- Các hoạt động kinh tế diễn ra trên biển, chủ yếu bao gồm:
2.1.2.2. Phát triển kinh tế biển trong kinh tế thị trường
Kinh tế thị trường là hệ thống các quan hệ kinh tế được quy định bởi trình độ xã hội hóa sản xuất; là kiểu tổ chức xã hội về lao động, trong đó các yếu tố "đầu vào", "đầu ra" đều là hàng hóa; các chủ thể kinh tế độc lập và lệ thuộc lẫn nhau, cạnh tranh và hợp tác với nhau nhằm thực hiện mục tiêu giá trị gia tăng ngày càng nhiều hơn [39,69].
Kinh tế thị trường có ưu thế rất lớn: các chủ thể trong nền kinh tế thị trường năng động; các nguồn lực được sử dụng hiệu quả; duy trì mạnh mẽ động lực cải tiến kỹ thuật, phát triển lực lượng sản xuất; loại bỏ nhanh chóng các nhân tố lạc hậu, khơng hiệu quả, khuyến khích các nhân tố hiệu quả, tích cực. Bên cạnh đó, kinh tế thị trường cũng tồn tại những khuyết tật: phát triển
không ổn định (các hoạt động kinh tế mang tính tự phát); tồn tại hiện tượng độc quyền; xuất hiện các hiện tượng ngoại ứng; sự thiếu hụt của các hàng hóa cơng cộng; sự thiếu hụt và méo mó thơng tin; sự cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường và nảy sinh các vấn đề xã hội: phân hóa giàu nghèo, bất bình đẳng xã hội trên phạm vi quốc tế…
Việc phát triển kinh tế biển trong nền kinh tế thị trường, dưới sự tác động của các quy luật: quy luật giá trị, quy luật cạnh tranh, quy luật cung cầu… mang lại hiệu quả vô cùng to lớn: các chủ thể trong quá trình phát triển kinh tế biển: kinh tế nhà nước, kinh tế tư nhân, kinh tế tập thể phải năng động, nhạy bén, không ngừng đầu tư, cải tiến kỹ thuật nhằm thúc đẩy sản xuất phát triển. Các nguồn lực vốn, tài nguyên thiên nhiên, nhân lực, khoa học công nghệ… cho phát triển kinh tế biển được sử dụng có hiệu quả. Tuy nhiên, bên cạnh đó, việc phát triển kinh tế biển trong kinh tế thị trường cũng không tránh khỏi những hạn chế vốn có của nó: các hoạt động kinh tế biển trong cơ chế thị trường cũng mang tính tự phát, thường xuyên tiềm ẩn các nhân tố gây mất cân đối, bất hợp lý ở tầm vĩ mô, làm nảy sinh các vấn đề cả về kinh tế, chính trị và xã hội. Một số mặt hàng, một số lĩnh vực do đặc điểm kinh tế kỹ thuật của nó có thể xuất hiện độc quyền: dịch vụ cảng, đóng tàu, khai thác dầu khí… Các nhà độc quyền khơng cung ứng hoặc sử dụng hàng hóa, dịch vụ ở mức sản lượng tối ưu đối với xã hội nên gây mất khơng lợi ích xã hội. Q trình phát triển kinh tế biển rất cần đến các cơng trình kết cấu hạ tầng sản xuất: đường giao thông, cảng biển, sân bay, thông tin liên lạc, các hoạt động thăm dị, các nguồn tài ngun thiên nhiên, mơi trường kinh doanh, an ninh - quốc phòng ổn định… nhưng doanh nghiệp tư nhân không đầu tư cung ứng các hàng hóa và dịch vụ đó do chi phí đầu tư cao và hiệu quả kinh tế thấp. Việc phát triển ngành khai thác và chế biến thủy, hải sản, đặc biệt việc phát triển công nghiệp khai thác dầu khí - nguồn năng lượng khơng thể tái tạo - tác động rất lớn đến tài nguyên thiên nhiên cũng như gây ô nhiễm môi trường. Việc phát triển các
nhà máy đóng tàu, các cảng biển, các khu cơng nghiệp ven biển, hoạt động vận tải biển là những nhân tố không nhỏ gây nên tình trạng ơ nhiễm mơi trường biển. Thậm chí, việc phát triển hoạt động du lịch biển không khoa học, không kiểm sát chặt chẽ cũng tác động tiêu cực đến mơi trường thiên nhiên… Trong q trình phát triển kinh tế biển, hiện tượng phân hóa giàu nghèo là tất yếu. Những ai nắm bắt được các quy luật kinh tế, có năng lực tốt, khơng ngừng học tập nâng cao trình độ, đổi mới kỹ thuật… tạo ra các sản phẩm phù hợp với nhu cầu thị trường sẽ trở nên giàu có và ngược lại. Cũng trong q trình phát triển kinh tế biển, các tệ nạn xã hội không ngừng nảy sinh: cờ bạc, mại dâm… gây hậu quả xấu cho đời sống kinh tế - xã hội. Với những khuyết tật nêu trên của phát triển kinh tế biển trong nền kinh tế thị trường, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, khi biển trở thành một trong những trụ cột chính của những quốc gia có biển, các doanh nghiệp tư nhân, các cá nhân trong xã hội không thể khắc phục. Nhà nước cần can thiệp, định hướng quá trình phát triển kinh tế biển, khắc phục những khuyết tật, cũng như giám sát các hoạt động để đảm bảo sự phát triển kinh tế biển bền vững. Dưới góc độ kinh tế chính trị, phát triển kinh tế biển được nhìn nhận là việc chính quyền địa phương thực hiện vai trị của mình đối với quá trình phát triển kinh tế biển trong nền kinh tế thị trường. Chính quyền địa phương cần tác động nhằm kích thích những ưu điểm của kinh tế thị trường, làm cho kinh tế biển phát triển mạnh mẽ. Đồng thời, cần đưa ra những biện pháp nhằm khắc phục những hạn chế của cơ chế thị trường. Điều này được thể hiện trong việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế biển; xây dựng cơ sở hạ tầng; huy động sử dụng có hiệu quả các nguồn lực; tiến hành kiểm tra, giám sát các quá trình phát triển kinh tế biển để phát triển kinh tế, chính trị, xã hội, an ninh, quốc phòng của địa phương.
Từ các phân tích nêu trên, tác giả đưa ra khái niệm phát triển kinh tế biển trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương:
Phát triển kinh tế biển là việc chính quyền địa phương thơng qua việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch, chiến lược, xây dựng cơ sở hạ tầng, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, đồng thời tiến hành kiểm tra, giám sát chặt chẽ các hoạt động đã đề ra, nhằm phát huy những hiệu quả của kinh tế thị trường cũng như khắc phục hạn chế của nó giúp cho tốc độ, chất lượng tăng trưởng kinh tế biển được duy trì cao và ổn định, đảm bảo yêu cầu về sự hài hòa giữa các mặt kinh tế, xã hội, mơi trường và đảm bảo an ninh - quốc phịng.
Thông qua việc nghiên cứu các khái niệm về phát triển kinh tế, phát triển kinh tế biển, nghiên cứu sinh đưa ra khung lý thuyết cho việc nghiên cứu phát triển kinh tế biển như sau:
Hình 2.1. Khung lý thuyết cho việc nghiên cứu phát triển kinh tế biển
Nguồn: Tác giả tổng hợp
Chính quyền địa phương