- Kiểm tra giám sát các hoạt động
8 Cty CP Chế biến và DV thủy sản Cát Hải 4 triệu lít
4.3.8. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế, khu vực và các địa phƣơng khác
Trong môi trường quốc tế sôi động, không ngừng biến đổi, Việt Nam và các nước trong khu vực cần hợp tác chặt chẽ hơn nữa để giải quyết các vấn đề về an toàn, an ninh hàng hải, bảo vệ mơi trường biển, hợp tác tìm kiếm và cứu nạn, thủy sản, du lịch, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ biển. Tiếp tục hợp tác với hải quân các quốc gia, vùng lãnh thổ, tăng cường hợp tác quốc tế về an ninh biển, đảo.
Tham gia tích cực, tồn diện trong khn khổ của Diễn đàn lãnh đạo các cơ quan hàng hải Châu Á - Thái Bình Dương, vào hoạt động của Tổ chức Hàng hải quốc tế, các tổ chức quốc tế liên quan khác mà Việt Nam là thành viên. Góp phần thiết thực nâng cao vị thế quốc gia trên trường quốc tế trong lĩnh vực hàng hải, khẳng định chủ quyền trên các vùng biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Chú trọng vai trò của Trường Đại học Hàng hải Việt Nam trong tăng cường hợp tác quốc tế. Nhà trường đã góp phần đáng kể trong việc đào tạo và huấn luyện Hàng hải theo tiêu chuẩn quốc tế tại Việt Nam, giúp cho nước ta trở thành một trong 71 nước đầu tiên có tên trong Danh sách trắng (WHITE LIST) của Tổ chức IMO. Nhà trường luôn chủ động, tích cực tham gia, tổ chức các diễn đàn của khu vực, thế giới. Đồng thời, tăng cường mở rộng liên kết, phối hợp đào tạo, chuyển giao công nghệ để nhập khẩu các chương trình đào tạo của các nước phát triển cũng như nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ, giảng viên. Trong những năm qua, Trường Đại học Hàng hải Việt Nam đã thành công trong việc chủ động thông qua quan hệ quốc tế để thu hút các dự án đầu tư bằng nhiều nguồn cho Nhà trường, với tổng trị giá hơn 10 triệu đô la Mỹ. Các dự án này đã góp phần nâng cao chất lượng các thiết bị thí nghiệm, giảng dạy, huấn luyện, chất lượng đội ngũ cán bộ giảng dạy, nghiên cứu khoa học. Như vậy, trong quá trình phát triển kinh tế biển ở Việt Nam nói
chung và Hải Phịng nói riêng, cần phải đặc biệt coi trọng vai trò của Trường Đại học Hàng hải Việt Nam.
Đẩy mạnh hợp tác với các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, trong tam giác phát triển Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh và trong hợp tác kinh tế hai hành lang, một vành đai kinh tế Việt Nam - Trung Quốc. Chủ động xúc tiến thiết lập quan hệ hữu nghị hợp tác với những tỉnh, thành phố quốc tế có nhiều điểm tương đồng với Hải Phịng và có tiềm năng, thế mạnh về biển.
Tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động quảng bá hình ảnh thành phố dưới nhiều hình thức như: đăng cai tổ chức các hội nghị, hội thảo quốc tế. Chủ động xúc tiến thiết lập quan hệ hữu nghị hợp tác với những tỉnh, thành phố quốc tế có nhiều điểm tương đồng với Hải Phòng.
KẾT LUẬN
Biển và đại dương ngày càng đóng vai trị quan trọng đối với sự phát triển của thế giới nói chung và nước ta nói riêng. Chiến lược biển Việt Nam đã khẳng định, đề cao vai trò của kinh tế biển trong việc phát triển kinh tế của đất nước, khẳng định xu hướng tiến ra biển của quốc gia. Cùng với đất nước, rất nhiều địa phương cũng đã tích cực triển khai chiến lược quan trọng này. Việc nghiên cứu phát triển kinh tế biển ở Hải Phịng góp phần làm rõ những bước đi cụ thể của Hải Phịng trong q trình thực hiện Chiến lược biển, đưa chính sách vào đời sống kinh tế - xã hội.
