- Kiểm tra giám sát các hoạt động
2.2.1.4. Bà Rịa Vũng Tàu
Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu phía bắc giáp tỉnh Đồng Nai, phía tây giáp thành phố Hồ Chí Minh, phía đơng giáp tỉnh Bình Thuận, phía nam giáp Biển Đơng. Tổng chiều dài địa giới trên đất liền:162 km, tổng chiều dài bờ biển: 305,4 km, vùng thềm lục địa: trên 100.000 km2.
Kinh nghiệm phát triển kinh tế biển của Bà Rịa - Vũng Tàu như sau: Thứ nhất: ưu tiên phát triển hệ thống cảng biển
Hệ thống cảng biển Bà Rịa - Vũng Tàu có tầm quan trọng bậc nhất Việt Nam. Thành phố xác định phát triển cảng làm nhiệm vụ trọng tâm, đẩy mạnh phát triển dịch vụ cảng, vận tải biển, dịch vụ sau cảng… Thành phố có các cảng lớn và hiện đại như: CMIT, SP-PSA, SITV, Tân Cảng - Cái Mép. Hàng hóa xuất khẩu từ các cảng tại khu vực Thị Vải - Cái Mép đi trực tiếp sang
Hoa Kỳ, các quốc gia và vùng lãnh thổ khác trên thế giới mà khơng phải qua cảng trung chuyển. Tỉnh có kế hoạch, quy hoạch hệ thống cảng biển đủ khả năng thực hiện vai trò, nhiệm vụ cảng trung chuyển quốc tế, phục vụ cả khu vực miền Đông và miền Tây Nam Bộ. Ðồng thời, tập trung xây dựng các thành phố cảng Phú Mỹ, Vũng Tàu, từng bước hình thành một khơng gian kinh tế thống nhất, một tuyến hành lang kinh tế đô thị - cảng biển hiện đại, sầm uất. Tỉnh huy động vốn đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật; nâng cấp, hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông nối liền các cảng nước sâu, kết nối giao thông đường bộ và đường biển, nối liền Bà Rịa - Vũng Tàu với các tỉnh thành khác trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và khu vực để phục vụ tốt nhất cho việc vận chuyển, lưu thơng hàng hóa như đường liên cảng Thị Vải - Cái Mép, đường cao tốc, đường sắt thành phố Hồ Chí Minh - Biên Hòa - Vũng Tàu, các tuyến đường ngang nối quốc lộ 51 với khu cảng Cái Mép.
Thứ hai: chú trọng xây dựng cơ sở hạ tầng cho phát triển du lịch
Tỉnh đã tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đến hàng rào các dự án du lịch. Hỗ trợ kịp thời cho các nhà đầu tư, góp phần cùng các doanh nghiệp hình thành các loại hình, sản phẩm du lịch mới. Chú trọng tổ chức nhiều sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch để phục vụ nhân dân, đồng thời quảng bá thương hiệu, thu hút khách du lịch. Tận dụng lợi thế có bờ biển dài với nhiều bãi biển đẹp và nắng ấm quanh năm, Bà Rịa - Vũng Tàu đã và đang phát triển các loại hình du lịch nghỉ dưỡng, giải trí cuối tuần, du lịch hội nghị, sinh thái, văn hóa, thể thao, vui chơi; đồng thời khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư sản phẩm du lịch mới như lặn biển, đua thuyền, lướt ván... đáp ứng nhu cầu du lịch mạo hiểm của du khách.
Thứ ba: đầu tư hiện đại hóa ngành khai thác, chế biến hải sản, nâng cao giá trị của ngành
Bà Rịa - Vũng Tàu là một trong những ngư trường lớn của cả nước. Ngành khai thác hải sản của địa phương đang có sự dịch chuyển mạnh sang
đánh bắt xa bờ. Phần lớn các tàu được đầu tư máy móc hiện đại như: máy tầm ngư, máy định vị, máy đo độ sâu... Hầu hết các cơ sở chế biến xuất khẩu đều đạt tiêu chuẩn HACCP, đủ điều kiện xuất khẩu vào thị trường châu Âu, Mỹ, Nga, Nhật Bản... Nhờ đó, thị trường xuất khẩu của thủy sản Bà Rịa - Vũng Tàu ngày càng rộng mở, có mặt tại hơn 50 quốc gia, vùng lãnh thổ, góp phần giải quyết việc làm và thu nhập ổn định cho hàng vạn lao động.
Thứ tư: tạo bước phát triển tồn diện trong cải cách hành chính
Bà Rịa - Vũng Tàu chú trọng phát triển toàn diện trong cải cách hành chính, xem đây là khâu đột phá trong cơng tác chỉ đạo điều hành. Để đưa cải cách hành chính đi vào cuộc sống, tỉnh cải thiện mơi trường đầu tư, rà sốt những quy định hiện hành gây cản trở hoạt động đầu tư, kinh doanh để bãi bỏ hoặc kiến nghị bãi bỏ, thực hiện giải quyết các thủ tục đầu theo hướng một đầu mối. Bên cạnh việc duy trì ứng dụng cơng nghệ thông tin trong tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông; đẩy mạnh thực hiện các giải pháp nhằm cải thiện, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh và chỉ số năng lực hội nhập kinh tế quốc tế.
Thứ năm: Bà Rịa - Vũng Tàu đã đẩy mạnh kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường quốc phịng - an ninh
Tỉnh ln chú trọng kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường quốc phòng - an ninh, thực hiện mỗi bước tăng trưởng kinh tế là một bước tăng cường tiềm lực quốc phòng - an ninh. Sự kết hợp chính trị - xã hội với quốc phòng - an ninh trên địa bàn được chú trọng thực hiện ngay trong q trình xây dựng hệ thống chính trị các cấp.
Qua quá trình nghiên cứu kinh nghiệm phát triển kinh tế biển ở Singapore, các tỉnh Quảng Ninh, Đà Nẵng, Bà Rịa - Vũng Tàu có thể khẳng định: các địa phương trên rất quyết tâm và nỗ lực trong việc sử dụng các nguồn lực để phát triển kinh tế biển nhằm thúc đẩy quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế của địa phương mình. Singapore phát triển ứng dụng cơng
nghệ thông tin, Quảng Ninh đề cao vai trò của việc xây dựng chiến lược phát triển, tập trung phát triển du lịch và thủy sản, Đà Nẵng tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng, còn Bà Rịa - Vũng Tàu tập trung vào phát triển hệ thống cảng biển.