những tiến bộ kinh tế chủ yếu phải xuất phát từ động lực nội tại; chất lượng cuộc sống của dân cư không ngừng được nâng cao.
Trong vài thập niên trở lại đây, phát triển bền vững đã trở thành một xu thế tất yếu, phổ quát mà nhân loại hướng tới trong kỉ nguyên mới. Dù còn nhiều cách hiểu khác nhau về nội hàm khái niệm, các quốc gia trên thế giới đã sớm đi đến đồng thuận khi bàn về mục tiêu của phát triển bền vững. Các Hội nghị thượng đỉnh thế giới về phát triển bền vững (Rio de janeiro 1992, Johannesburrg 2002, Rio +20 2012) đã xác định: phát triển bền vững hướng đến sự kết hợp chặt chẽ, hợp lí, hài hoà giữa ba mặt: phát triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường.
Khái niệm phát triển kinh tế biển
Thứ nhất, theo nghĩa rộng, phát triển kinh tế biển được hiểu là việc phát triển toàn bộ các hoạt động kinh tế diễn ra trên biển và các hoạt động kinh tế diễn ra trên đất liền nhưng trực tiếp liên quan đến khai thác biển.
Thứ hai, theo nghĩa hẹp, phát triển kinh tế biển là việc phát triển kinh tế dựa trên những tiềm năng lợi thế riêng có do nguồn lực, điều kiện tự nhiên của vùng biển đem lại.
Nguồn lực biển ở mỗi nơi là khác nhau. Chính vì vậy, phát triển kinh tế biển theo nghĩa hẹp đòi hỏi phải phát triển những ngành nghề phát huy được
tiềm năng, lợi thế tài nguyên thiên nhiên từ biển. Theo đó, phát triển kinh tế biển là phát triển các ngành nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ liên quan đến biển. Cụ thể là:
- Phát triển kinh tế nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản biển. Kinh tế nông nghiệp biển bao gồm các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản và nghề muối ở ven biển.
Về trồng trọt, tùy thuộc vào điều kiện đất đai, khí hậu và nguồn nước ở các vùng ven biển mà người dân lựa chọn các loại cây trồng, vật nuôi cho phù hợp để triển khai các hoạt động nơng nghiệp ven biển.
Lâm nghiệp ven biển có ý nghĩa to lớn trong việc bảo vệ môi trường, tạo đa dạng sinh học ven biển, chống bão, gió, cát bay (sa mạc hóa), là hệ thống sinh thái có giá trị bảo vệ mơi trường cao, ngăn ngừa thiên tai và tạo sự bền vững trong phát triển kinh tế xã hội.
Hoạt động thủy sản là toàn bộ các hoạt động đánh bắt thủy sản của người dân vùng ven biển. Với sự phát triển ngày càng tăng của khoa học kỹ thuật cũng như nhu cầu tiêu dùng của con người, hoạt động nuôi trồng thủy sản ngày càng mở rộng, nên hoạt động thủy sản bao gồm cả nuôi trồng, khai thác và chế biến thuỷ sản.
Nghề làm muối là một nghề gắn chặt với nguồn nước biển. Nghề này phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên, thời tiết, nhiệt độ, nắng trời ở các vùng ven biển.
- Phát triển kinh tế công nghiệp ven biển bao gồm phát triển các ngành nghề công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ở vùng ven biển dựa vào những điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội hiện có của từng vùng, từng miền. Thông thường, các ngành công nghiệp ven biển bao gồm các phân ngành:
+ Công nghiệp chế biến thuỷ sản: hoạt động chế biến thủy sản chịu ảnh hưởng và tùy thuộc vào: chất lượng nguyên liệu; cơ sở vật chất kỹ thuật; các mặt hàng chế biến; sản phẩm sơ chế; sản phẩm có giá trị gia tăng.