Đã có nhiều cơng trình nghiên cứu, bài viết trên các báo, tạp chí trong và ngoài nước về phát triển kinh tế biển ở những mức độ, phạm vi tiếp cận theo các chuyên ngành khác nhau, hầu hết cịn ở góc độ hẹp. Nghiên cứu về phát triển kinh tế biển ở Hải Phòng hiện nay dưới góc độ chuyên ngành kinh tế chính trị, trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế cịn ít được đề cập. Vì vậy, cần thiết phải có sự nghiên cứu, làm rõ cơ sở lý luận, thực tiễn về phát triển kinh tế biển ở Hải Phòng.
Việc nghiên cứu sử dụng nhiều phương pháp: phân tích tổng hợp, so sánh, trừu tượng hóa khoa học, chuyên gia… với các nguồn tài liệu sơ cấp và thứ cấp phong phú giúp chúng ta hiểu sâu sắc hơn cơ sở lý luận về phát triển kinh tế biển, nắm rõ các khái niệm kinh tế biển, phát triển kinh tế biển cũng như nội dung cơ bản của phát triển kinh tế biển, làm rõ kinh nghiệm phát triển kinh tế biển ở các địa phương tìm ra cho Hải Phòng những bài học hết sức quý báu trong q trình phát triển kinh tế biển: có quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế biển cụ thể, khoa học; phát triển cơ sở hạ tầng cho phát triển kinh tế biển; tạo điều kiện phát triển khoa học công nghệ; kết hợp tốt phát triển kinh tế với đảm bảo an ninh - quốc phòng; phát triển kinh tế biển phải đảm bảo phát triển bền vững biển.
Luận án cũng đã khái quát các đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội; trình bày thực trạng của kinh tế biển, đi sâu phân tích, làm rõ thực trạng quản lý và phát triển kinh tế biển ở Hải Phịng dưới các góc độ: xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế biển; xây dựng kết cấu hạ tầng cho phát triển kinh tế biển; sử dụng và huy động các nguồn lực cho phát triển kinh tế biển; kiểm tra, giám sát quá trình phát triển kinh tế biển. Luận án khẳng định, việc phát triển kinh tế biển ở Hải Phịng đóng góp khơng nhỏ vào phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh - quốc phịng của thành phố: cơng tác quy hoạch, lập kế hoạch đã đạt được những thành tựu nhất định; cơ sở hạ tầng được cải thiện, thu hút được nhiều nguồn lực cho thành phố. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần thẳng thắn thừa nhận khơng ít những hạn chế trong quá trình phát triển kinh tế biển của Hải Phịng: cơng tác quy hoạch vẫn tồn tại bất cập, hiệu quả của việc huy động và sử dụng các nguồn lực chưa cao, công tác quản lý còn nhiều yếu kém… Việc nghiên cứu thực trạng giúp chúng ta đánh giá đúng những mặt mạnh, những hạn chế, từ đó đề xuất những quan điểm phát triển phù hợp trên nền tảng quan điểm của Đảng, thực hiện những giải pháp khả thi nhằm phát triển kinh tế biển ở Hải Phòng tương xứng với yêu cầu phát triển của đất nước, góp phần thực hiện thành cơng chiến lược biển Việt Nam: nâng cao hiệu quả việc tuyên truyền nhận thức về vị trí, vai trị của biển và phát triển kinh tế biển của thành phố nói riêng và cả nước nói chung; làm tốt cơng tác quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực và khơng gian biển; hồn thiện hệ thống văn bản pháp luật và cơ chế, chính sách đối với phát triển kinh tế biển; huy động mọi nguồn vốn đầu tư cho phát triển kinh tế biển; hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế biển; phát triển nguồn nhân lực, khoa học - công nghệ, môi trường; đẩy mạnh hợp tác quốc tế, khu vực và các địa phương khác; kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế biển với quốc phịng - an ninh...
Trong khn khổ của luận án này, tác giả chỉ đưa ra được những vấn đề cơ bản nhất. Với thời gian hạn chế, luận án khơng tránh khỏi những sai sót. Tác giả rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các nhà khoa học để đề tài có thể được hồn thiện tốt nhất nhằm đưa việc nghiên cứu của tác giả đi vào thực tiễn, góp phần phát triển kinh tế của thành phố Hải Phòng