- Kiểm tra giám sát các hoạt động
2.1.2.4. Các yếu tố tác động tới phát triển kinh tế biển
Có nhiều yếu tố tác động đến phát triển kinh tế biển. Ở mỗi vùng, mỗi địa phương, do có những đặc điểm khác nhau nên sự tác động, ảnh hưởng của các yếu tố cũng khác nhau. Tuy nhiên, xét một cách chung nhất, phát triển kinh tế biển nói riêng, phát triển kinh tế nói chung đều chịu sự tác động của các yếu tố sau:
Điều kiện tự nhiên
Vị trí địa lý, nguồn tài ngun của biển có vai trị vơ cùng quan trọng đối với sự phát triển kinh tế biển. Quốc gia, địa phương nào có vị trí địa lý thuận lợi, tài nguyên biển đa dạng, phong phú sẽ có điều kiện để phát triển kinh tế biển và ngược lại.
Khí hậu, thời tiết là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến việc phát triển kinh tế biển. Điều kiện khí hậu, thời tiết thuận lợi sẽ giúp cho các hoạt động kinh tế biển có hiệu quả cao. Ngược lại, nếu điều kiện thời tiết không thuận lợi sẽ làm cho hoạt động kinh tế biển rất kém hiệu quả, thậm chí có những tổn hại rất lớn, đặc biệt trong sự tác động của biến đổi khí hậu tới q trình phát triển của kinh tế thế giới nói chung và kinh tế Việt Nam nói riêng. Điều kiện tự nhiên gắn liền với những tiềm năng kinh tế: các nguồn lợi thủy, hải sản, các tài nguyên biển, các tuyến đường hàng khơng, hàng hải…
Trình độ phát triển kinh tế - xã hội
Sự phát triển kinh tế biển phụ thuộc rất lớn vào các nguồn lực, vào khả năng nhận thức và sự tham gia đóng góp của người dân. Trình độ phát triển kinh tế - xã hội càng cao, các nguồn lực càng dồi dào, người dân càng có điều kiện tham gia đóng góp vào sự phát triển kinh tế biển. Do vậy, phát triển kinh tế - xã hội không chỉ là mục tiêu, mà còn là điều kiện thực hiện sự phát triển kinh tế biển.
Trình độ phát triển khoa học - công nghệ
chẽ và tác động qua lại với tiến bộ khoa học - công nghệ. Tiến bộ khoa học - công nghệ ảnh hưởng đến phát triển kinh tế biển theo hướng bền vững và ngược lại, kinh tế biển phát triển là nhân tố thúc đẩy khoa học - công nghệ phát triển. Tiến bộ khoa học - công nghệ không những tạo ra những khả năng sản xuất mới, đẩy nhanh tốc độ phát triển một số ngành, mà còn tạo ra những nhu cầu mới. Chính những nhu cầu này đòi hỏi sự ra đời và phát triển mạnh mẽ một số ngành kinh tế biển trọng điểm, những ngành đại diện của công nghệ tiên tiến, công nghệ mới, có hàm lượng chất xám cao, tạo ra giá trị gia tăng cao.
Kết cấu hạ tầng cho phát triển kinh tế biển
Các nhà kinh tế chia kết cấu hạ tầng thành hai loại: kết cấu hạ tầng kỹ thuật và kết cấu hạ tầng xã hội. Kết cấu hạ tầng kỹ thuật là các cơng trình phục vụ cho sản xuất và đời sống con người như: giao thông vận tải, bưu chính viễn thơng, mạng lưới cấp thoát nước, hệ thống cung cấp điện cho sinh hoạt và cho sản xuất… Các cơng trình này có vị trí hết sức quan trọng, phục vụ trực tiếp và gián tiếp cho nền kinh tế nói chung và kinh tế biển nói riêng. Kết cấu hạ tầng xã hội như nhà ở, bệnh viện, trường học, các khu văn hóa, thể thao… góp phần quan trọng đảm bảo cho sự phát triển kinh tế biển.
Mơi trường chính trị - pháp lí
Mơi trường chính trị - pháp lí là một trong những trụ cột quan trọng nhất trong việc phát triển kinh tế nói chung và phát triển kinh tế biển nói riêng. Mơi trường pháp lý ổn định tạo điều kiện để các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế yên tâm đầu tư sản xuất. Một mơi trường chính trị - pháp lý bất ổn, các hoạt động kinh tế biển sẽ rất khó được quan tâm đầu tư phát triển. Thể chế chính sách là một yếu tố mang tính chủ quan. Khi nền kinh tế nói chung và kinh tế biển nói riêng phát triển, việc phân bố dân cư, việc làm có những thay đổi nhất định, kéo theo các quyết định đầu tư, các nhà hoạch định chính sách phải tính đến khung khổ pháp lý can thiệp để vùng kinh tế
biển có thể phát triển bền vững. Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, việc phát triển kinh tế biển càng ngày càng nâng cao, đòi hỏi các cơ quan quản lý nhà nước phải xây dựng một hệ thống thể chế, chính sách hồn chỉnh, tạo động lực phát triển kinh tế nhưng phải phù hợp với xu hướng phát triển của thế giới.
Năng lực quản lý điều hành và phẩm chất của đội ngũ cán bộ
Đội ngũ cán bộ, cơng chức có vai trị to lớn trong việc tổ chức thực hiện đường lối, chính sách của nhà nước trong phát triển kinh tế biển. Do đó, việc phát triển kinh tế biển như thế nào tùy thuộc một phần vào trình độ, năng lực và phẩm chất, đạo đức của đội ngũ cán bộ này. Chính sách được xây dựng tốt đến mấy nhưng tổ chức và phối hợp thực hiện khơng tốt thì chính sách sẽ khơng đi vào cuộc sống, các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội đạt được khơng cao. Do đó, việc thiết lập hệ thống tổ chức quản lý với đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp để thực hiện các yêu cầu của phát triển kinh tế biển là tất yếu. Về nguyên tắc có thể thiết lập hệ thống tổ chức độc lập cho từng hợp phần nhưng cũng có thể sử dụng bộ máy chính quyền hiện có để thực hiện, tuỳ điều kiện cụ thể của từng vùng, địa phương.
Môi trường quốc tế
Vùng biển của mỗi quốc gia thường là cánh cửa giao thương với thế giới bên ngoài. Các vùng ven biển là nơi dễ dàng tiếp cận, đồng thời cũng chịu tác động mạnh mẽ trước sự biến động của kinh tế thế giới đặc biệt trong thời kỳ quốc tế hóa, tồn cầu hóa như hiện nay. Hội nhập kinh tế quốc tế giúp các nước có cơ hội giao thương hàng hóa, phát triển kinh tế biển. Khi môi trường quốc tế ổn định, thuận lợi sẽ thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu, kinh tế biển phát triển mạnh, quốc phòng - an ninh được đảm bảo. Khi môi trường quốc tế bất ổn, không thuận lợi sẽ ảnh hưởng xấu tới các hoạt động kinh tế biển cũng như bảo đảm an ninh - quốc phòng.