+ Cơng nghiệp lọc hố dầu: dầu khí là tiền đề và là nguồn năng lượng, nguyên liệu chủ yếu, quan trọng để phát triển thêm nhiều ngành công nghiệp mới với công nghệ tiên tiến, hiện đại.
+ Cơng nghiệp đóng tàu và sửa chữa tàu biển: phát triển ngành cơ khí chế tạo, trong đó cơ khí đóng tàu là một trọng điểm.
+ Cơng nghiệp khai thác khống sản: khoáng sản ven biển cũng rất phong phú cả trên bề mặt cũng như nằm sâu trong lòng đất, đáy biển. Các loại khống sản nổi trên mặt đất mà ta có thể nhìn thấy được như núi đá, đất sét, cát... nằm sâu trong lịng đất và dưới đáy biển đó là dầu khí… Các loại khống sản là nguồn tài nguyên quan trọng để phục vụ phát triển kinh tế ven biển.
- Phát triển kinh tế du lịch, dịch vụ dựa vào lợi thế vùng ven biển. + Dịch vụ vận chuyển hành khách và hàng hóa: đây là một lĩnh vực đặc biệt quan trọng đối với những quốc gia có biển. Việc vận chuyển hành khách và đặc biệt là hàng hóa bằng đường biển có ưu thế hơn rất nhiều nên việc vận chuyển hàng hóa bằng đường biển vẫn chiếm tỷ trọng lớn so với các hình thức vận chuyển khác.
+ Dịch vụ cảng biển: dịch vụ này khơng chỉ góp phần làm cho kinh tế mỗi địa phương, mỗi quốc gia phát triển mà góp phần khơng nhỏ vào việc đẩy nhanh q trình quốc tế hóa, tồn cầu hóa nền kinh tế thế giới. Thơng qua các cảng biển, hàng hóa của mỗi vùng sẽ tiếp cận và xâm nhập vào các vùng khác. Cảng biển hoạt động hiệu quả làm cho nền kinh tế năng động, hàng hóa phong phú, cạnh tranh thị trường quyết liệt hơn, kinh tế biển có điều kiện phát triển hơn nữa.
+ Du lịch là hoạt động của những du khách, tạm trú, tham quan, khám phá, tìm hiểu, trải nghiệm hoặc nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn… cùng với các mục đích hành nghề và các mục đích khác, trong thời gian liên tục nhưng khơng q một năm, ở bên ngồi mơi trường sống định cư; nhưng loại trừ các du khách mà có mục đích chính là kiếm tiền.
Từ cách tiếp cận như trên ta có thể rút ra khái niệm: Phát triển kinh tế
biển là phát triển toàn bộ các hoạt động kinh tế dựa vào tiềm năng, lợi thế tài nguyên thiên nhiên để phát triển các ngành kinh tế nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ vùng biển.
Vận dụng lý thuyết phát triển bền vững đối với lĩnh vực kinh tế biển, nghiên cứu sinh cho rằng: Phát triển kinh tế biển là phương thức phát
triển trong đó tốc độ, chất lượng tăng trưởng kinh tế biển được duy trì cao và ổn định, đảm bảo yêu cầu về sự hài hoà giữa các mặt kinh tế, xã hội và môi trường.
Ngày nay, tình hình chính trị trên thế giới, đặc biệt trên các vùng biển hết sức phức tạp. Sự tranh chấp lãnh hải, chủ quyền, quyền chủ quyền trên biển là mối quan tâm của tất cả các quốc gia có liên quan, vì thế việc phát triển kinh tế biển không thể tách rời hoạt động an ninh - quốc phịng của mỗi quốc gia. Nên có thể nhận định: Phát triển kinh tế biển là phương thức phát
triển trong đó tốc độ, chất lượng tăng trưởng kinh tế biển được duy trì cao và ổn định, đảm bảo yêu cầu về sự hài hòa giữa các mặt kinh tế, xã hội, môi trường và đảm bảo an ninh - quốc phòng.