- Kiểm tra giám sát các hoạt động
8 Cty CP Chế biến và DV thủy sản Cát Hải 4 triệu lít
3.3.4. Kiểm tra, giám sát quá trình phát triển kinh tế biển
Hoạt động kiểm tra giám sát nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các cấp, các ngành trong việc thực hiện các mục tiêu đã đề ra. Sau khi có các nghị quyết, kế hoạch thực hiện phát triển kinh tế biển, thành phố Hải Phòng thực hiện kiểm tra, giám sát và có những báo cáo cụ thể về tiến trình thực hiện các nội dung đã nêu.
Hàng năm, các cơ quan chức năng tiến hành tổ chức những đoàn kiểm tra việc thực hiện các quy định pháp luật của các đơn vị. Giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2015, toàn thành phố đã tiến hành 510 cuộc thanh tra và 7.510 cuộc kiểm tra trên tất cả các lĩnh vực, phát hiện 13.144 đơn vị, cá nhân có sai phạm [101]. Trong đó, từ năm 2006 - 2015, Sở Công thương đã tiến hành kiểm tra 549 doanh nghiệp trên địa bàn thành phố. Từ năm 2007 đến đầu năm 2013, hoạt động kiểm tra, thanh tra, giám sát chủ yếu tập trung vào chấp hành pháp luật về đảm bảo an tồn, cơng tác thanh tra chun mơn, thực hiện các nhiệm vụ cụ thể.
Sau 3 năm thực hiện Nghị quyết số 27-NQ/TU ngày 13/4/2009 của Ban Thường vụ Thành ủy về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020, Ban cán sự Đảng Ủy ban nhân dân thành phố báo
cáo sơ kết. Báo cáo khẳng định: công tác tuyên truyền, quán triệt nghị quyết, công tác quy hoạch đã đi trước một bước, làm cơ sở cho việc triển khai các chương trình, đề án, dự án về phát triển kinh tế biển và không gian biển; đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế biển, huy động nguồn vốn đầu tư toàn xã hội từng bước phục vụ phát triển kinh tế biển. Báo cáo nhấn mạnh: một số chỉ tiêu đã đạt hoặc vượt so với mục tiêu đề ra trong Nghị quyết; hệ thống cảng, dịch vụ cảng và vận tải biển được đầu tư phát triển; kinh tế thủy sản đã có nhiều chuyển biến, khai thác xa bờ, chuyển đổi cơ cấu nghề khai thác được quan tâm, khuyến khích đầu tư; cơng tác quy hoạch tại các khu du lịch biển được quan tâm, chú trọng. Đồng thời, báo cáo cũng chỉ ra những mặt được, những tồn tại, hạn chế, nguyên nhân và các giải pháp tiếp tục phát triển kinh tế biển.
Kết quả điều tra cho thấy, các đơn vị cho rằng số lần kiểm tra, giám sát của các đơn vị chức năng ở mức chấp nhận được 60%, ở mức nhiều là 17%.
Sau quá trình kiểm tra, giám sát, các đơn vị chức năng phát hiện xử lý các trường hợp vi phạm pháp luật, đồng thời hướng dẫn các đơn vị kinh tế, các doanh nghiệp thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. Kết quả điều tra cho thấy, về cơ bản, các đơn vị đều thực hiện kiến nghị của các đơn vị chức năng sau kiểm tra( chiếm 73%), còn 10% có thực hiện nhưng chưa thật nghiêm túc và chưa mang kết quả cao và 17% không thực hiện.
80% số đơn vị đều cho rằng ảnh hưởng của việc kiểm tra đến hoạt động của đơn vị tốt, không ảnh hưởng chiếm 17%. Bên cạnh đó, cịn có ý kiến cho rằng hoạt động kiểm tra giám sát cịn cứng nhắc, thiếu linh hoạt, đơi khi cịn ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh.
Việc kiểm tra, giám sát hoạt động phát triển kinh tế biển là cần thiết. Tuy nhiên, quá trình thực thi pháp luật về quản lý kinh tế và thực hiện các quy tắc chuẩn mực chưa tuân thủ nghiêm túc, còn vi phạm quy định, chưa tuân thủ về pháp lý. Việc quản lý đối với hoạt động của các doanh nghiệp vẫn còn nhiều bất cập, thiếu sâu sát, cụ thể, cịn khơng ít doanh nghiệp sản xuất kinh
doanh thua lỗ, cầm chừng, ảnh hưởng tới sự phát triển chung của ngành. Một vài tập đoàn xảy ra tiêu cực lớn (như ở tập đoàn VINASHIN, VINALINES) ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển kinh tế biển ở Hải Phòng.