- Kiểm tra giám sát các hoạt động
8 Cty CP Chế biến và DV thủy sản Cát Hải 4 triệu lít
3.4.1. Những kết quả đạt đƣợc trong phát triển kinh tế biển ở Hải Phòng giai đoạn 2007 đến
Phòng giai đoạn 2007 đến 2015
Phát huy lợi thế và tiềm năng biển, đảo đối với sự nghiệp phát triển kinh tế biển của thành phố, trong những năm qua, Hải Phòng đạt được những thành tựu cơ bản sau: Hải Phòng tiếp tục giữ vững vai trị và vị trí của một "thành phố Cảng - cửa ngõ" của miền Bắc và cả nước; kinh tế biển - ven biển đóng góp khoảng 30% cho tổng GDP của thành phố; GDP của vùng biển Hải Phòng cũng chiếm khoảng hơn 30% GDP kinh tế biển - ven biển cả nước và có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn tốc độ chung vùng ven biển cả nước; tổng doanh thu các cảng trên địa bàn năm 2014 là 3.991,7 tỷ, năm 2015 là 4.724,9 tỷ; doanh thu du lịch biển ngày càng tăng chiếm hơn 42% doanh thu của toàn ngành du lịch, lượng khách đến vùng biển Hải Phòng cũng tăng trên dưới 20%/năm; số lượng nhà hàng, khách sạn phục vụ du khách đã ngày một nhiều, phần nào đáp ứng được nhu cầu của du khách; ngành thủy sản tiếp tục khẳng định vị trí trung tâm nghề cá phía bắc; ni trồng thuỷ sản phát triển khá mạnh mẽ, bước đầu đã chủ động trong việc tổ chức sản xuất, giữ vững và nâng dần nhịp độ phát triển; diện tích ni được mở rộng, đã chú trọng áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, làm tăng nhanh giá trị và sản lượng thủy sản.
Đã kết hợp kinh tế với quốc phòng ngay từ đầu trong việc lập và triển khai quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Công tác tuyên truyền đã được thực hiện tốt, đã chỉ đạo các đơn vị phối hợp với các cấp, các ngành địa phương tuyên truyền vận động nhân dân khu vực biên giới biển của thành phố nắm và
thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và thành phố. Tập trung chỉ đạo nâng cao chất lượng chuyên mục an ninh biển đảo và bản tin nội bộ. Phối hợp với cơ quan báo, đài phát thanh - truyền hình trung ương và địa phương kịp thời đưa tin về tình hình, kết quả cơng tác bảo vệ chủ quyền vùng biển của Bộ đội Biên phòng thành phố.
Chủ động xử lý đúng pháp luật hoạt động của tàu thuyền nước ngoài và các loại đối tượng vi phạm chủ quyền vùng biển. Kịp thời tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền địa phương giải quyết tốt các vụ việc; giữ vững an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội, bảo vệ vững chắc chủ quyền vùng biển, đảo, cửa khẩu cảng, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phục vụ phát triển kinh tế, văn hố, xã hội, củng cố quốc phịng - an ninh của thành phố.
Thực hiện có hiệu quả các chỉ thị, đề án, kế hoạch của Chính phủ, Bộ Công an về "Bảo đảm trận tự an ninh, an toàn cho nhân dân và các hoạt động kinh tế trên biển, đảo", nắm chắc tình hình, chủ động đấu tranh, ngăn chặn, xử lý những vụ việc, vấn đề liên quan đến an ninh trật tự, bảo vệ chủ quyền biển đảo của thành phố, đảm bảo vững chắc an ninh trật tự trong mọi tình huống, tạo mơi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế biển, đảo của thành phố.
Tổ chức đón tiếp và giao lưu với các tàu chiến hải quân của Pháp, Ấn Độ, Nhật Bản, Thái Lan... đến thăm thành phố, góp phần tăng cường tình hữu nghị giữa qn đội và nhân dân hai nước.
Về xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế biển
Các nội dung, mục tiêu phát triển kinh tế biển có sự phối hợp với quốc phòng - an ninh đã, đang dần được cụ thể hóa trong các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, phát triển ngành của thành phố và các quận, huyện. Xác định được các quy hoạch cần xây dựng, mơ hình kinh tế biển của thành phố cũng như các chính sách và khung thực hiện Chiến lược biển, mở ra hướng đi, lộ trình thực hiện và tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình điều hành phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh - quốc phòng của thành phố, tạo
niềm tin, cơ hội thu hút các nguồn lực đầu tư, phát triển của các thành phần kinh tế.
Về cơ sở hạ tầng cho phát triển kinh tế biển
Hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội thành phố nói chung, cơ sở hạ tầng biển, đảo nói riêng, trước hết là hạ tầng giao thông, điện, nước sạch, thông tin liên lạc đã được quan tâm đầu tư phát triển, từng bước hồn thiện, hiện đại hóa, chất lượng cao hơn. Hệ thống này đáp ứng ngày càng tốt hơn các yêu cầu đẩy mạnh khai thác tài nguyên biển, phát triển kinh tế biển đảm bảo an ninh - quốc phòng của thành phố.
Dịch vụ cảng, vận tải biển tiếp tục có bước phát triển mới, trở thành những ngành kinh tế chủ lực, chiếm tỷ trọng đáng kể trong nền kinh tế thành phố. Hệ thống cảng biển, hạ tầng giao thông khu vực cảng đã được quan tâm đầu tư nâng cấp, phát triển thêm cảng chuyên dùng phù hợp với xu hướng phát triển vận tải biển.
Cơ sở hạ tầng du lịch từng bước được cải thiện. Nhiều tour, tuyến du lịch mới đã và đang được tổ chức, thu hút ngày một nhiều khách tham quan.
Cơ sở hạ tầng phát triển đóng góp khơng nhỏ đối với việc củng cố an ninh - quốc phòng. Các hoạt động bảo đảm an ninh tổ quốc được diễn ra thuận lợi, củng cố niềm tin của người dân vào chính quyền địa phương.
Về sử dụng các nguồn lực cho phát triển kinh tế biển
Các lĩnh vực kinh tế biển đều được đầu tư phát triển: đầu tư đổi mới hiện đại hoá cơ bản các thiết bị xếp dỡ; nâng cấp đường, luồng ra vào cảng, nâng cao năng lực thông tàu; dịch vụ cảng biển ngày càng phong phú đa dạng. Đầu tư cho phát triển hạ tầng du lịch biển tiếp tục có những chuyển biến rõ rệt, đóng góp quan trọng vào thay đổi diện mạo ngành du lịch của thành phố.
Nguồn nhân lực ngày càng được cải thiện về cả chất lượng và số lượng. Lực lượng lao động đã qua đào tạo của các lĩnh vực không ngừng được tăng lên. Ngư dân Hải Phịng gắn bó, bám biển, tích cực tham gia bảo vệ chủ quyền biển, đảo.
Hoạt động khoa học công nghệ cũng được quan tâm chú trọng. Một số cơng trình khoa học đã triển khai trong thực tiễn và đạt được những thành tích đáng ghi nhận.
Về công tác kiểm tra giám sát hoạt động phát triển kinh tế biển
Việc kiểm tra các hoạt động phát triển kinh tế biển được thực hiện và có báo cáo định kỳ, tạo động lực phát triển kinh tế biển có hiệu quả.